“Tứ đại quân tử” nổi tiếng thời Chiến Quốc gồm những ai?

Thời Xuân Thu Chiến Quốc của Trung Hoa xuất hiện rất nhiều nhân tài. Đây cũng là thời kì chứng kiến sự mở rộng to lớn về văn hóa và trí thức ở Trung Hoa đồng thời xuất hiện “tứ đại quân tử” nổi tiếng.

“Tứ đại quân tử” nổi tiếng thời Chiến Quốc gồm những ai?

Thời Xuân Thu Chiến Quốc là thời kỳ chú trọng tư tưởng, chú trọng nhân tài. Rất nhiều nhà quân sự tài ba, nhà tư tưởng nỗi lạc của Trung Hoa xuất hiện trong thời kỳ này.

Cuối thời kỳ Chiến Quốc, Tần quốc càng ngày càng hùng mạnh. Các chư hầu, quý tộc vì để cứu vãn sự suy sụp của đất nước đã tận lực chiêu mộ nhân tài. Họ chiêu hiền đãi sĩ, bồi dưỡng trí thức, bao gồm: người có học, người mưu lược, người cầu Tiên học Đạo, nho sĩ, thuật sĩ. Lúc ấy, kẻ sĩ nổi tiếng có Mạnh Thường Quân của nước Tề, Tín Lăng Quân của nước Ngụy, Bình Nguyên Quân của nước Triệu và Xuân Thân Quân của nước Sở. Người đời sau xưng họ làm “Chiến Quốc Tứ Công Tử”.

1. Mạnh Thường Quân 

Mạnh Thường Quân họ Điền tên Văn. Ông là một người giàu có thuộc hàng quý tộc của nước Tề thời Chiến Quốc, là một trong “tứ đại quân tử” (bốn quân tử thời Chiến Quốc). Cha của ông là Điền Anh, là con thứ của Tề Uy Vương – vua thứ 3 của Điền Tề.

“Tu dai quan tu” noi tieng thoi Chien Quoc gom nhung ai?
Mạnh Thường Quân người nước Tề. Ảnh: Sohu.
Thời Tuỵên Vương đã phong cho Điền Anh làm tướng quốc, phong cho ở đất Tiết (nay thuộc đông nam Sơn Đông), gọi là Tĩnh Quách quân. Sau khi Điền Anh qua đời, Điền Văn lên kế tập, cai quản ấp Tiết, gọi là Mạnh Thường quân. Đệ tử của ông có hàng ngàn người, những người này đều được ông đón tiếp, cung phụng cho ăn uống nên cũng được gọi là Môn khách hay Thực khách.
Thời Tần Chiêu Vương, Mạnh Thường Quân từng sang nước Tần. Không lâu sau thì ông phải trốn về, sau làm tướng quốc thời Tề Mẫn Vương. Ông từng kết hợp với quân Hàn và Ngụy đánh bại nước Sở, nước Tần. Năm 294 Tề Mẫn Vương vì sự việc quý tộc Điền Giáp làm loạn nên Tề Mẫn Vương nghi ngờ Mạnh Thường Quân. Ông cáo ốm về ấp Tiết, không lâu sau thì tới nước Ngụy, làm Tướng quốc. Ông từng kết hợp nước Tần, Triệu và Yên đánh nước Tề.  Về sau khi Tề Tương Vương lên ngôi kế vị, Mạnh Thường Quân bảo trì trung lập.

2. Tín Lăng Quân

Tín Lăng Quân tên thật là Ngụy Vô Kỵ là công tử nước Ngụy thời Chiến Quốc. Ngụy Vô Kỵ là con út vua Ngụy Chiêu Vương, em cùng cha khác mẹ với Ngụy An Ly Vương. Năm 277 TCN, Ngụy Chiêu Vương chết, Ngụy An Ly Vương lên ngôi, phong Ngụy Vô Kỵ là Tín Lăng Quân. Vì vậy người đời sau đều gọi ông là Tín Lăng Quân.

“Tu dai quan tu” noi tieng thoi Chien Quoc gom nhung ai?-Hinh-2
Tín Lăng Quân – một trong tứ đại quân tử thời Chiến Quốc. Ảnh: Sohu.

Vào lúc nhà Ngụy bị suy sụp, Tín Lăng Quân học theo Mạnh Thường Quân và Bình Nguyên Quân coi trọng người hiền, thu thập thực khách, bồi dưỡng kẻ sĩ lên đến mấy ngàn người, thành một thế lực mạnh. Ông chiêu hiền đãi sĩ, khi người khác gặp khó khăn không có người giúp đỡ, Tín Lăng Quân sẽ thu nạp họ. Ông từng cầm quân đánh bại quân Tần, cứu nguy cho Triệu quốc và Ngụy quốc. Nhưng Tín Lăng Quân nhiều lần bị Ngụy An Ly Vương hiềm nghi nên không được ban cho trọng trách quan trọng.

3. Bình Nguyên Quân

Bình Nguyên Quân tên là Triệu Thắng là người giàu có thuộc hàng quý tộc của nước Triệu. Ông là con trai thứ của Triệu Vũ Linh Vương – vua thứ sáu của nước Triệu, em trai của Triệu Huệ Văn Vương, vua thứ bảy của nước Triệu, là anh rể của công tử nước Ngụy, Tín Lăng Quân. Ông là người nổi tiếng về tài năng và đức hạnh.

“Tu dai quan tu” noi tieng thoi Chien Quoc gom nhung ai?-Hinh-3
Bình Nguyên Quân – một trong tứ đại quân tử thời Chiến Quốc. Ảnh: Sohu

Triệu Thắng chiêu hiền đại sĩ, nuôi môn khách lên đến mấy ngàn người. Đồng thời ông có quan hệ bạn bè rất tốt. Nhưng ông lại không chú ý lễ phép đối đãi với người bình dân. Về sau nay ông thay đổi thái độ ấy và trở nên có uy danh chấn động.

Triệu Thắng ban đầu làm tướng thời vua Triệu Huệ Văn Vương. Sau khi Triệu Huệ Văn Vương chết, ông lại làm tướng thời vua Triệu Hiếu Thành Vương. Năm 259 TCN (năm thứ 7 Triệu Hiếu Thành Vương), quân Tần tiến công nước Triệu, bao vây kinh đô Hàm Đan của Triệu, tình thế vô cùng nguy cấp. Triệu Thắng tận lực phân tán gia tài, phát động binh sĩ giữ vững thành trì, thời gian dài đến ba năm. Triệu Vương phái Triệu Thắng xin cầu viện từ nước Ngụy và nước Sở. Năm thứ 9 Triệu Hiếu Thành Vương, môn khách Mao Toại xung phong nhận việc, cùng với Triệu Thắng đi đến nước Sở cầu viện, thuyết phục vua Sở phái Xuân Thân Quân dẫn quân đến cứu viện. Về sau, sự việc này trở thành một câu chuyện “Mao Toại tự tiến cử” nổi tiếng lịch sử Trung Hoa.

4. Xuân Thân Quân

Xuân Thân Quân tên là Hoàng Yết, là một trong tứ công tử nổi tiếng thời Chiến Quốc ở nước Sở. Trong 4 công tử nổi tiếng thời Chiến Quốc, ông là người duy nhất không phải dòng dõi quý tộc chư hầu. Tuy nhiên, Hoàng Yết cũng có dòng dõi thế gia tại nước Sở. 

Hoàng Yết là người học rộng, có tài hùng biện. Những năm đầu vua Sở Khảo Liệt Vương lên nắm ngôi đã phong Hoàng Yết làm tướng, phong tước Xuân Thân Quân, ban thưởng cho ông 12 huyện ở phía bắc An Huy.

“Tu dai quan tu” noi tieng thoi Chien Quoc gom nhung ai?-Hinh-4
Xuân Thân Quân – một trong tứ đại quân tử thời Chiến Quốc. Ảnh: Sohu

Xuân Thân Quân là người sáng suốt, trung tín, khoan dung. Ông chiêu hiền đãi sĩ, thu nhận môn khách, phụ tá vua trị quốc. Thời Tần Tương Vương, Tần Chiêu Vương phái tướng lĩnh Bạch Khởi dẫn dẫn binh tiến đánh nước Hàn và nước Ngụy. Sau đó liên quân Hàn và Ngụy lại để đánh nước Sở khiến tình thế vô cùng nguy cấp. Vua Sở phái Xuân Thân Quân – người giỏi hùng biện, đi sứ nước Tần, thuyết phục Tần Chiêu Vương rút binh. Sở Tương Vương lâm bệnh nặng, thái tử Hùng Hoàn lại đang làm con tin ở nước Tần chưa được về.

Hoàng Yết liền nghĩ cách cứu thái tử về nước. Ông bày kế cho thái tử hóa trang làm người đánh xe của mình, còn người đánh xe ngồi vào trong giả làm Hoàng Yết. Bản thân Hoàng Yết ở lại thay thế thái tử. Thái tử Hùng Hoàn cùng người đánh xe lẳng lặng giả làm sứ giả nước Sở trở về nước, lẻn trốn thoát ra khỏi cửa Hàm Cốc về nước Sở.

Ba tháng sau, Sở Khoảnh Tương vương chết, Hùng Hoàn lên nối ngôi, tức là Sở Khảo Liệt Vương. Tần Chiêu Tương vương biết là chủ ý vụ bỏ trốn của thái tử do Hoàng Yết sắp đặt nên định bắt ông tự sát. Tuy nhiên, thừa tướng nước Tần là Phạm Thư khuyên vua Tần thả ông về để nước Sở phải mang ơn nước Tần, do đó nước Sở sẽ không chống Tần mạnh. Sở Khảo Liệt Vương sau phong Hoàng Yết làm tướng.

Ai từng nuốt than báo thù cho chủ?

Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên, Dự Nhượng (?-445 TCN) là tráng sĩ sống vào thời Xuân Thu ở Trung Quốc. Dự Nhượng được người đời sau biết tới với điển tích nổi tiếng của thời Xuân Thu Chiến Quốc - nuốt than báo thù cho chủ. 

Ai từng nuốt than báo thù cho chủ?
Ai tung nuot than bao thu cho chu?
Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên, Dự Nhượng (?-445 TCN) là tráng sĩ sống vào thời Xuân Thu Trung Quốc. Dự Nhượng được người đời sau biết tới với điển tích nổi tiếng của thời Xuân Thu Chiến Quốc - nuốt than báo thù cho chủ. 

Danh tướng thời Xuân Thu Chiến Quốc nào từng nuốt than báo thù cho chủ?

Tráng sĩ này được người đời sau biết tới với điển tích nổi tiếng của thời Xuân Thu Chiến Quốc - nuốt than báo thù cho chủ.

Danh tướng thời Xuân Thu Chiến Quốc nào từng nuốt than báo thù cho chủ?
Danh tuong thoi Xuan Thu Chien Quoc nao tung nuot than bao thu cho chu?
 Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên, Dự Nhượng (?-445 TCN) là tráng sĩ sống vào thời Xuân Thu ở Trung Quốc. Dự Nhượng được người đời sau biết tới với điển tích nổi tiếng của thời Xuân Thu Chiến Quốc - nuốt than báo thù cho chủ.

Ngôi mộ đế vương chôn theo 600 con chiến mã

Tề Cảnh Công – người cai trị nước Tề thời Xuân Thu Chiến Quốc, mê ngựa đến nỗi mai táng theo mình cả đàn ngựa hàng trăm con.

Ngôi mộ đế vương chôn theo 600 con chiến mã

Năm 1976, một người nông dân tình cờ phát hiện ra ngôi mộ đồ sộ của Tề Cảnh Công trên cánh đồngở huyện Truy Bác tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc với rất nhiều đồ tùy táng bằng sành sứ và kim loại.

Các chuyên gia bất ngờ tìm thấy một đàn ngựa được mai táng trong khu vực riêng biệt, bên cạnh ngôi mộ của Tề Cảnh Công. Ban đầu, 145 con ngựa được phát hiện trong một cái hố dài 215 m ở phía bắc. Sau đó, các nhà khảo cổ tìm thấy xương cốt hàng trăm con ngựa nữa phơi bày ở phía đông và phía tây vào năm 2005.

Cho đến nay, các nhà khảo cổ ước tính, mới chỉ phát hiện được một phần đàn ngựa mai táng theo Tề Cảnh Công, mà đã lên tới khoảng 600 con ngựa.

Cảnh trong lăng mộ của Tề Cảnh Công.

Những con ngựa này được xác nhận là từng phải hy sinh để hiến tế cho chủ nhân. Chúng được cho uống rượu rồi chúng bị giết một cách tàn bạo. Các nhà khảo cổ khám xét xương cốt, thấy hộp sọ của chúng bị đập vỡ, cho thấy chúng bị giết bằng các dụng cụ cùn.

Các bộ xương ngựa sau đó dường như được sắp xếp đúng các tư thế hành động, như ngựa đang sẵn sàng lao vào cuộc chiến.

Các bộ xương ngựa trong mộ của Tề Cảnh Công..

Ngoài là sở thích cá nhân của Tề Cảnh Công, ngựa còn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Quốc cổ đại. Chiến mã được coi là chỉ số đo sức mạnh quân sự quốc gia và được dùng kéo cày trong sản xuất nông nghiệp. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới