Từ A-Z: Áo dài Việt Nam “cách tân” đẹp qua các thời kỳ

Từ A-Z: Áo dài Việt Nam “cách tân” đẹp qua các thời kỳ

(Kiến Thức) - Áo dài là trang phục truyền thống của người dân Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ. Trong mỗi một thời kỳ lịch sử, áo dài Việt Nam có cách tân các chi tiết nhỏ nhưng không làm mất đi giá trị, vẻ đẹp truyền thống của bộ trang phục.

Theo một số chuyên gia, áo giao lãnh là kiểu dáng sơ khai của  áo dài Việt Nam. Áo giao lãnh còn được gọi là áo đối lĩnh với thân áo có bốn vạt được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ 17. Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân. Điểm khác duy nhất là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.
Theo một số chuyên gia, áo giao lãnh là kiểu dáng sơ khai của áo dài Việt Nam. Áo giao lãnh còn được gọi là áo đối lĩnh với thân áo có bốn vạt được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ 17. Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân. Điểm khác duy nhất là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.
Để phụ nữ thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày và lao động sản xuất, áo giao lãnh về sau được cách tân với việc 2 tà trước may rời để buộc vào với nhau. Trong khi đó, hai tà sau may liền lại thành vạt áo.
Để phụ nữ thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày và lao động sản xuất, áo giao lãnh về sau được cách tân với việc 2 tà trước may rời để buộc vào với nhau. Trong khi đó, hai tà sau may liền lại thành vạt áo.
Dưới thời Vua Gia Long, áo dài ngũ thân xuất hiện. Trang phục này gồm 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo được coi là vạt áo thứ 5. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (tức cha mẹ đẻ và cha mẹ chồng/vợ). Thân áo thứ năm tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Áo dài ngũ thân có 5 cúc cài tượng trưng cho đạo lý làm người của người Việt Nam là: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín.
Dưới thời Vua Gia Long, áo dài ngũ thân xuất hiện. Trang phục này gồm 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo được coi là vạt áo thứ 5. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (tức cha mẹ đẻ và cha mẹ chồng/vợ). Thân áo thứ năm tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Áo dài ngũ thân có 5 cúc cài tượng trưng cho đạo lý làm người của người Việt Nam là: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín.
Áo dài lemur được họa sĩ Cát Tường cách tân từ áo dài ngũ thân vào năm 1939. Trang phục có 2 vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất. Áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được may ở bên sườn nhằm để tôn vóc dáng của người mặc.
Áo dài lemur được họa sĩ Cát Tường cách tân từ áo dài ngũ thân vào năm 1939. Trang phục có 2 vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất. Áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được may ở bên sườn nhằm để tôn vóc dáng của người mặc.
Áo dài cổ cao (những năm 1950) được may ôm sát vào cơ thể người mặc. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần hông.
Áo dài cổ cao (những năm 1950) được may ôm sát vào cơ thể người mặc. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần hông.
Vào đầu những năm 1960, bà Trần Lệ Xuân thiết kế kiểu áo dài cổ thuyền nổi tiếng thế giới và trở thành xu hướng thời trang ở Việt Nam trong suốt nhiều năm. Phần cổ áo được bỏ đi giúp người mặc thể hiện được những đường nét quyến rũ ở cổ và vai.
Vào đầu những năm 1960, bà Trần Lệ Xuân thiết kế kiểu áo dài cổ thuyền nổi tiếng thế giới và trở thành xu hướng thời trang ở Việt Nam trong suốt nhiều năm. Phần cổ áo được bỏ đi giúp người mặc thể hiện được những đường nét quyến rũ ở cổ và vai.
Từ năm 1970 đến nay, áo dài truyền thống với kiểu dáng ôm sát cơ thể, cổ cao, dài khoảng ngang gối và được xẻ tà ở hông được phụ nữ ở các tầng lớp trong xã hội sử dụng nhiều trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi.
Từ năm 1970 đến nay, áo dài truyền thống với kiểu dáng ôm sát cơ thể, cổ cao, dài khoảng ngang gối và được xẻ tà ở hông được phụ nữ ở các tầng lớp trong xã hội sử dụng nhiều trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi.
Với sự phát triển của xã hội, áo dài truyền thống được các nhà may cách tân một số chi tiết để phù hợp với thị hiếu của người mặc trong các dịp lễ tết, đi chơi...
Với sự phát triển của xã hội, áo dài truyền thống được các nhà may cách tân một số chi tiết để phù hợp với thị hiếu của người mặc trong các dịp lễ tết, đi chơi...
Dựa trên nền tảng của nét truyền thống xưa cũ cộng hưởng cùng phong cách hiện đại đương thời, nhiều thiết kế áo dài cách tân được lấy cảm hứng vintage.
Dựa trên nền tảng của nét truyền thống xưa cũ cộng hưởng cùng phong cách hiện đại đương thời, nhiều thiết kế áo dài cách tân được lấy cảm hứng vintage.
Một số thiết kế áo dài cách điệu nổi bật với những chi tiết thắt nơ, tay phồng, pha ren, họa tiết hoa... tôn lên dáng vẻ thướt tha, yêu kiều của người con gái Việt.   Mời quý độc giả xem video: Áo dài nét đẹp truyền thống người Việt (nguồn: VTC10).
Một số thiết kế áo dài cách điệu nổi bật với những chi tiết thắt nơ, tay phồng, pha ren, họa tiết hoa... tôn lên dáng vẻ thướt tha, yêu kiều của người con gái Việt.

Mời quý độc giả xem video: Áo dài nét đẹp truyền thống người Việt (nguồn: VTC10).

GALLERY MỚI NHẤT