TT Putin: Viết lại lịch sử CTTG 2 nhằm suy yếu Nga

(Kiến Thức) - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng việc viết lại lịch sử CTTG 2 nhằm làm suy yếu sức mạnh và uy quyền của nước Nga hiện đại.

Nỗ lực viết lại và xuyên tạc lịch sử Chiến tranh thế giới thứ 2 nhằm làm suy yếu sức mạnh và uy quyền của nước Nga hiện đại, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu vào thứ 3 (17/3).
"Đôi khi có người không biết hổ thẹn khi đưa ra những kết luận và đánh giá trái ngược với thực tế", nhà lãnh đạo Nga phát biểu trong buổi họp của Ủy ban tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng.
TT Putin: Viet lai lich su CTTG 2 nham suy yeu Nga
 Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trước đó trong tháng 1, Tổng thống Nga cho biết nỗ lực sửa đổi lịch sử thường xuất phát từ khao khát che giấu sự hổ thẹn và tội đồng lõa với Đức Quốc Xã. 
Tháng 1/2015, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã làm thế giới sửng sốt với tuyên bố Liên bang Xô Viết đã chiếm đóng Ukraine và Đức trong thời kỳ CTTG 2 mà không hề nghĩ rằng sự thật là trước năm 1941 (thời điểm Đức chính thức xâm lược Liên Xô) thì hầu hết Ukraine, bao gồm cả Kiev đều là lãnh thổ của Liên bang Xô Viết.
Moscow đã mời nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới tới dự cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng sẽ diễn ra vào ngày 9/5 tới đây. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron đã từ chối tham dự. Động thái này cho thấy những căng thẳng gần đây giữa các nước phương Tây và Nga do bất đồng quan điểm về cuộc xung đột Ukraine.

Khủng hoảng Ukraine, tình báo Mỹ bất lực trước TT Putin

(Kiến Thức) - Với những diễn biến căng thẳng ở Ukraine, các chuyên gia phân tích Washington đang ráo riết tìm hiểu nguyên do tại sao cơ quan tình báo của họ lại có những nhận định sai sót như vậy.

Vào năm 2008, cộng đồng tình báo Mỹ đã từng mất cảnh giác trước hành động can thiệp quân sự của Nga vào nước láng giềng Gruzia. Chính quyền Moscow thậm chí còn cấp thị thực cho những người dân nói tiếng Nga sinh sống ở Gruzia, giống như điều họ đang làm ở Ukraine. Các nhà phân tích Mỹ không nghĩ rằng, Nga sẽ có những động thái đi xa hơn vậy. Tuy nhiên, mọi dự đoán của họ dường như không còn đúng so với những gì đang xảy ra ở Ukraine.
Ngày nay, các nhà hoạch định chính sách Mỹ khá nhọc công sau khi cố gắng xoay chuyển quan điểm của Tổng thống Nga Putin. Chính điều này đã khiến chính quyền Washington “bình chân như vại” khi đối mặt với sự can thiệp quân sự của Nga vào đất Ukraine.

Khu tự trị của Moldova “theo chân” Crimea sáp nhập Nga?

(Kiến Thức) - Các chính trị gia thân Nga ở khu tự trị Trans-Dniester của Moldova đã đề nghị Nga soạn thảo một đạo luật cho phép lãnh thổ họ sáp nhập vào nước này.

Vùng Trans-Dniester với đa số là những người dân thân Nga từng ly khai khỏi Moldova sau cuộc chiến tranh năm 1991-1992 khi Liên Xô tan rã. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Quốc hội Nga đang gấp rút tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để sáp nhập Crimea, vùng tự trị thuộc Ukraine nằm trên bán đảo cùng tên.
Quang cảnh tại một góc phố Trans-Dniester.
Quang cảnh tại một góc phố Trans-Dniester.
Phản ứng trước điều đó, Tổng thống Moldova Nicolae Timofti phát biểu trong một cuộc họp báo ngắn hôm thứ Ba (18/3) rằng, bất cứ quyết định nào từ phía Moscow nhằm chấp nhận vùng Trans-Dniester “sẽ là bước đi sai lầm”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.