TT Nga: Không xảy ra Chiến tranh Lạnh

(Kiến Thức) - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Chiến tranh Lạnh sẽ không xảy ra vì đó là điều không ai muốn trong tình hình hiện tại.

Ông Putin cũng cho biết trường hợp Crimea là phản ứng tự nhiên của Moscow theo đúng cách các nước phương Tây sử dụng, nhưng ông cũng cho biết thêm những trường hợp tương tự không nên lặp lại.
“Tôi không nghĩ rằng Chiến tranh Lạnh sẽ tái diễn”, ông Putin phát biểu trước báo giới tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở St. Petersburg ngày 24/5.
Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh mới” đã được phương Tây sử dụng khi tình hình khủng hoảng Ukraine ngày càng nóng.
Những người kích động cuộc đảo chính vũ trang ở Ukraine nên suy nghĩ về những hậu quả sẽ đến tiếp theo, ông Putin nhấn mạnh.
Ông Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở St. Petersburg ngày 24/5
Ông Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở St. Petersburg ngày 24/5
Trước đó, nhiều nhà phân tích có quan điểm bi quan, lo ngại thế giới có thể trở lại “Thời kỳ Chiến tranh Lạnh” như trước đây là đối đầu Mỹ - Nga và cục diện “Tam giác mới” là Mỹ - Nga – Trung. Bố cục này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chiều hướng phát triển của thế giới cũng như việc xử lý các sự kiện thế giới lớn.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu chiến lược có quan điểm lạc quan hơn cho rằng khó có thể trở lại “Thời kỳ Chiến tranh Lạnh” như trước đây. Cho dù có hình thành bố cục “Tam giác Mỹ-Nga-Trung” nhưng do lợi ích chiến lược của từng nước, nên giờ đây cả ba nước vẫn cần tới nhau, vẫn phải dựa vào nhau để phát triển, chứ không thể đối đầu như trước.
Trong khi nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc lớn vào kinh tế Mỹ và Phương Tây thì kinh tế Nga mang tính độc lập hơn, ít phụ thuộc vào kinh tế Mỹ và Phương Tây. Bởi vậy, sự trừng phạt kinh tế tài chính của Phương Tây đối với Nga có hạn, hơn nữa các nước Phương Tây, nhất là châu Âu vẫn cần tới Nga.
Ngược lại, Nga vẫn cần tới Mỹ và Phương Tây, nhất là châu Âu, một thị trường lớn nhất của Nga. Kim ngạch buôn bán Nga – EU chiếm tới 50 % tổng kim ngạch buôn bán của Nga. Bởi vậy, Tổng thống Putin từng tuyên bố châu Âu là mái nhà chung của Nga và Nga mong muốn hợp tác với EU.
Diễn biến tình hình Ukraine là hệ quả cạnh tranh giữa các nước lớn thời gian qua, tuy nhiên thế giới khó có thể lặp lại “Thời kỳ Chiến tranh Lạnh” như trước đây. Xu thế hòa bình, đối thoại và hợp tác vẫn là dòng chính chi phối sự phát triển của thế giới. Tình hình Ukraine chỉ là đám mây đen tạm thời trùm lên châu Âu và thế giới, các chuyên gia nhận định.

Phương Tây đẩy Nga về phía Iran

(Kiến Thức) - Nga và Iran có thể trở thành đồng minh của nhau nếu hợp tác giữa Nga và phương Tây xấu đi.

Theo chuyên gia quân sự Nga, Iran có thể trở thành đồng minh đáng tin hàng đầu của Moscow trong quốc phòng và an ninh khi quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi.
Mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây đã trở nên rất xấu trong tháng 3/2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea sau 60 năm được trả về Ukraine. Nhằm phản ứng với hành động của Nga, NATO đã ngừng tất cả những hợp tác quân sự với Nga vào cuối tháng 3/2014 trong khi Mỹ và EU ban hành các lệnh trừng phạt nhằm vào nhiều quan chức Nga.

Căng thẳng giàn khoan HD981: Nga nghiêng về Trung Quốc hay Việt Nam?

(Kiến Thức) - Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, cụ thể ở giàn khoan Hải Dương 981 (HD981), Mỹ nói suông còn Nga bận rộn với Ukraine, có đóng vai trò nào trong cuộc khủng hoảng này?

Nga đang xích lại gần Trung Quốc

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.