TS Lê Trung Kiên: Hiểu giá trị sâu sắc nhất của xin chữ, cho chữ
TS Lê Trung Kiên cho hay, nhiều người xin chữ rồi đặt trước ban thờ cầu cúng, nhưng giá trị sâu sắc nhất của việc xin chữ là sự nỗ lực, rèn tâm quyết chí của chính bản thân mình.
Mai Loan
Kiến thức không thể đi tắt, mua bằng tiền
“Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già/Bày mực Tàu giấy đỏ/Bên phố đông người qua”, hình ảnh xin chữ, cho chữ tưởng chỉ còn trong thơ Vũ Đình Liên thì giờ vẫn có thể bắt gặp ở nhiều nơi vào ngày đầu năm mới, đặc biệt là ở Văn Miếu, Quốc - Tử Giám. Ông lý giải thế nào về tập tục này, thưa TS Lê Trung Kiên, Đốc giáo Nhân Mỹ Học đường, Phó Trưởng ban Hội Chữ xuân Giáp Thìn 2024?
TS Lê Trung Kiên, Đốc giáo Nhân Mỹ Học đường, Phó Trưởng ban Hội Chữ xuân Giáp Thìn 2024.
Những ngày đầu năm, người dân trên mọi miền Tổ quốc tới những thắng tích, di tích, nơi lưu giữ những dấu ấn của sự học, mà tiêu biểu là Văn Miếu Quốc Tử Giảm để xin chữ.
Từ học sinh, những người buôn bán, những người làm công ăn lương, thậm chí chỉ là người dân thường đều muốn xin một con chữ cho riêng mình mong muốn, thôi thúc riêng. Tuy nhiên, nó có một xuất phát điểm cao nhất, từ trong truyền thống dân tộc, đó là tinh thần hiếu học, sùng văn thượng học, coi trọng sự học của dân tộc Việt Nam.
Truyền thống, tinh thần hiếu học đó được thể hiện thế nào trong lịch sử dân tộc, thưa ông?
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu chuộng sự học, tri thức. Sự phân biệt giai tầng trong xã hội, nếu có, nó là sự phân biệt của những người có tri thức. Một người, tối hôm trước vẫn còn là nông dân thì hôm sau vinh quy bái tổ trở thành một người có tri thức, được trọng dụng trong xã hội. Sự phân biệt, thay đổi đó hoàn toàn do vun bồi tri thức và nhân cách.
Hiện nay, xã hội coi trọng, tìm kiếm đến tri thức, nhưng phần lớn chưa đạt đến chân giá trị của tri thức mà đang chạy theo những bằng cấp, hình tướng của tri thức, bằng những tên gọi bóng bẩy bên ngoài như nhà nghiên cứu nọ, nhà khoa học kia. Trong khi, bản chất của tri thức không phải là những danh xưng, bằng cấp mà phải là quá trình tu học và rèn luyện.
Vun bồi trí tuệ và nhân cách – giá trị sâu sắc của xin chữ và cho chữ
Vậy nên hiểu ý nghĩa của việc xin chữ và cho chữ ngày nay thế nào cho đúng, thưa ông?
Có một số người xin chữ, sau đó đi đặt vào trong ban thờ của các vị tiên thánh, tiên hiền hoặc cầu khẩn, đưa vào đó những lời mong cầu, ý định trong tương lai hy vọng của một tha lực, thế giới siêu nhiên nào đó giúp mình đạt được thành tựu, mong ước đó.
Xin chữ, cho chữ tại Hội chữ xuân Giáp Thìn 2024.
Nên hiểu rõ, con chữ, một tác phẩm thư pháp chuyển tải những ý nghĩa về tư tưởng, giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa của dân tộc và nhiều tri thức khác.
Nhưng con chữ, tác phẩm thư pháp chỉ thuần túy chỉ là giá trị văn hóa để thôi thúc người học, như khẳng định một quyết tâm đạt được điều mình mong muốn trong tương lai, là một sự cổ vũ, củng cố về tinh thần. Chứ con chữ hoặc bất kỳ một lời mong cầu, thậm chí diễn ra trước cửa Khổng sân Trình, những nơi thờ cúng các bậc linh thiêng khó có thể đáp ứng nhu cầu của những người đến xin chữ nếu như chúng ta không có sự nỗ lực, rèn tâm quyết chí, không vun bồi hai thứ song hành, đó là trí tuệ và nhân cách của mình.
Đó mới là giá trị chân thực và sâu sắc nhất của việc xin chữ và cho chữ trong dịp Tết đến xuân về.
Chủ đề “Hiếu học” trong Hội chữ xuân năm 2024 nhằm chuyển tải điều gì, thưa ông?
Hội chữ xuân Giáp Thìn 2024 lựa chọn chủ đề “Hiếu học” muốn truyền tải một thông điệp tới nhân dân, công chúng rằng: Kiến thức là điều quan trọng, không thể đi tắt, mua bằng tiền, tìm cầu bằng bất kỳ hình thức nào khác ngoài con đường duy nhất là nỗ lực gia công, rèn luyện. Kiến thức chỉ có được qua sự vất vả, dùi mài của mỗi người.
Ngoài ra, còn một ý nữa, trong bối cảnh thế giới và xã hội hiện nay, một dân tộc không thể thịnh vượng, phát triển được nếu không có tri thức. Một dân tộc có tri thức thì sẽ không sợ các điều kiện khó khăn và ắt sẽ phát triển.
Trân trọng cảm ơn ông!
Trung tâm hoạt động Văn hóa, Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám cho biết Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 có sự tham gia của 40 người viết thư pháp, cùng với hoạt động trưng bày với chủ đề “Hiếu học”, sẽ diễn ra từ ngày 24 tháng Chạp (3/2) đến mùng 9 Tháng Giêng (18/2). Bên cạnh đó, triển lãm thư pháp với chủ đề “Hiếu học” trưng bày 50 tác phẩm thư pháp tại khu vực sân trước và 50 tác phẩm vòng quanh hồ Văn. Nội dung các tác phẩm thể hiện tinh thần và truyền thống “Hiếu học” ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Các tác giả đã khai thác những đoạn trích trên văn bia Tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, hay những câu ca dao, câu thơ, câu đối khuyến học, câu nói của các danh nhân… thể hiện tinh thầnn hiếu học, cũng như tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video chị Lưu Thị Hường, chủ vườn quất Điệp Hường (làng Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ về thú chơi quất Quảng Bá của người Hà Nội. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
Chùm ảnh để đời về Tết Nguyên đán Bắc Bộ những năm 1920
Trong những năm 1920, một số nhiếp ảnh gia quốc tế đã đến Việt Nam và chụp được nhiều bức ảnh về Tết ở Bắc Bộ. Nhờ vậy, những bức ảnh cũ được lưu giữ tới ngày nay gợi nhớ nhiều kỷ niệm về Tết xưa của người Việt.
Hơn 100 năm trước, những khoảnh khắc độc đáo và thú vị về Tết ở Bắc Bộ đã được các nhiếp ảnh gia quốc tế chụp được. Trong đó, không khí chuẩn bị Tết của người dân được chụp lại một cách sống động, chân thực. Trong ảnh là một phiên chợ Tết ở Bắc Bộ rất đông người bán, người mua.
Gọi "Tết xưa" nghe cứ xa lăng lắc như thời cổ tích. Nhưng không. Đó chỉ là thời còn chế độ bao cấp. Nào đã xa xôi gì mà bảo chuyện xưa.
Thời gian thì chưa xa, nhưng sự việc thì đã xa lắm. Xa đến nỗi, nhiều việc bây giờ kể lại, các bạn trẻ báo Tiền Phong khó mà tin được. Họ sẽ lại chép miệng: "Ôi dào, các bố chỉ bịa. Chuyện nhà văn ấy mà!".
Thật oan cho các nhà văn quá. Ông bạn tôi cũng bảo: "Bây giờ thì đến cả ông giời cũng thay đổi, ông ạ. Đấy, ông cứ ngẫm mà xem. Ngày xưa rét cắt da cắt thịt. Mặc đến ba bốn cái áo mà vẫn còn lạnh. Sáng Ba mươi Tết, vợ chồng con cái còn kéo nhau ra đầu hè ngồi sưởi nắng. Bây giờ thì cái rét nó biến đi đâu cả. Chẳng thấy lạnh gì. Ngày Tết, mặc bộ com - lê, hay chỉ khoác cái áo mỏng vẫn bình thường, thậm chí còn thấy nóng sốt nữa. Nhiều anh bây giờ chỉ thèm được rét. Đã Tết vẫn không rét. Mà không rét thì làm sao ra cái Tết. Đến cả ông giời bây giờ cũng đổi tính đổi nết rồi"!
Chi tiết bất ngờ về thủy quái khổng lồ ẩn náu dưới sông Congo
Mokèlé-mbèmbé là cái tên được đặt cho một thủy quái khổng lồ sống tại thượng nguồn lưu vực sông Congo, dòng sông lớn chảy qua địa phận của hai quốc gia Châu Phi là Zambia và Cameroon.
Năm 1776, mục sư Liévin-Bonavoji Proyart ghi chép về câu chuyện của dân làng về một thủy quái khổng lồ ở sông Congo. Dấu chân khổng lồ được mô tả, nhưng không có chứng cứ tận mắt.
(Kiến Thức) - Theo dự đoán cho 12 con giáp, tuổi Mùi nhẹ nhàng nhưng đầy ý chí và có cái nhìn thực tế, nên luôn biết cách phát triển kinh tế. Tuổi Sửu vốn đáng tin cậy, có nề nếp, vận số sẽ dồn vào 10 năm tới.
Theo dự đoán, trong 10 ngày sắp tới những con giáp này cực kỳ may mắn đầu tư tiền vào đâu cũng sinh lời. Bản thân họ cũng có những cố gắng, nhanh nhạy trong nắm bắt thời cơ để bứt phá mạnh mẽ.
Xem tử vi cuối năm Nhâm Dần cho thấy: Có 4 con giáp gặp phải hạn nặng. Những con giáp bị gọi tên sâu đây phải chuẩn bị tinh thần đối diện với nhiều chuyện đen đủi, không như ý, đặc biệt là vào dịp cuối năm.
Các nhà khảo cổ đã khai quật được một kho báu tiền cổ tại công trường xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Anh. Những đồng tiền này có niên đại gần 1.000 tuổi.
Sử thi Gilgamesh không chỉ là một câu chuyện phiêu lưu mà còn là một tác phẩm đầy tính triết học, phản ánh sự đấu tranh của con người với câu hỏi về sự sống, cái chết, và ý nghĩa cuộc đời.
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Mão tính cách rộng lượng, nhận lời xin lỗi của bạn. Trong khi đó, người tuổi Thân có thể kiếm được khoản tiền lớn.
Sau Rằm tháng Chạp, có 3 con giáp được Thần tài đặc biệt chiếu cố, tài lộc hanh thông, tiền bạc dồi dào. Liệu bạn có nằm trong số những người may mắn đó?
Các chuyên gia, nhà khảo cổ đã tìm thấy một số kho báu giá trị bên tại các công trình cổ xưa như nhà thờ, nhà hát... Những kho báu này vô cùng quý hiếm và ước tính có giá "khủng".
Trong chuyến hải hành đầu tiên và cũng là cuối cùng, tàu Titanic đã đâm vào tảng băng trôi và chìm xuống Đại Tây Dương năm 1912. Nếu thủy thủ đoàn không bỏ qua cảnh báo thì thảm kịch có thể không xảy ra.
Năm 1830, Tổng thống Mỹ Andrew Jackson ân xá cho tử tù George Wilson và giảm hình phạt xuống 22 năm tù giam. Thế nhưng, Wilson từ chối chấp nhận ân xá.