Truyền thuyết về cây cầu vượt biển có từ 1 triệu năm trước

Cây cầu như một biểu tượng từ xa xưa và được người dân Ấn Độ tôn trọng cũng như sự quan tâm đặc biệt.

Truyền thuyết về cây cầu vượt biển có từ 1 triệu năm trước

Truyền thuyết về cây cầu vượt biển có từ 1 triệu năm trước ảnh 1

Ảnh minh họa

Trong sử thi Ramayana vĩ đại của Ấn Độ, hàng nghìn năm về trước đã có một câu chuyện về cây cầu bắc qua đại dương mênh mông nối liền 2 quốc gia với nhau. Tác giả Valmiki đã có bản hùng ca dài gần 24.000 câu thơ kể lại cuộc đời của vị hoàng thái tử vĩ đại Rama và cuộc chiến của họ.

Theo đó vị hoàng tử này đã cố gắng giải cứu vợ mình khỏi quỷ vương độc ác Ravana. Vợ của hoàng tử là Sita đã bị quỷ vương bắt cóc và đưa đến Sri Lanka và hoàng tử đã tổ chức một đội quân gồm những con khỉ để cứu được người vợ của mình.

Những con khỉ này đã xây dựng một cây cầu nổi trên biển bằng cách viết tên của Rama lên đá và ném chúng xuống nước khi tới bờ đại dương. Theo truyền thuyết những viên đá không chìm vì trên đó có tên vị thái tử và đội quân này đã sử dụng cây cầu để vượt biển đến Sri Lanka.

Cây cầu dài khoảng 50km theo truyền thuyết thế nhưng ở thời gian hiện tại phần lớn khu vực này chìm trong biển nước. Thế nhưng ở nhiều thế kỷ nước đây là một giải đất vững chắc kết nối 2 quốc gia với nhau. Con đường này tồn tại tới cuối thế kỷ 15 vẫn có thể đi bộ qua được. Theo ghi chép của nhiều sổ sách xưa, con đường bị ngập sau một cơn bão lớn.

Dưới góc nhìn của khoa học, nhiều nhà địa chất đã đưa ra các giả thuyết xoay quanh vấn đề về cây cầu này. Tuy nhiên cũng có ys kiến cho rằng cây cầu được tạo nên bởi cát lắng và trình tự nhiên của trầm tích. Có nghĩa là vùng đất giữa Ấn Độ và Sri Lanka từng nối liền với nhau.

Trong khi những giả thuyết được đưa ra về mặt khoa học hay thần linh thì năm 2017 phía Ấn Độ đề xuất dự án nạo vét dải đất qua cầu Râm để tạo một con đường vận chuyển trong eo biển nông giữa Ấn Độ và Sri Lanka.

Truyền thuyết về cây cầu vượt biển có từ 1 triệu năm trước ảnh 2

Thế nhưng dự án này nhanh chóng gặp nhiều phản ứng tiêu cực từ phía người dân. Họ cho rằng cây cầu là truyền thuyết và biểu tượng của huyền thoại nên không thể bị phá hủy. Các nhà bảo vệ môi trường cũng lên tiếng mạnh mẽ phản đối chủ đề trên và cho rằng nó có thể làm tổn hại nặng nề tới hệ sinh thái nếu nạo vét.

Những cây cầu "điên rồ" quá sức tưởng tượng, ai cũng thất kinh

Hầu hết các cây cầu trên thế giới đáp ứng tiêu chuẩn cho việc đi lại. Tuy nhiên, có những cây cầu được thiết kế hết sức "điên rồ" không ai muốn đi qua

Những cây cầu "điên rồ" quá sức tưởng tượng, ai cũng thất kinh

Nhung cay cau

Cầu treo Trift - Thụy Sĩ. Nếu bạn tới vùng Alps của Thụy Sĩ và cảm thấy may mắn, hãy đi bộ qua cầu treo Trift. Đây là cây cầu đi bộ dài nhất trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ.

Nhung cay cau

Cầu treo Pulau Langkawi - Kedah, Malaysia. Bạn muốn đi bộ giữa những cây cao trên rừng nhiệt đới? Hãy đến cầu treo này, bạn sẽ như lơ lửng hàng trăm mét trên không trung.

Những điều cần biết về cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc

Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc mất 9 năm xây dựng, dùng 420.000 tấn thép và chịu được động đất mạnh cấp 8 khánh thành ngày 23/10/2018.

Những điều cần biết về cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc

Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc, nối 3 thành phố Hong Kong, Macau và Chu Hải đã được khánh thành vào sáng 23/10 sau 9 năm xây dựng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới tham dự, chủ trì buổi lễ và tuyên bố thông cầu.

Khởi công xây dựng từ năm 2009, cây cầu nối 3 thành phố của Trung Quốc dài 55 km, dài hơn kênh đào Anh nối Dover ở Anh với Calais ở Pháp khoảng 22,5 km.

Cây cầu này sử dụng 420.000 tấn thép trong quá trình xây dựng, tương đương với lượng thép đủ để xây 60 tháp Eiffel (ở Paris).

Quang cảnh bên trong Nhà khách Cảng Hong Kong của cây cầu nối 3 thành phố Hong Kong, Macau và Chu Hải.

Những tấm vé xe buýt qua cầu ở Nhà khách Cảng Hong Kong. Cây cầu dài 55km này của Trung Quốc là cây cầu vượt biên dài nhất thế giới và là cây cầu dài thứ 6 trên thế giới.

Các quan chức Trung Quốc kỳ vọng rằng cây cầu này sẽ được sử dụng trong 120 năm nữa, đồng thời khẳng định nó sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh bởi đã cắt giảm 60% thời gian đi lại giữa các địa điểm.

Quan trọng hơn, cây cầu là một phần then chốt trong kế hoạch phát triển vùng vịnh Greater Bay Area (Vùng Vịnh lớn) - một khu vực rộng 56.500 km vuông và trải rộng khắp 11 thành phố ở phía nam Trung Quốc.

Theo Giám đốc sở Giao thông và Nhà đất ở Hong Kong Frank Chan, thời gian đi lại giữa Chu Hải và Sân bay Quốc tế Hong Kong được rút ngắn xuống còn 45 phút thay vì 4 giờ đồng hồ như trước đây.

"Cây cầu này sẽ thúc đẩy việc hợp tác giữa Quảng Đông, Hong Kong và Macau trong các lĩnh vực như thương mại, tài chính, dịch vụ hậu cần và du lịch", ông Frank Chan khẳng định.

Tuy nhiên, siêu dự án xây dựng cây cầu vượt biển dài nhất thế giới này của Trung Quốc cũng gây nhiều tranh cãi bởi các vấn đề về việc chậm tiến độ thi công, lạm chi, tham nhũng và an toàn lao động.

Chi phí cho siêu dự án này hiện vẫn chưa rõ là bao nhiêu nhưng theo một số ước tính, số tiền để xây dựng cây cầu này là hơn 130 tỷ NDT.

7 công nhân đã thiệt mạng cùng với 129 người bị thương từ khi cây cầu bắt đầu thi công. Hầu hết các công nhân này đều bị tai nạn vì trượt chân hoặc ngã từ trên cao xuống.

Một số người cho rằng cây cầu này là một kiệt tác kiến trúc trong khi số khác coi đây là một dự án chính trị tốn kém được thực hiện để từng bước gắn kết Hong Kong với đại lục trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng cường ảnh hưởng đối với thành phố bán tự trị này.

Toàn cảnh Đảo Nhân tạo phía Đông của cây cầu nối 3 thành phố Hong Kong - Macau - Chu Hải.
 

Giải mã cây cầu bí ẩn khiến cho loài chó cứ đi qua là lao đầu tự tử

Đã có khoảng 600 con chó tự tử bằng cách nhảy khỏi cầu, hơn 50 con đã chết và điều này luôn được coi là bí ẩn dẫn đến nhiều thuyết âm mưu khác nhau.

Giải mã cây cầu bí ẩn khiến cho loài chó cứ đi qua là lao đầu tự tử

Có một thị trấn ít người biết đến là Dumbarton của Vương quốc Anh, bên ngoài thị trấn có một con lạch tên là Overtoun còn ít được biết đến hơn, tuy nhiên cây cầu Overtoun cạnh đó lại rất nổi tiếng.

Nó được mệnh danh là cây cầu tử thần dành cho loài chó, đặc biệt là những chú chó lớn tuổi.

Hàng chục năm nay, rất nhiều chú chó đã chạy đến cây cầu này để "tự tử", chúng nhảy từ trên cầu xuống để kết thúc cuộc đời, và chính điều này đã khiến cho cây cầu nhỏ này nổi tiếng khắp thế giới.

Giai ma cay cau bi an khien cho loai cho cu di qua la lao dau tu tu

Ảnh minh họa.

Trong vòng 50 năm, đã có khoảng 600 trường hợp chó nhảy cầu, trong đó hơn 50 con đã tử vong. Thậm chí, một số sau khi sống sót vẫn tìm cách nhảy tiếp khi đi qua đây. Những sự kiện như vậy diễn ra thường xuyên đến mức người ta nhanh chóng nhận ra có điều gì đó bất ổn tại cây cầu này.

Động vật tự sát

Động vật có thực sự tự sát? Nhiều người đã quan sát thấy nhiều trường hợp động vật tự sát, ví dụ, nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng Aristotle đã nêu một ví dụ khi nghiên cứu hành vi của loài ngựa. Vua Scythia có một con ngựa cái đã sinh ra một con ngựa đực vô cùng đẹp. Để sinh ra một con ngựa tốt hơn, ông ta cho con ngựa đực này giao phối với mẹ của nó, nhưng con ngựa đực không chịu làm gì cả. Vua Sisuya dùng vải che ngựa cái lại nên con đực trẻ tuổi không biết đó là mẹ mình và hoàn thành giao phối. Nhưng khi vua Scythia vén tấm vải che ngựa cái, con ngựa đực non lao ra và nhảy khỏi vách đá.

Câu chuyện này có trong rất nhiều cuốn sách, và không ai biết điều này có thật hay không, nhưng cũng có một câu chuyện tương tự đã xảy ra với một con lạc đà, nhưng cuối cùng không phải con lạc đà tự tử mà nó đã giết chết người chủ.

Giai ma cay cau bi an khien cho loai cho cu di qua la lao dau tu tu-Hinh-2

Các vụ tự sát nổi tiếng nhất của các loài động vật khác có thể là cái chết thường xuyên của những con cá voi bị mắc cạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những cái gọi là tự sát này có thể không phải do bản thân những con vật chủ động tìm đến cái chết, mà là những thảm kịch tình cờ do một số yếu tố gây ra.

Ví dụ, một nhóm cá voi hoa tiêu bị mắc cạn, vì cấu trúc xã hội của chúng ổn định và chúng luôn theo sát đường bơi của con đầu đàn. Một khi con cá voi đầu đàn bị ốm hoặc mất phương hướng và bơi vào bờ, những con khác cũng sẽ theo dòng chảy của cả đàn mà mắc cạn.

Trong những trường hợp khác khi cá voi và cá heo lên bờ một mình, chúng hầu hết bị mắc cạn vì bị thương hoặc bị bệnh, bị dòng hải lưu đẩy vào bờ hoặc mất khả năng định vị do bệnh tật, hoặc bị lạc và đi vào một đường nước hẹp, không thể phán đoán phương hướng và các lý do khác.

Nói tóm lại, động vật dường như không có cảm xúc trước cái chết chủ động.

Giai ma cay cau bi an khien cho loai cho cu di qua la lao dau tu tu-Hinh-3

Bóng ma của cây cầu Overtoun

Tuy nhiên, vụ tự tử của những chú chó ở cầu Overtoun là một sự thật, và đã có nhiều báo cáo trong lịch sử. Tờ New York Times đã có một bài báo vào tháng 3 năm ngoái miêu tả về một phụ nữ tên là Lottie Mackinnon, người đã dắt Bonnie - một con chó thuộc giống Border Collie đi dạo đến cầu Overtoun cách đây 3 năm và vừa đến cuối cây cầu, Bonnie dường như đã bị điều khiển bởi một thứ gì đó, như thể bị chiếm hữu bởi một năng lượng kỳ lạ, sau đó nó đã nhảy lên lan can của cây cầu và nhảy xuống.

May mắn thay, khi cô McKinnon băng qua rừng cây và lao xuống hẻm núi cao 15 mét để tìm Bonnie, Bonnie chỉ bị thương, cô đã khóc nức nở và cố gắng mang nó đến bệnh viện, sau đó chú chó này đã được điều trị lành lặn.

Giai ma cay cau bi an khien cho loai cho cu di qua la lao dau tu tu-Hinh-4

Theo người dân địa phương, kể từ những năm 1950, ít nhất 300 con chó đã nhảy cầu, và ít nhất hơn 50 con chó đã chết, trung bình khoảng một con mỗi năm.

Tin đồn thậm chí còn nói rằng có hơn 600 con chó đã nhảy xuống để tự tử. Cây cầu này do đó được gọi là "Cầu chó tự sát".

Những lời giải thích của người dân địa phương ở Dumbarton mang đầy màu sắc siêu nhiên. Một tài xế taxi địa phương, Alastair Dutton cho biết, người dân ở Dumbarton rất mê tín và tin rằng ở đây có ma, đến đây bạn có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được ma.

Giai ma cay cau bi an khien cho loai cho cu di qua la lao dau tu tu-Hinh-5

Paul Owens, một người dân của thị trấn cho rằng đằng sau tất cả những điều này là một bóng ma. Hồn ma này là cô White đến từ Overtoun, và nhiều người lớn lên ở đây cũng đã nghe câu chuyện của cô. Người phụ nữ này là một góa phụ, cô ấy rơi vào đau buồn sau cái chết của người chồng năm 1908. Cô ấy sống một mình hơn 30 năm.

Thậm chí, có một phụ nữ kể rằng khi cô dắt con chó Labrador của mình đến cầu Overtoun để đi dạo, con chó săn của cô đã ngột dừng lại và chăm chú nhìn một thứ gì đó vô hình trên cầu, nhưng cô cảm nhận được rằng đó là một người phụ nữ mặc đồ trắng.

Giai ma cay cau bi an khien cho loai cho cu di qua la lao dau tu tu-Hinh-6

Sự thật về cây cầu Overtoun

Tất nhiên, những lời giải thích này không thể thuyết phục được hầu hết mọi người, đặc biệt là những người ngoài địa phương.

Một nhà tâm lý học về loài chó tên là David Sands tin rằng với góc nhìn của loài chó, chúng không thể cảm nhận được độ cao thực tế của cây cầu, thay vào đó tất cả những gì chúng thấy là một thành cầu cao và dày bằng đá mà thôi. Thêm vào đó là những chất cặn bã trong nước tiểu của chồn đực trong khu vực có mùi hôi có thể là thủ phạm đã dụ con chó nhảy khỏi cầu.

Sau khi những sự việc kỳ lạ này nhận được sự quan tâm rộng rãi của quốc tế, tổ chức bảo vệ động vật của Anh đã cử chuyên gia môi trường sống David Sexton đến để điều tra nguyên nhân khiến những chú chó nhảy cầu tự tử.

Giai ma cay cau bi an khien cho loai cho cu di qua la lao dau tu tu-Hinh-7

Điều đầu tiên Sexton nhận thấy là trong những vụ nhảy cầu bí ẩn này là những con chó nhảy xuống dường như đã nhảy từ cùng một thành cầu khi trời quang, và những con chó này đều là những giống chó mũi dài.

Sau khi Sexton tìm thấy tổ của chuột và chồn trong bụi cây bên cầu, và sóc dưới gầm cầu, người ta nghi ngờ rằng mùi của những con vật này đã khiến con chó bị kích thích.

Để thử nghiệm ý tưởng của mình, Sexton đã rải mùi hương của những con vật này ra khu vực thoáng đãng, sau đó thả những con chó cùng giống với những con chó đã nhảy cầu trước đó ra và nhận thấy rằng 70% những chú chó này sẽ chạy ngay ra chỗ có mùi hương trong khi 30% còn lại tỏ ra thờ ơ và bỏ đi chỗ khác chơi.

Giai ma cay cau bi an khien cho loai cho cu di qua la lao dau tu tu-Hinh-8

Sexton kết luận rằng nguyên nhân khiến những con chó này "tự tử" khi nhảy cầu có thể là do nước tiểu của chồn đực có mùi hôi nồng nặc, chúng chỉ muốn bắt chồn thôi.

Vì vậy, những con chó nhảy khỏi cầu Overton không phải tự sát, cũng không nhìn thấy những bóng ma vô hình trước mắt người. Những gì chúng nhìn thấy, hoặc ngửi thấy, là con chồn dưới cầu mà mắt người không nhận thấy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới