Truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ làm nên tên gọi núi Bà Đen

Truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ làm nên tên gọi núi Bà Đen

Ngọn núi cao nhất Nam Bộ là nơi phát tích của tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, gắn với hai truyền thuyết lâu đời có liên quan đến một người phụ nữ mà dân gian gọi là Bà Đen.

Cao 986 mét,  núi Bà Đen được biết đến với tư cách "nóc nhà" của toàn vùng Nam Bộ. Ngọn núi này là nơi phát tích của tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, gắn với hai truyền thuyết lâu đời có liên quan đến một người phụ nữ mà dân gian gọi là Bà Đen.
Cao 986 mét, núi Bà Đen được biết đến với tư cách "nóc nhà" của toàn vùng Nam Bộ. Ngọn núi này là nơi phát tích của tục thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, gắn với hai truyền thuyết lâu đời có liên quan đến một người phụ nữ mà dân gian gọi là Bà Đen.
Theo truyền thuyết đầu tiên, xưa kia, tại huyện Hoang Hóa (nay là huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) có cô gái tên Lý Thị Thiên Hương mỗi ngày rằm thường lên núi lễ Phật. Tuy diện mạo đen đúa, nhưng sự duyên dáng và tài năng của cô khiến nhiều chàng trai say đắm.
Theo truyền thuyết đầu tiên, xưa kia, tại huyện Hoang Hóa (nay là huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) có cô gái tên Lý Thị Thiên Hương mỗi ngày rằm thường lên núi lễ Phật. Tuy diện mạo đen đúa, nhưng sự duyên dáng và tài năng của cô khiến nhiều chàng trai say đắm.
Lê Sĩ Triệt, một chàng trai văn võ song toàn cũng ấp ủ hình ảnh Lý Thị Thiên Hương trong trái tim. Ngờ đâu tên công tử, con của một viên quan trong vùng bấy giờ cũng để ý đến nàng, quyết tìm cách bắt cóc nàng về làm thiếp.
Lê Sĩ Triệt, một chàng trai văn võ song toàn cũng ấp ủ hình ảnh Lý Thị Thiên Hương trong trái tim. Ngờ đâu tên công tử, con của một viên quan trong vùng bấy giờ cũng để ý đến nàng, quyết tìm cách bắt cóc nàng về làm thiếp.
Giữa lúc Thiên Hương gặp nguy khốn vì bè lũ nhà con quan, Lê Sĩ Triệt xông ra giải cứu. Sau đó chàng đưa nàng về nhà và được cha mẹ nàng hứa gả nàng để đáp tạ ân sâu.
Giữa lúc Thiên Hương gặp nguy khốn vì bè lũ nhà con quan, Lê Sĩ Triệt xông ra giải cứu. Sau đó chàng đưa nàng về nhà và được cha mẹ nàng hứa gả nàng để đáp tạ ân sâu.
Những tưởng mộng đẹp của cặp đôi sẽ thành, nhưng buổi bấy giờ giặc giã nổi lên. Lê Sĩ Triệt lên đường tòng quân, nàng ở lại đau đáu trông chờ vào ngày đoàn tụ.
Những tưởng mộng đẹp của cặp đôi sẽ thành, nhưng buổi bấy giờ giặc giã nổi lên. Lê Sĩ Triệt lên đường tòng quân, nàng ở lại đau đáu trông chờ vào ngày đoàn tụ.
Không ai ngờ rằng gã công tử xấu bụng ngày nọ vẫn để mắt đến Thiên Hương. Một hôm, nàng lên núi cầu khấn, lúc trở về gần chân núi, đám gia nô của gã công tử kia thình lình nhảy ra vây bắt. Thấy không thể thoát được, nàng lao xuống vực tử tiết.
Không ai ngờ rằng gã công tử xấu bụng ngày nọ vẫn để mắt đến Thiên Hương. Một hôm, nàng lên núi cầu khấn, lúc trở về gần chân núi, đám gia nô của gã công tử kia thình lình nhảy ra vây bắt. Thấy không thể thoát được, nàng lao xuống vực tử tiết.
Ba hôm sau, Lý Thị Thiên Hương báo mộng cho vị hòa thượng trụ trì trên núi về nơi thân xác mình nằm lại. Hòa thượng theo lời mách bảo đã tìm kiếm và đưa di hài nàng về chôn cất tử tế.
Ba hôm sau, Lý Thị Thiên Hương báo mộng cho vị hòa thượng trụ trì trên núi về nơi thân xác mình nằm lại. Hòa thượng theo lời mách bảo đã tìm kiếm và đưa di hài nàng về chôn cất tử tế.
Sau đó, Thiên Hương nhiều lần báo mộng giúp cho người dân biết trước các tai ương để phòng tránh. Đáp lại công ơn nàng, sư trụ trì và người dân trong vùng thờ tự, cung kính gọi nàng là Linh Sơn Thánh Mẫu. Ngoài ra, nàng có tên gọi dân dã là Bà Đen, do nước da ngăm đen lúc sinh thời...
Sau đó, Thiên Hương nhiều lần báo mộng giúp cho người dân biết trước các tai ương để phòng tránh. Đáp lại công ơn nàng, sư trụ trì và người dân trong vùng thờ tự, cung kính gọi nàng là Linh Sơn Thánh Mẫu. Ngoài ra, nàng có tên gọi dân dã là Bà Đen, do nước da ngăm đen lúc sinh thời...
Truyền thuyết thứ hai về Linh Sơn Thánh Mẫu lại liên quan đến cuộc đời của vua Gia Long. Theo đó, trong một lần bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chúa Nguyễn Ánh – Gia Long đã dạt đến vùng đất này.
Truyền thuyết thứ hai về Linh Sơn Thánh Mẫu lại liên quan đến cuộc đời của vua Gia Long. Theo đó, trong một lần bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chúa Nguyễn Ánh – Gia Long đã dạt đến vùng đất này.
Khi chúa Nguyễn và quân lính bị lâm vào thế khó, không biết phải chạy đường nào, thì được người dân mách nước rằng nhìn về hướng núi cầu nguyện sẽ được Bà Lý Thị Thiên Hương cứu giúp. Và chúa Nguyễn đã làm theo.
Khi chúa Nguyễn và quân lính bị lâm vào thế khó, không biết phải chạy đường nào, thì được người dân mách nước rằng nhìn về hướng núi cầu nguyện sẽ được Bà Lý Thị Thiên Hương cứu giúp. Và chúa Nguyễn đã làm theo.
Đêm đó, Nguyễn Ánh đang nằm ngủ thì được một người phụ nữ báo mộng chỉ đường trốn thoát, chỉ hướng tìm thức ăn, giúp ông và quân lính thoát khỏi sự truy đuổi của quân Tây Sơn.
Đêm đó, Nguyễn Ánh đang nằm ngủ thì được một người phụ nữ báo mộng chỉ đường trốn thoát, chỉ hướng tìm thức ăn, giúp ông và quân lính thoát khỏi sự truy đuổi của quân Tây Sơn.
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long nhớ lại chuyện năm xưa, bèn sắc phong cho bà Lý Thị Thiên Hương là Linh Sơn Thánh Mẫu chủ trì Linh Sơn Tiên Thạch Tự ngự ở núi Một, tức núi Bà Đen ngày nay...
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long nhớ lại chuyện năm xưa, bèn sắc phong cho bà Lý Thị Thiên Hương là Linh Sơn Thánh Mẫu chủ trì Linh Sơn Tiên Thạch Tự ngự ở núi Một, tức núi Bà Đen ngày nay...
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT