Truyền thông Triều Tiên viết gì về chuyến thăm của ông Tập?

(Kiến Thức) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhất trí tăng cường mối quan hệ song phương trong bối cảnh quốc tế đang đối mặt với nhiều vấn đề "nghiêm trọng và phức tạp".

Sáng ngày 20/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã đến thủ đô Bình Nhưỡng, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước hai ngày tới Triều Tiên theo lời mời của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Truyen thong Trieu Tien viet gi ve chuyen tham cua ong Tap?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters.  
KCNA sau đó đăng tải nhiều hình ảnh và đoạn video ghi lại cảnh đón Chủ tịch Tập Cận Bình được đón tiếp trọng thể và nồng nhiệt tại sân bay quốc tế ở Bình Nhưỡng trong "chuyến thăm lịch sử" này, cũng như đưa tin về các hoạt động sau đó của hai nhà lãnh đạo Trung-Triều.
KCNA đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhất trí tăng cường mối quan hệ song phương trong bối cảnh quốc tế đang đối mặt với nhiều vấn đề "nghiêm trọng và phức tạp".

Mời độc giả xem thêm video: Chủ tịch Trung Quốc thăm chính thức Triều Tiên (Nguồn: VTC1)

Theo KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho biết chuyến thăm Triều Tiên của Chủ tịch Tập là "rất quan trọng" để cho thế giới thấy tình hữu nghị không thay đổi giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo Trung-Triều nhất trí liên lạc chặt chẽ và tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Trong bữa tiệc tối 20/6, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc luôn ủng hộ ông Kim tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề bán đảo Triều Tiên, cũng như tạo ra môi trường tuyệt vời để tự phát triển thông qua con đường chiến lược mới.

Chuyến thăm kéo dài hai ngày của ông Tập Cận Bình, bắt đầu vào ngày 20/6, là chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch Trung Quốc tới Triều Tiên trong vòng 14 năm qua và diễn ra chỉ một tuần trước khi ông dự định gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản.

Dấu hiệu căng thẳng trong quan hệ Trung-Triều

(Kiến Thức) - Dấu hiệu căng thăng trong quan hệ Trung-Triều bộc lộ rõ rệt, trong bối cảnh Bắc Kinh thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Theo tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam (SCMP) ngày 25/2, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cuối cùng cũng bộc lộ dấu hiệu căng thẳng trong quan hệ Trung-Triều và chỉ trích Bắc Kinh về việc “cấu kết với các thế lực thù địch nhằm âm mưu lật đổ chế độ Triều Tiên”. Trước đó, Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên.
Các chuyên gia phân tích nhận định, những lời chỉ trích như vậy là một dấu hiệu không thể nhầm lẫn rằng Bình Nhưỡng đang cảm thấy tức giận trước những hành động của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn thắt chặt lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc hồi tháng 11/2016.

Tranh cãi Trung-Triều: Bắc Kinh “tiến, thoái lưỡng nan”

(Kiến Thức) - Tranh cãi Trung-Triều bộc lộ thế “tiến, thoái lưỡng nan” của Chủ tịch Tập Cận Bình và ban lãnh đạo Bắc Kinh, khi tìm cách đưa Bình Nhưỡng trở lại đàm phán.

Đỉnh điểm của tranh cãi Trung-Triều là việc Bình Nhưỡng lên án ban lãnh đạo ở Bắc Kinh “theo đuôi Mỹ” khi cấm nhập khẩu than và thề sẽ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định sẽ thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.