Hòm giao ước (Ark of the Covenant) được xem là báu vật thiêng liêng nhất đối với người Do Thái. Nó được mô tả trong Kinh Thánh là món đồ do Chúa tạo nên. |
Theo các ghi chép, hòm giao ước có chiều dài và chiều rộng là 1,1m. Chiều cao của nó là 0,65 m. Chiếc hòm quý giá này được làm bằng gỗ keo và dát vàng nguyên chất cả bên trong lẫn bên ngoài. Thêm nữa, bảo vật này được trang trí những hoa văn tinh xảo. |
Trong đó, trên nắp hòm có 2 bức tượng bằng vàng tạc hình thiên sứ hộ giá mặt đối mặt với nhau trong tư thế đang quỳ, đầu cúi gằm và dang rộng đôi cánh. Hòm giao ước được dùng để lưu giữ các thánh vật linh thiêng trong tôn giáo gồm: 2 phiến đá cổ khắc 10 điều răn của Chúa, chiếc gậy chăn chiên của Aaron và một chiếc bình đựng lương thực mà Chúa đã ban tặng. |
Do những thứ được cất bên trong hòm giao ước vô cùng quý giá và có liên quan đến Chúa nên nó được coi là báu vật vô giá và quý hiếm. |
Một số sử liệu ghi chép rằng, hòm giao ước được lưu giữ tại thành phố Jerusalem, Israel. Khi người Babylon vây hãm và tiến vào thành phố này năm 607 trước Công nguyên, người Do Thái vội vã rời đi và không kịp mang theo chiếc hòm quý giá. |
70 năm sau sự kiện trên, người dân Do Thái trở về Jerusalem thì hòm giao ước đã biến mất. Không ai biết chiếc hòm đã bị ai lấy đi và mang đến đâu. |
Trong suốt nhiều năm sau đó, giới chuyên gia nỗ lực tìm kiếm tung tích của hòm giao ước nhưng không phát hiện bất cứ manh mối nào giúp tìm ra bảo vật do Chúa tạo ra. |
Từ đây, một số giả thuyết được đưa ra để lý giải số phận của hòm giao ước. Trong số này, một quan điểm cho rằng có thể báu vật do Chúa tạo ra bị phá hủy hoàn toàn khi xảy ra chiến sự. |
Thế nhưng, một giả thuyết khác suy đoán có thể người Babylon đã đem giấu hòm giao ước sau khi tiến vào Jerusalem. Vị trí nơi cất giấu chiếc hòm được bảo mật nghiêm ngặt. |
Chỉ rất ít người biết được nơi giấu hòm giao ước nên sau khi những nười này chết thì vị trí của nó không còn ai nắm rõ. Do đó, báu vật thiêng liêng này mãi không thể tìm thấy. |
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THDT.