Trường hợp hoãn tiêm văcxin sởi - rubella

(Kiến Thức) - Tạm hoãn tiêm văcxin sởi - rubella trong các rường hợp sau: Mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng; trẻ sốt...

Trường hợp hoãn tiêm văcxin sởi - rubella
Hỏi: Con nhà tôi bị bệnh phải điều trị thuốc corticoid. Cháu mới nhận được thông báo tiêm văcxin sởi - rubella ở trường. Xin hỏi, trường hợp của cháu có tiêm được không? Những trường hợp nào thì tạm hoãn tiêm văcxin này? - Nguyễn Thị Lý (Thái Nguyên).
Ảnh minh họa,
 Ảnh minh họa,
GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư: Tạm hoãn tiêm văcxin sởi - rubella trong các rường hợp sau: Mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng; trẻ sốt >_ 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt <_ 35,5 độ C (đo nhiệt độ tại nách); trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch hoặc truyền máu, truyền huyết tương trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B. 
Do vậy, trong vòng 2 tuần sau tiêm văcxin không nên sử dụng sản phẩm globulin miễn dịch và các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp, thiếu máu nặng, các bệnh máu nghiêm trọng khác hoặc truyền máu và trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày, thuốc ức chế miễn dịch khác hay điều trị xạ trị cũng tạm hoãn không tiêm văcxin sởi - rubella. 

TP.HCM: Dịch sởi bùng phát do dân nhầm công dụng vắc xin

(Kiến Thức) - Hiện nay, dịch sởi tại TP.HCM đang bùng phát trở lại, một trong số nguyên khiến dịch sởi xuất hiện trong thời gian qua là do sự nhầm lẫn vắc xin của một số phụ huynh.

TP.HCM: Dịch sởi bùng phát do dân nhầm công dụng vắc xin
Do “sự cố” vắc xin ở một số địa phương khác nên nhiều phụ huynh có sự “nhầm lẫn” và lo lắng về tiêm chủng mở rộng nên cứ ngỡ tiêm ngừa vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 là có cả sởi nên không cho con đi tiêm ngừa, kể cả khi con đã 9 tháng, thậm chí là 18 tháng.
Theo số liệu thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, số lượng bệnh nhi mắc bệnh sởi trong tháng 1 vừa qua bằng tổng số bệnh nhân mắc năm 2013. Còn khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM tính đến ngày 11/2 thì số ca bệnh sởi tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bệnh sởi nhập viện đa số là bệnh nặng như sốt cao, lừ đừ, viêm phổi…chưa kể số ca khám và điều trị ngoại trú.

Tiêm văcxin sởi có còn bị lây nhiễm?

(Kiến Thức) - Tiêm văcxin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Tuy nhiên, tiêm văcxin sởi vẫn có thể bị nhiễm virus nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Tiêm văcxin sởi có còn bị lây nhiễm?
Hỏi: Tôi định cho con đi tiêm sởi nhưng bạn tôi bảo đang có dịch nên tiêm vào con dễ mắc bệnh. Xin hỏi, điều bạn tôi nói có đúng không? Những trường hợp nào không nên tiêm văcxin sởi? Bị dị ứng với trứng có tiêm được không? - Nguyễn Thu Hằng (Ba Đình, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Món ăn, vị thuốc giúp giải độc rượu

(Kiến Thức) - Nếu biết mình phải uống rượu, không thể từ chối thì có thể chủ động ăn uống một chút cháo, cơm, hoặc nước uống sinh tố trái cây... 

Món ăn, vị thuốc giúp giải độc rượu
 
Với không ít quý ông, việc uống nhiều rượu trong các bữa tiệc, buổi họp mặt là chuyện khó tránh. Tình trạng quá chén khiến chúng ta mệt mỏi, gây tác hại về lâu về dài. Một số món ăn, vị thuốc thông dụng dưới đây sẽ giúp hạn chế phần nào tình trạng trên.

Tin mới

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

(Kiến Thức) - Mẹo chữa bụi mắt bằng cách thè lưỡi liếm môi chẳng hiểu có từ khi nào, cho đến nay chưa có nhà khoa học nào giải thích được.