Trường học hay cái chợ!

(Kiến Thức) - Vụ đánh lộn giữa một cô giáo dạy tiểu học ở Hà Tĩnh với người hàng xóm ngay trên bục giảng xảy ra vào đúng tháng 11, tháng tôn vinh nghề thầy giáo. Thật là trớ trêu!

Trường học sao mà giống cái chợ! Người ta đã không coi trọng trường học nữa, đã không còn coi nhà trường là chốn linh thiêng. Hay là lâu nay nó đã không còn là chốn linh thiêng nữa rồi? Cứ nghĩ đến cảnh mấy chục đứa trẻ lớp 2 nhìn cô giáo của chúng đánh nhau (hay bị đánh) ngay trên bục giảng mà ngao ngán. Chúng nghĩ gì về cô giáo của mình? Chả hiểu sau đó với những bài giảng về đạo đức, về giáo dục công dân... cô sẽ dạy thế nào đây? Những đứa học trò kia sẽ học được điều gì từ một cô giáo như thế.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Bà hàng xóm nhà tôi có cô con dâu là giáo viên dạy văn cấp THCS ở ngoại thành, thỉnh thoảng cô về sang nhà chơi, nghe cô kể xấu mẹ chồng, chửi chồng, kể những chiến tích của cô khi “chiến đấu” với đồng nghiệp để giành lớp chuyên, lớp chọn hay chỉ để giành một miếng đất trồng rau... mà kinh. Tôi chưa được vào lớp nghe cô giảng bài, không biết hay dở thế nào nhưng tôi thấy ái ngại cho những phụ huynh nào có con học cô. Chẳng hiểu một người như vậy thì dạy được gì cho học sinh?
Một thầy giáo đã nghỉ hưu chia sẻ, nghề giáo viên khổ lắm, lương không cao, đã vậy làm gì cũng phải giữ gìn, đến ăn quà ngoài đường cũng không dám vì sợ học sinh nhìn thấy! Bởi vì khi đứng trên bục giảng thầy là hình mẫu để học sinh nhìn vào mà học tập, noi theo, vì vậy không chỉ có kiến thức mà nhân cách, đạo đức, lối sống của người thầy cũng ảnh hưởng rất lớn tới học sinh. Có lẽ những người lo giữ gìn hình ảnh của mình như vậy giờ đã thành những người muôn năm cũ rồi.
Và cũng giống như ngành y, khi đã biến việc cứu người thành một ngành kinh doanh thì ắt phải trả một giá rất đắt. Ngành giáo dục cũng vậy, nơi dạy người trở thành nơi bán chữ, buôn kiến thức, mua điểm... thì hậu quả phải gánh chịu sẽ kinh khủng biết nhường nào, vì sản phẩm của nhà trường là con người. Một cái máy hỏng có thể bỏ đi, chứ một con người hỏng nhân cách thì sức tàn phá của nó không chỉ là ở ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng tới nhiều thế hệ sau nữa.

Chuyện nhỏ mà không nhỏ

(Kiến Thức) - 73% nhà vệ sinh trong các trường học ở Việt Nam không đạt tiêu chuẩn, một thông tin khiến nhiều người giật mình. 

Đã có lần đài truyền hình đưa tin ở vùng quê nọ trường học không có nhà vệ sinh! Dù sao ở làng cũng còn có cách khắc phục, còn hơn ở thành phố dù có đấy nhưng bẩn kinh khủng và dù bẩn vẫn cứ phải nhắm mắt, bịt mũi mà vào.
Không biết chuẩn là thế nào, nhưng con số 73% chắc là tính những trường có khu vệ sinh riêng, nhà vệ sinh có cửa, có điện, nước... chứ nếu chuẩn là sạch sẽ, không mùi... thì chắc chả mấy trường đạt được. Và tôi chắc con số thực còn lớn hơn vì trẻ con, đứa nào cũng sợ đi vệ sinh ở trường. Có đứa không dám uống nước để khỏi phải đi tiểu. Có đứa đành nhịn suốt 5 tiết học. Lại có đứa rình những lúc vắng người để đi trộm ở phòng vệ sinh của giáo viên... Lại thêm một nỗi sợ khiến trẻ con không thích đến trường! 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Nỗi khổ này của học sinh chưa được người lớn quan tâm đúng mức. Con kêu ca thì bố mẹ cũng chỉ biết động viên cố mà chịu. Nhiều người thì cho đó là chuyện nhỏ, không đi ở trường thì về nhà đi, có chết ai. Ban phụ huynh thì chăm lo cho các con những việc lớn như lắp điều hoà, mua đèn chiếu... còn cái việc tế nhị kia lại chẳng ai thấy, chẳng ai có ý kiến gì. 

Ảnh yêu thương “lấy nước mắt” cư dân mạng (13)

(Kiến Thức) - Hầu hết mỗi bức ảnh của các nhân vật đều ẩn chứa đằng sau những câu chuyện rất cảm động, đáng để chúng ta phải suy ngẫm. 


"Bố mất sớm, mẹ đi làm thuê ở nương rẫy từ sáng sớm đến tối mịt, mấy anh chị em ở nhà tự chăm sóc nhau... Nhà em được dựng lên bằng những tấm lán, gió to là bay nhà... Ước muốn của em chỉ là có cơm ăn và áo ấm để mặc". Bức ảnh gây xúc động về hoàn cảnh của các em nhỏ ở Bắc Kạn do bạn Việt Anh chia sẻ trên page Lặng nhìn cuộc sống.
 "Bố mất sớm, mẹ đi làm thuê ở nương rẫy từ sáng sớm đến tối mịt, mấy anh chị em ở nhà tự chăm sóc nhau... Nhà em được dựng lên bằng những tấm lán, gió to là bay nhà... Ước muốn của em chỉ là có cơm ăn và áo ấm để mặc". Bức ảnh gây xúc động về hoàn cảnh của các em nhỏ ở Bắc Kạn do bạn Việt Anh chia sẻ trên page Lặng nhìn cuộc sống. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới