Trường ĐH Hàng hải Việt Nam: “Cánh chim đầu đàn” trong hoạt động hiến máu tình nguyện của TP Cảng

Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trở thành “cánh chim đầu đàn” trong hoạt động hiến máu tình nguyện của TP Cảng Hải Phòng cũng như cả nước.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là một Trường Đại học thuộc Bộ GTVT đóng trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. Dưới sự chỉ đạo của Mặt trận tổ quốc và Hội Chữ thập đỏ Thành phố, nhiều năm qua Nhà trường đã có những đóng góp tích cực vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đặc biệt là phong trào hiến máu tình nguyện.
Truong DH Hang hai Viet Nam: “Canh chim dau dan” trong hoat dong hien mau tinh nguyen cua TP Cang
 Hiến máu tình nguyện từ lâu đã trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục và không thể thiếu của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Xác định hiến máu nhân đạo là một trong những chính sách xã hội của Nhà nước, phù hợp với truyền thống đạo lý dân tộc. Đồng thời với nhận thức chia sẻ những rủi ro, đồng cảm với những số phận, hoàn cảnh khó khăn, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam với trên 16.000 là sinh viên/học viên và trên 2.000 CB, GV, CNV và thuyền viên, từ nhiều năm nay, luôn được xếp ở vị trí dẫn đầu trong các đơn vị hiến máu nhân đạo của thành phố Hải Phòng.
Truong DH Hang hai Viet Nam: “Canh chim dau dan” trong hoat dong hien mau tinh nguyen cua TP Cang-Hinh-2
Hiến máu cứu người, một nghĩa cử cao đẹp. 
Hàng năm, Nhà trường đã tích cực vận động, tuyên truyền công tác hiến máu nhân đạo đến cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên bằng nhiều hình thức như: gửi thư kêu gọi, thiết kế nội dung các khẩu hiệu, băng rôn; quan tâm, chỉ đạo các công đoàn, đoàn thanh niên cơ sở thực hiện tuyên truyền, vận động; chuyển kết quả xét nghiệm, tư vấn sức khoẻ cho người tham gia hiến máu; gửi thư cảm ơn, quan tâm, chăm lo với người hiến máu.
Từ cuối năm 2009, dưới sự khởi xướng của thầy Phạm Xuân Dương, khi đó là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, CLB Vận động hiến máu tình nguyện Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã được thành lập và ngày càng phát triển. Ngày 07/4/2012, CLB đã được Ban Chỉ đạo Hiến máu tình nguyện Thành phố công nhận, và từ đó luôn tiên phong trong công tác vận động hiến máu tình nguyện của TP Hải Phòng, với sự tham gia hỗ trợ của hơn 60 thành viên.
Truong DH Hang hai Viet Nam: “Canh chim dau dan” trong hoat dong hien mau tinh nguyen cua TP Cang-Hinh-3
 Từ cuối năm 2009, dưới sự khởi xướng của thầy Phạm Xuân Dương, khi đó là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, CLB Vận động hiến máu tình nguyện Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã được thành lập và ngày càng phát triển.
Trong suốt nhiều năm, phong trào hiến máu tình nguyện tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được duy trì không ngừng nghỉ và trở thành địa điểm uy tín cho những người có nghĩa cử cao đẹp muốn được hiến máu nhân đạo. Năm 2018, Phòng hiến máu cố định tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động, đây cũng là mô hình đầu tiên của Hải Phòng.
Truong DH Hang hai Viet Nam: “Canh chim dau dan” trong hoat dong hien mau tinh nguyen cua TP Cang-Hinh-4
Để có được những thành công trong hoạt động hiến máu tình nguyện của trường Đại học Hàng hải Việt Nam, ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền vận động, thì ngay bản thân lãnh đạo Nhà trường cũng luôn ý thức về việc làm gương đi đầu. 
Hiện tại, phòng hiến máu cố định tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được đầu tư với đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ tốt nhất cho việc hiến máu, tiếp máu. Đều đặn cứ 2 tuần 1 lần vào ngày thứ Năm sẽ có 1 đợt hiến máu, mỗi đợt như thế thu hút từ 75-100 đơn vị máu.
Thời gian qua, ngay cả trong những lúc dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp nhưng với tinh thần tự nguyện, nghĩa cử cao đẹp, nhân ái của cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường, số lượng máu thu được trong các lần hiến đều ở mức cao, thậm chí là vượt chỉ tiêu.
Truong DH Hang hai Viet Nam: “Canh chim dau dan” trong hoat dong hien mau tinh nguyen cua TP Cang-Hinh-5
 Tỷ lệ người hiến máu của Nhà trường trong những năm qua luôn vượt ở mức cao.
Tỷ lệ người hiến máu của Nhà trường trong những năm qua luôn vượt ở mức trên 200% trong tổng số chỉ tiêu thành phố giao. Nhà trường thường xuyên được vinh dự tổ chức các chương trình trọng điểm của Trung ương và Thành phố như: “Hành trình Đỏ”, “Chủ Nhật Đỏ”, “Lễ hội Xuân Hồng”, “Hưởng ứng ngày toàn dân hiến máu 07/04”, “Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu”… được Hội Chữ thập đỏ Trung ương và Thành phố tuyên dương khen thưởng tập thể xuất sắc qua các năm. Đồng thời Nhà trường cũng được UBND thành phố Hải Phòng tặng Bằng khen năm 2010 và năm 2011, Ban Chỉ đạo Hiến máu nhân đạo Trung ương tặng bằng khen năm 2020 và năm 2021.
Truong DH Hang hai Viet Nam: “Canh chim dau dan” trong hoat dong hien mau tinh nguyen cua TP Cang-Hinh-6
Trong suốt nhiều năm, phong trào hiến máu tình nguyện tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được duy trì không ngừng nghỉ và trở thành địa điểm uy tín cho những người có nghĩa cử cao đẹp muốn được hiến máu nhân đạo. 
Để có được những thành công trong hoạt động hiến máu tình nguyện của trường Đại học Hàng hải Việt Nam, ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền vận động, thì ngay bản thân lãnh đạo Nhà trường cũng luôn ý thức về việc làm gương đi đầu.
Truong DH Hang hai Viet Nam: “Canh chim dau dan” trong hoat dong hien mau tinh nguyen cua TP Cang-Hinh-7
  Với những đóng góp to lớn, không ngừng nghỉ của cả thầy và trò nhiều năm qua, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trở thành “cánh chim đầu đàn” trong hoạt động hiến máu tình nguyện của TP Cảng Hải Phòng cũng như cả nước.
Chị Lê Bích Phương Anh, chủ nhiệm câu lạc bộ hiến máu tình nguyện Trường Đại học Hàng hải Việt Nam chia sẻ: “Chỉ cần hiến một phần máu của mình, bạn đã giúp được rất nhiều người trước nguy cơ mất người thân, bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính những người bệnh đang cần đến máu. Tôi thấy việc hiến máu nhân đạo là hành động vô cùng ý nghĩa và không có hại cho sức khỏe nếu chúng ta thực hiện đúng quy trình. Để hoạt động này trở thành thường xuyên, rất cần sự đồng cảm, chia sẻ, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân với xã hội và đất nước”.

Tổng Bí thư kêu gọi đồng bào cả nước tình nguyện hiến máu cứu người

(Kiến Thức) - Nhân ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện, 7/4, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước tình nguyện hiến máu cứu người.

Hai người đầu tiên trên thế giới được truyền máu nhân tạo

Hai bệnh nhân ở Vương quốc Anh nhận được lượng nhỏ máu nuôi trong phòng thí nghiệm, đem lại hy vọng cho những người bị rối loạn máu, có máu hiếm.

Lần đầu tiên nguồn máu được sáng chế trong phòng thí nghiệm được truyền vào người trong một thử nghiệm lâm sàng mang tính bước ngoặt. Các nhà khoa học Vương quốc Anh cho biết, nguồn máu mới có thể giúp ích đáng kể việc điều trị cho những người bị rối loạn máu và có nhóm máu hiếm.

Hai bệnh nhân ở Vương quốc Anh đã nhận được những liều nhỏ máu được nuôi trong phòng thí nghiệm. Đây là giai đoạn đầu tiên của thử nghiệm xem xét máu nhân tạo hoạt động như thế nào bên trong cơ thể.

Hai nguoi dau tien tren the gioi duoc truyen mau nhan tao

Ảnh minh họa: As

Theo CNBC, thử nghiệm sẽ được mở rộng cho 10 bệnh nhân trong vòng vài tháng tới. Chương trình nhằm mục đích nghiên cứu thời gian tồn tại của các tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm so với việc truyền các tế bào hồng cầu tiêu chuẩn.

Nhóm tác giả thông tin, mục đích nghiên cứu không phải để thay thế các hoạt động hiến máu thường xuyên của con người. Công nghệ này có thể cho phép các nhà khoa học sản xuất các nhóm máu rất hiếm, khó tìm nhưng rất quan trọng đối với những người phụ thuộc vào truyền máu thường xuyên vì các bệnh như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

“Nghiên cứu hàng đầu thế giới này đặt nền tảng cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu có thể sử dụng một cách an toàn để truyền máu cho những người mắc các chứng rối loạn như hồng cầu hình liềm. Nhu cầu hiến máu bình thường để cung cấp phần lớn lượng máu sẽ vẫn còn”, Tiến sĩ Farrukh Shah, Giám đốc y tế của Truyền máu và Cấy ghép NHS, giải thích.

Công nghệ hoạt động như thế nào?

Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Bristol, Cambridge và London… tập trung vào các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể.

Ban đầu, một đợt hiến máu thường xuyên được thực hiện và các hạt từ tính được sử dụng để phát hiện những tế bào gốc linh hoạt có khả năng trở thành hồng cầu.

Những tế bào gốc đó được đặt trong dung dịch dinh dưỡng trong phòng thí nghiệm. Trong khoảng ba tuần, các tế bào nhân lên, phát triển, được làm sạch, lưu trữ và truyền cho bệnh nhân.

Máu nhân tạo được gắn một chất phóng xạ được sử dụng trong y tế, để theo dõi thời gian tồn tại trong cơ thể.

Mỗi tình nguyện viên sẽ nhận được hai lần máu từ 5-10ml cách nhau ít nhất 4 tháng. Một lần là máu bình thường và một lần là máu nhân tạo để so sánh tuổi thọ của các tế bào.

Chi phí

Nhóm tác giả hy vọng, tuổi thọ vượt trội của các tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể đồng nghĩa với việc bệnh nhân ít cần truyền máu hơn theo thời gian.

Một lần hiến máu điển hình chứa hỗn hợp các tế bào hồng cầu cũ và mới, có nghĩa là không xác định được thời gian tồn tại và dưới mức tối ưu. Trong khi đó, máu nuôi trong phòng thí nghiệm hoàn toàn mới, tồn tại 120 ngày dự kiến của các tế bào hồng cầu.

Công nghệ này tốn một khoản chi phí đáng kể, đắt hơn hình thức hiến máu truyền thống. Mức tiền có thể giảm sau khi ứng dụng được nhân rộng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.