Trước sai phạm bán bảo hiểm, Prudential, Sunlife... làm ăn thế nào?

Kết quả thanh tra của Bộ Tài chính cho thấy Prudential, MB Ageas Life, Sunlife và BIDV Metlife có nhiều sai phạm khi bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng.

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, thị trường bảo hiểm, đặc biệt là kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, xuất hiện tình trạng một số nhân viên ngân hàng giới thiệu, mời chào, ép khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi khách hàng đến gửi tiết kiệm, vay vốn tín dụng.
Lộ diện nhiều sai phạm
Bộ Tài chính vừa thông tin về kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam, Công Ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas, Công Ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sunlife Việt Nam và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ BIDV Metlife.
Kết quả thanh tra cho thấy, việc triển khai bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng có nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.
Theo Bộ Tài chính cho biết, một số hành vi vi phạm điển hình gồm: Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp; không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm; cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng ipad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…
Bộ Tài chính nhấn mạnh, đây là những hành vi sai phạm sẽ được Bộ Tài chính xem xét xử phạt hành chính theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các quyết định xử phạt sau khi ban hành sẽ được công khai với các cơ quan báo chí và dư luận nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch.
Căn cứ kết quả thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý, giám sát, chấn chỉnh toàn diện đối với hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Truoc sai pham ban bao hiem, Prudential, Sunlife... lam an the nao?
Trước sai phạm bán bảo hiểm, Prudential, Sunlife... làm ăn thế nào? (ảnh minh họa: Internet). 
Bên cạnh đó, khẩn trương xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm; chủ động phát hiện, xử lý các thiếu sót, vi phạm trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tại doanh nghiệp, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm cao nhất việc quản lý đại lý được thực hiện chặt chẽ; ngăn ngừa, phát hiện sớm các hành vi vi phạm của đại lý bảo hiểm, cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm. Đồng thời, có biện pháp chấn chỉnh công tác đào tạo, quản lý và giám sát chất lượng đại lý bảo hiểm. Theo đó các đại lý phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động, thực hiện đúng nội dung, nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật…
Bức tranh tài chính của Prudential, Sunlife... ra sao?
Trong 4 doanh nghiệp bảo hiểm bị thanh tra, Prudential Việt Nam là công ty bảo hiểm có mạng lưới phân phối các sản phẩm qua kênh ngân hàng lớn nhất.
Cụ thể, Prudential Việt Nam đang có quan hệ hợp tác đồng thời với 7 ngân hàng bao gồm MSB, VIB, SeABank... và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như Standard Chartered Bank, UOB, Shinhan Bank. Trong đó, thỏa thuận hợp tác giữa MSB và Prudential bắt đầu từ năm 2021 và kéo dài trong 15 năm. Prudential và SeABank ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền vào năm 2020 với thời hạn 20 năm. Còn với VIB, Prudential Việt Nam đã chính thức ký kết thảo thuận đối tác chiến lược lâu dài triển khai mô hình kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng với thời hạn 15 năm.
Về kết quả kinh doanh, năm 2022, tổng doanh thu của Prudential đạt 34.610 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu thuần từ hoạt động bảo hiểm 30.557 tỷ đồng; doanh thu hoạt động tài chính hơn 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Prudential đạt 3.636 tỷ đồng, gấp khoảng 7,7 lần so với lợi nhuận năm 2021. Nguyên nhân là do công ty đã giảm mạnh khoản chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm (giảm 33%) trong đó tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm giảm 37%.
Báo cáo tài chính năm 2022 của Prudential cho thấy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần đạt 11,91%, tăng mạnh so với mức 1,67% của năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn sở hữu đạt 18,78%, gấp hơn 6 lần so với năm 2021. Theo Prudential, năm 2022, công ty đã chi trả bảo hiểm gần 9.600 tỷ đồng cho hơn 2,1 triệu khách hàng - tăng 11% so với năm 2021 và chiếm 1/4 thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.
Trong khi đó, Sunlife Việt Nam được thành lập năm 2013 với hoạt động chính kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, quản lý quỹ, đầu tư vốn. Đến cuối năm 2022, công ty có 537 nhân viên, có 1 trụ sở chính, 2 chi nhánh, 39 địa điểm kinh doanh và 40 văn phòng tổng đại lý. Doanh nghiệp này hiện đang hợp tác phân phối độc quyền các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua kênh bancassurance với ACB.
Năm 2022, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sunlife Việt Nam đạt doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở mức 5.173 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ đồng (tăng 72%) so với năm 2021; doanh thu hoạt động tài chính đạt 510 tỷ đồng, tăng 4%. Dù doanh thu hoạt động bảo hiểm tăng nhưng Sunlife vẫn phải gánh khoản lỗ sau thuế hơn 1.469 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 1.445 tỷ đồng).
Đáng chú ý, từ thời điểm đặt chân vào thị trường bảo hiểm Việt Nam đến nay (năm 2013), chỉ riêng năm đầu tiên Sunlife Việt Nam có lãi 36 tỷ đồng, 9 năm tài chính còn lại Sunlife Việt Nam đều báo lợi nhuận âm. Việc thua lỗ liên tiếp khiến Sunlife Việt Nam gánh khoản lỗ luỹ kế xấp xỉ 4.575 tỷ đồng tính đến cuối năm 2022.
Tuy nhiên, dù đang gánh lỗ luỹ kế, năm 2022, Sunlife vẫn mạnh tay chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý lên tới 21 tỷ đồng, gần gấp đôi năm 2021. Chi khen thưởng hỗ trợ đại lý tăng 719 tỷ đồng so với năm 2021…

Bảo hiểm Prudential hủy bảo hiểm, tìm đủ cách “hành” khách hàng?

(Kiến Thức) - Quên thu phí, lưu nhầm số điện thoại... đến hẹn, hủy luôn hợp đồng khách hàng; lúc cho khôi phục, Bảo hiểm Prudentail phạt phí trên trời, rồi "củ hành" khiến chị Tạ Như Hoa quá ức chế.

Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện một số đoạn video khách hàng tố Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Công ty Bảo hiểm Prudential) cố tình chèn ép để hủy hợp đồng với khách hàng khiến những khách hàng đã, đang và sắp sử dụng sản phẩm bảo hiểm xôn xao, hoang mang, lo lắng về chất lượng dịch vụ của đơn vị bảo hiểm này.
Bao hiem Prudential huy bao hiem, tim du cach “hanh” khach hang?
Khách hàng bức xúc với cách giải quyết của nhân viên bảo hiểm Prudential. Ảnh cắt từ clip.

Những cú phốt đầy tai tiếng của “ông lớn” Prudential

(Kiến Thức) - Hủy bảo hiểm, tìm đủ cách “hành” khách hàng, bị khách hàng kiện rồi bị thua kiện... là những cú "phốt" tai tiếng của Bảo hiểm Prudential.

Bảo hiểm Prudential hủy bảo hiểm, tìm đủ cách “hành” khách hàng?

Mới đây nhất là trường hợp khách hàng tố Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Công ty Bảo hiểm Prudential) cố tình chèn ép để hủy hợp đồng với khách hàng được dư luận quan tâm trong những ngày qua.

Cụ thể, theo phản ánh của chị Tạ Như Hoa (SN 1973, trú tại Đống Đa, Hà Nội), năm 2010, qua giới thiệu của người quen là ông Đoàn Văn Hạnh, gia đình chị Hoa mua 3 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với Công ty Prudential gồm: hợp đồng cho chị Hoa và 2 hợp đồng cho 2 con gái là Đào Ái Linh (sinh năm 1993) và Đào Nhật Vy (sinh năm 2000).

Nhung cu phot day tai tieng cua “ong lon” Prudential
 Hóa đơn thu tiền bảo hiểm Prudential của chị Tạ Như Hoa.

Theo hợp đồng, mỗi năm gia đình chị Hoa sẽ phải đóng số tiền khoảng hơn 21 triệu đồng (khoảng hơn 7 triệu đồng/hợp đồng/năm). Trong 3 năm đầu (2010, 2011, 2012), chị Hoa đã đóng trực tiếp cho ông Đoàn Văn Hạnh số tiền gần 65 triệu đồng.

Thế nhưng, đến cuối năm 2013, ông Đoàn Văn Hạnh không liên lạc, cũng như không đến nhà chị Hoa trực tiếp để thu tiền. Do công việc bận rộn, lại cho rằng có người thu tiền trực tiếp thì xảy ra sự cố gì phía công ty sẽ thông báo nên chị Hoa không để ý.

Đến cuối tháng 12/2014, chị Hoa có liên hệ với ông Đoàn Văn Hạnh để hỏi lý do tại sao 2 năm nay không đến thu tiền trực tiếp thì nhận được câu trả lời: “Do bận!”.

Lo lắng hợp đồng bảo hiểm của mình có thể bị hủy, chị Hoa đã yêu cầu ông Đoàn Văn Hạnh cùng lên trụ sở công ty bảo hiểm Prudential ở tầng 29, tòa nhà Keangnam (đường Phạm Hùng, Hà Nội) để làm việc trực tiếp. Tại đây, chị Hoa và ông Hạnh được một nhân viên tên Hà, phòng chăm sóc khách hàng thông báo cả 3 hợp đồng bảo hiểm của chị Hoa đã bị hủy do quá 24 tháng không có trách nhiệm đối với hợp đồng.

Chị Hoa thắc mắc tại sao không thấy chị đóng tiền mà công ty không gọi điện trực tiếp hoặc thông báo nhắc nhở thì công ty cho biết đã lưu nhầm số điện thoại của chị. Ngay tại thời điểm đó, ông Đoàn Văn Hạnh cũng đã nhận lỗi sai do “quên” không thu tiền bảo hiểm.

Quá bức xúc vì cách làm việc cẩu thả của nhân viên công ty, chị Hoa yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì nhận được thông báo nếu hủy mỗi hợp đồng, chị không nhận được tiền gốc mà chỉ thu lại được vài trăm ngàn đồng.

Không đồng ý với cách làm này, chị Hoa và ông Hạnh đã nhiều lần làm đơn khiếu nại mong được khôi phục hợp đồng nhưng không được giải quyết, phúc đáp.

Sau nhiều lần kiên trì khiếu nại, chị Hoa được phía Công ty Prudential “ưu tiên” cho khôi phục với điều kiện phải nộp phạt và đóng 1 lần toàn bộ số tiền chưa đóng trong 4 năm (từ năm 2013 tới nay) là 64.140.000/ hợp đồng. “Như vậy, để khôi phục cả 3 hợp đồng sẽ mất số tiền hơn 190.000.000 đồng. Con số này là quá vô lý." - chị Hoa nói.

Tiếp tục khiếu nại, chị Hoa được phía Công ty Prudential giảm số tiền phải đóng còn hơn 34,6 triệu đồng/hợp đồng. Tuy vậy, dù đã đóng hơn 100 triệu để khôi phục 3 hợp đồng nhưng những rắc rối trong thủ tục khôi phục hợp đồng sau đó khiến chị càng thêm bức xúc.

Đến ngày 1/6 vừa qua, chị Hoa tiếp tục đến trụ sở của Công ty Prudential để khiếu nại nhưng vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng, thậm chí còn bị bảo vệ đuổi ra ngoài…. Không thể đồng tình với cách làm việc của Prudential, người nhà chị Hoa đã quay clip để cảnh báo các khách hàng có ý định mua bảo hiểm tại đơn vị này.

Ngày 5/6, sau nhiều ngày lên tiếng đòi lại quyền lợi sau khi bị phía công ty bảo hiểm Prudential gây khó khăn khi tới làm thủ tục khôi phục hợp đồng, đại diện gia đình chị Tạ Như Hoa cho biết: "Sau 2 tiếng làm việc với phía công ty bảo hiểm, họ đã đồng ý trả lại toàn bộ số tiền gia đình đã tham gia bảo hiểm từ năm 2010 đến nay. Tổng số tiền là 200 triệu đồng, với lý do gia đình không còn tin vào công ty bảo hiểm nữa".

Bị lật tẩy hàng loạt sai phạm

Đây không phải là lần đầu Prudential bị dính "phốt". Trước đó, trong đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo hiểm 9 tháng đầu năm 2016 đối với 3 doanh nghiệp bảo hiểm là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Công ty TNHH Dai-ichi Việt Nam và Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam và hai công ty môi giới bảo hiểm trong quý 3/2016, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm đã phát hiện các doanh nghiệp bảo hiểm này vi phạm hàng loạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, hoạt động môi giới bảo hiểm…

Cụ thể trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp đã chấp hành không đúng quy định về việc tách quỹ chủ sở hữu, quỹ chủ hợp đồng; vi phạm việc trích lập dự phòng nghiệp vụ; công tác chăm sóc, chi trả quyền lợi bảo hiểm; công tác quản lý đại lý; chi hoa hồng đại lý; công tác theo dõi, hạch toán công nợ; công tác hạch toán kế toán…

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, các doanh nghiệp đã chấp hành chưa đúng quy định của Bộ Tài chính về phí bảo hiểm, cụ thể là vi phạm về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khỏe. Ngoài ra còn vi phạm về công tác đào tạo, cấp chứng chỉ và quản lý đại lý. Đặc biệt là vi phạm về việc chi hỗ trợ đại lý cao hơn quy định, chi bồi thường cho trường hợp bị loại trừ bảo hiểm, bồi thường chưa đủ căn cứ hoặc bằng chứng xác thực...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.