Trước nghi vấn hàng Trung Quốc gắn mác Việt, Asanzo dính lùm xùm gì?

(Kiến Thức) - Trước khi bị tố dùng hàng Trung Quốc gắn mác Việt, Công ty Cổ phần Asanzo không ít lần vướng sai phạm. Có lần, vì vi phạm hành chính về hóa đơn, Asanzo bị Chi cục thuế Q.Bình Tân phạt 6 triệu.

Trước nghi vấn hàng Trung Quốc gắn mác Việt, Asanzo dính lùm xùm gì?
Thời gian qua, trên một số phương tiện truyền thông có nhiều bài báo phản ánh nghi vấn Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.
Công ty Cổ phần Asanzo được thành lập vào cuối năm 2013 với nhà máy ban đầu có trị giá 20 triệu USD được xây dựng tại TP HCM.
Truoc nghi van hang Trung Quoc gan mac Viet, Asanzo dinh lum xum gi?
 Asanzo từng vướng không ít bê bối. 
Ban đầu là doanh nghiệp sản xuất tivi, 5 năm sau, Asanzo trở thành tập đoàn có hơn 70 dòng sản phẩm điện tử, 7 nhà máy, hơn 2.000 cán bộ công nhân viên, 15.000 điểm bán hàng và 1.000 trạm bảo hành trên toàn quốc.
Hầu toà vì vi phạm nhãn hiệu
Trước đó, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương, đơn vị sở hữu nhãn hiệu Asano đã khởi kiện Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam ra tòa vì vi phạm nhãn hiệu, yêu cầu bồi thường 500 triệu đồng.
Theo tìm hiểu, năm 2008, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Asano, hình số 107919 cho các nhóm hàng hóa về máy giặt, máy xay sinh tố, máy ép trái cây, ti vi, đầu lọc đĩa DVD, loa, amply, tủ lanh, điều hòa, nồi cơm điện…
Đến năm 2015, Công ty phát hiện trên thị trường có Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam sử dụng nhãn hiệu Asanzo có kiểu dáng, mẫu mã giống với nhãn hiệu Asano mà công ty đã được đăng ký bảo hộ.
Bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM năm 2018 đã tuyên buộc Công ty Asanzo chấm dứt hành vi xâm phạm, xóa bỏ nhãn hiệu Asanzo, hình đã dán trên các sản phẩm và buộc công ty này phải bồi thường số tiền 100 triệu đồng cho Công ty Đông Phương.
Sau bản án trên, cả hai bên đều kháng cáo. Năm 2019, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã xem xét đơn kháng án. Đầu năm 2019, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ khẳng định, dấu hiệu Asanzo là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Asano theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.

Mời độc giả xem video: Thương hiệu ti vi của người Việt Asanzo. Nguồn: HTV9. 

Sai phạm thuế
Ngày 16/1/2017, Chi cục Thuế Bình Tân đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo với hàng loạt vi phạm như: Vi phạm thủ tục về thuế; Khai sai dẫn tới thiếu số tiền nộp thuế; Chậm nộp thuế; Truy thu thuế…với tổng số tiền lên tới hơn 250 triệu đồng.
Ngày 7/3/2017, Chi cục thuế Bình Tân tiếp tục ra quyết định xử phạt thêm doanh nghiệp này vì vi phạm hành chính về hóa đơn với số tiền 6 triệu đồng do đã vi phạm nhiều lần và có tình tiết tăng nặng.
Đầu năm 2017, Chi cục Thuế Bình Tân cho hay, Asanzo Việt Nam đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo cũng chỉ mới nộp tiền tạm ứng thuế mỗi công ty 20 triệu đồng, ngoài ra chưa thu được thêm được khoản nào...
Trước những thông tin trái chiều về nghi vấn dùng hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam của Asanzo, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin mà báo chí phản ánh.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/7/2019.

CEO thương hiệu Việt Asanzo thừa nhận sử dụng linh kiện Trung Quốc

Trước nghi vấn “Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam”, CEO Tập đoàn Asanzo - ông Phạm Văn Tam, cho biết sản phẩm Asanzo không phải “Made in Việt Nam” mà xuất xứ tại Việt Nam.

CEO thương hiệu Việt Asanzo thừa nhận sử dụng linh kiện Trung Quốc
Chia sẻ với VietNamNet về lô hàng linh kiện lò nướng thủy tinh bị Cục Hải quan TP HCM kiểm tra tháng ngày 7/9/2018, ông Tam khẳng định Asanzo đã ngừng sản xuất các mặt hàng này từ khoảng tháng 6/2018.

Hành trình nghi vấn Asanzo hàng Trung Quốc “gắn mác” thương hiệu Việt

(Kiến Thức) - Ngay sau khi xuất hiện thông tin Asanzo là hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao quyết định tước quyền sử dụng nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao với các sản phẩm của Tập đoàn Asanzo.

Hành trình nghi vấn Asanzo hàng Trung Quốc “gắn mác” thương hiệu Việt
Hanh trinh nghi van Asanzo hang Trung Quoc “gan mac” thuong hieu Viet
Sáng 21/6, tờ Phụ nữ TP.HCM đăng tải bài viết "Công ty 'ma' nhập hàng Trung Quốc cho thương hiệu Việt chất lượng cao" khiến không ít người tiêu dùng quan tâm.  

CEO Asanzo Phạm Văn Tam là người thế nào?

(Kiến Thức) - Trước khi trở thành chủ nhân Tập đoàn Asanzo, ông Phạm Văn Tam từng bươn chải qua nhiều nghề như chụp ảnh, bưng phở, áp tải hàng, buôn linh kiện... Ngay từ nhỏ, ông Tam đã đau đáu giấc mơ kiếm tiền và tỏ ra yêu thích công việc kinh doanh. 

CEO Asanzo Phạm Văn Tam là người thế nào?
CEO Asanzo Pham Van Tam la nguoi the nao?
Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.