Trước lúc lâm chung, Lưu Bị hé lộ lý do không trọng dụng Triệu Vân

Luận về công lao và tài năng, Triệu Vân không hề thua kém nhiều thuộc hạ khác dưới quyền Lưu Bị. Thế nhưng tại sao chức quan mà ông được ban cho lại chỉ là hữu danh vô thực?

Trước lúc lâm chung, Lưu Bị hé lộ lý do không trọng dụng Triệu Vân
Nhắc tới Lưu Bị, hậu thế không thể không nhớ tới câu chuyện gây dựng đại nghiệp đã trở thành huyền thoại của ông.
Từ một người làm nghề đan giày dệt chiếu, Lưu Bị đã chuyển mình và làm nên kỳ tích, trở thành Hoàng đế khai quốc của Thục Hán. Xét cho cùng, thành công của Lưu Bị chủ yếu đến từ biệt tài khai thác và trọng dụng nhân tài.
Năm xưa trước khi gặp được ông, Quan Vũ vốn là một kẻ phạm tội giết người, Trương Phi cũng chỉ là phường đồ tể, ngay tới nhân vật trọng yếu như Gia Cát Khổng Minh sau này thực chất cũng từng mang xuất thân nông phu.
Thế nhưng hết thảy những nhân tài ẩn mình trong thời loạn thế ấy đều nhờ Lưu Bị mà trở nên nổi danh giữa buổi quần hùng tranh bá.
Trong số những nhân vật thuộc tập đoàn chính trị Thục Hán, có một người hết sức đặc biệt. Ông chính là vị tướng làm nên kỳ tích một mình cứu chúa trong trận Trường Bản, Thường Sơn Triệu Tử Long – Triệu Vân.
Chưa vội trọng dụng Triệu Tử Long, Lưu Bị thực chất muốn "mài đá thành ngọc"
Truoc luc lam chung, Luu Bi he lo ly do khong trong dung Trieu Van
Triệu Vân là một trong số những vị tướng hiếm hoi vừa hữu dũng lại vừa hữu mưu. (Ảnh minh họa). 
Triệu Vân (? – 229), tự Tử Long, là người Thường Sơn. Ông là danh tướng vào giai đoạn cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc, cũng là một trong số những nhân vật góp công không nhỏ vào sự thành lập của nhà Thục Hán.
Triệu Tử Long xưa kia vốn đi theo Công Tôn Toản. Khi các chư hầu kết đồng minh, Lưu Bị cũng có dịp giao hảo cùng Công Tôn Toản.
Ngay từ những ngày ấy, Triệu Vân đã từng không ít lần được Lưu Bị "mượn dùng" để đi đánh giặc cùng mình. Mối quan hệ của hai người nhờ đó mà dần trở nên thân thiết.
Sau khi Công Tôn Toản qua đời, Triệu Vân đã đi tìm Lưu Bị và được ông thu nhận vào tập đoàn chính trị của mình.
Trong trận chiến ở Trường Bản, chính vị tướng họ Triệu này đã đơn thương độc mã mạo hiểm phá vòng vây để cứu A Đẩu, con trai của Lưu Bị, nhờ đó mà lập được công lao vô cùng to lớn.
Theo lẽ thường, người có công cứu giá như Triệu Vân vốn nên được quân chủ trọng dụng. Thế nhưng trên thực tế, ông chỉ có cái danh xuất hiện trong hàng Ngũ hổ tướng và cũng chỉ được phong chức vị không có mấy thực quyền.
Phải chăng có lý do nào khiến một vị quân chủ vốn thấu tình đạt lý như Lưu Bị lại cố tình không trọng dụng Triệu Tử Long?
Kỳ thực, việc Lưu Bị chưa giao cho Triệu Vân những chức vụ lớn cũng đều có nguyên nhân. Một trong số đó bắt nguồn từ việc Triệu Vân là một vị tướng trẻ tuổi, lại có phần nhanh mồm nhanh miệng.
Năm xưa sau trận Xích Bích, thế chân vạc thời Tam Quốc về cơ bản đã được định hình. Lưu Bị vì muốn lôi kéo lòng người nên bắt đầu luận công ban thưởng, phong chức tướng, quần thần cũng vui vẻ đón nhận.
Bấy giờ, duy chỉ có Triệu Vân cho rằng thiên hạ còn chưa hoàn toàn bình định, chuyện ban thưởng không thích hợp thảo luận quá sớm.
Lời này quả thực có phần đắc tội với những người vừa mới xả thân trong trận đại chiến trước đó, hơn nữa cũng khiến Lưu Bị không khỏi có chút khó xử.
Sự việc lần đó rất có thể đã khiến Lưu Bị nghĩ rằng, Triệu Vân tuy có tài nhưng vẫn còn trẻ người non dạ, nên rèn luyện thêm mới có thể đảm đương những chức vụ lớn.
Di ngôn của Lưu Bị cho Triệu Vân và ý muốn "chuyển giao nhân tài" cho con trai
Triệu Vân được coi là một trong số ít những người thuộc "Ngũ hổ tướng" vừa hữu dũng, hữu mưu.
Về phần Quan Vũ – Trương Phi, hai huynh đệ này một người thì trời sinh có tính tự phụ, một người lại quá mức ngạo mạn, vô lễ.
Chính điều đó đã khiến Lưu Bị lo rằng sau khi ông qua đời, hai vị huynh đệ kết nghĩa ấy sẽ không dễ dàng phục tùng một vị quân chủ trẻ tuổi như Lưu Thiện.
Trong khi đó, Triệu Vân lại không hề giống như Quan – Trương. Lưu Thiện trước kia cũng do một tay vị tướng họ Triệu này cứu mạng, cho nên mối quan hệ giữa hai người cũng có phần thân thiết hơn so với những người khác.
Điều quan trọng còn nằm ở chỗ, Triệu Vân là người một khi đã nhận lệnh thì chắc chắn sẽ luôn vâng mệnh mà làm việc, tuyệt đối không tự kiêu, tự đại như Quan – Trương.
Có giai thoại truyền lại rằng, khi Lưu Bị ủy thác di ngôn ở thành Bạch Đế, ngoại trừ Khổng Minh, Triệu Vân chính là người còn lại có mặt ở đó.
Bấy giờ, Lưu Bị đã dặn dò ông phải một lòng bảo vệ Lưu Thiện. Thậm chí, vị quân chủ ấy còn ban cho Triệu Tử Long một đặc ân: Nếu ai không thần phục ấu chúa, ông có thể thẳng tay giết chết mà không bị xử tội.
Từ đó có thể thấy, Lưu Bị thực chất vô cùng tín nhiệm Triệu Vân chứ không bạc đãi như nhiều người vẫn nghĩ.
Nếu đại nghiệp Bắc Phạt của Gia Cát Lượng có thể hoàn thành, thiên hạ quy về một mối, thì người có công cứu mạng và phò tá tân đế như Triệu Vân ắt sẽ có được chức vị dưới một người trên vạn người.
Chỉ tiếc rằng chiến dịch Bắc phạt nhiều lần thất bại. Triệu Tử Long cũng bởi nhiều năm chinh chiến nơi sa trường, lao lực quá sức, sau cùng lâm bệnh qua đời trong sự nuối tiếc vô cùng của nhà Thục Hán.

Những đại cao thủ võ thuật Trung Quốc cổ đại là ai?

(Kiến Thức) - Võ thuật là một trong những tinh hoa văn hóa của Trung Quốc. Trải qua hàng ngàn năm phát triển đã phát sinh những đại cao thủ võ thuật với võ nghệ siêu phàm. 

Những đại cao thủ võ thuật Trung Quốc cổ đại là ai?
Nhung dai cao thu vo thuat Trung Quoc co dai la ai?
 Trong danh sách các đại cao thủ võ thuật Trung Hoa, Trương Tam Phong là người duy nhất không cầm quân đánh trận nhưng ông đã sáng tạo ra phái Võ Đang và Thái Cực Quyền phát triển rực rỡ. Ông tên là Thông, tự là Quân Bảo, nguyên là một đạo sĩ, giỏi thư họa, biết làm thơ văn. Tam Phong tự xưng là hậu duệ của Trương Thiên Sư, là tổ sư khai sinh phái Võ Đang.
Nhung dai cao thu vo thuat Trung Quoc co dai la ai?-Hinh-2
 Thường Ngộ Xuân là một mãnh tướng đầu triều vua Chu Nguyên Chương. Minh sử chép ông là vị tướng bất khả chiến bại. Một mình từng trải qua trăm trận, có thể được coi là người vô địch. Là một vị khai quốc thượng tướng triều Minh, với thành tích đơn đấu vô địch tất nhiên ông có võ nghệ cao cường xứng đáng được liệt vào danh sách này.
Nhung dai cao thu vo thuat Trung Quoc co dai la ai?-Hinh-3
 Tống sử chép Nhạc Phi có thể giương được cái cung 300 cân mà một cân thời Tống nặng hơn 1 cân thời nay một chút, ước tính bằng khoảng 350 cân thời nay, tương đương 175 kg. Sức giương được cái cung nặng 300 cân nếu không phải mạnh như hổ thì cũng phải thần nhân chứ người thường không thể làm được.
Nhung dai cao thu vo thuat Trung Quoc co dai la ai?-Hinh-4
 Ngao Bái được mệnh danh là “Mãn châu đệ nhất dũng sĩ”. Điều đó chứng minh Ngao Bái không phải hạng thường. Trong Thanh sử không có ghi chép nào nói Ngao Bái bị đánh bại. Khi bắt trói Ngao Bái, phải cần đến 18 sợi dây chắc để phòng ông ta trốn thoát. Điều đó cho thấy Ngao Bái có sức mạnh và võ nghệ phi thường.
Nhung dai cao thu vo thuat Trung Quoc co dai la ai?-Hinh-5
 Triệu Vân nhất sinh dũng mãnh vô địch, từng hạ sát nhiều tướng địch mà chưa từng bị thương, nhiều lần trong lúc nguy nan vẫn cứu chúa thành công. Đồng thời ông từng giao chiến với nhiều danh tướng, hổ tướng đương thời nhưng chưa bao giờ bị thua.
Nhung dai cao thu vo thuat Trung Quoc co dai la ai?-Hinh-6
 Lã Bố được coi là cao thủ đệ nhất trong thời Tam Quốc. Mặc dù sau khi Đổng Trác chết, 18 lộ chư hầu đem quân thảo phạt, Lã Bố vẫn dễ dàng chối chọi. Trong trận Hổ Lao Quan đánh nhau với 3 anh em Lưu Quan Trương từ sáng đến chiều không phân thắng bại. Qua đó cũng thấy được võ nghệ và sức vóc của ông ta.
Nhung dai cao thu vo thuat Trung Quoc co dai la ai?-Hinh-7
Vũ Văn Thành Đô là cao thủ đệ nhất thời Tùy Đường. Ông này sử dụng binh khí là một cây Lưu Kim Đảng (giống như cái đinh ba) nặng 400 cân. Tùy Dương Đế từng phong ông là Thiên Bảo tướng quân và ban cho kim bài Vô địch, là cây cột trụ chống trời của nhà Tùy. Sau này thấy giang sơn nhà Tùy khó giữ, cha con Vũ Văn Thành Đô giết Tùy Dương Đế soán ngôi và được phong làm Vũ An Vương cầm 10 vạn binh giữ Đồng Quan. 
Nhung dai cao thu vo thuat Trung Quoc co dai la ai?-Hinh-8
 Hạng Vũ có lẽ là cao thủ bậc nhất trong số các cao thủ võ thuật Trung Quốc cổ đại. Sinh thời ông có sức khỏe bạt sơn. Khi cầm quân đánh trận thì đánh đâu được đó, chưa từng thua. Lúc đánh bại nhà Tần rồi gặp các chư hầu, không ai dám ngẩng lên nhìn mặt Hạng Vũ. Một người có thể khiến người khác sợ đến như vậy đủ thấy có uy mãnh như thế nào.

Vì sao Gia Cát Lượng phò Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?

Thời Tam quốc, Tào Tháo hay Tôn Quyền đều là những thế lực hùng mạnh hơn Lưu Bị, nhưng Gia Cát Lượng một mực chờ đợi cơ hội cùng Lưu bị xuống núi bởi nhiều lý do.

Vì sao Gia Cát Lượng phò Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?

Gia Cát Lượng (181-234) là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Ông là người hình thành nên thế chân vạc giữa nhà Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy trong suốt 60 năm. Ông cũng là nhân vật rất quan trọng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Loạt bài này sẽ đi sâu lý giải những bí ẩn trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Trung Quốc, trong đó có nhiều chi tiết không được đề cập trong tiểu thuyết.

Có những ý kiến cho rằng, Gia Cát Lượng lựa chọn phò tá Lưu Bị không chỉ vì lý tưởng Nho gia mà còn bởi Lưu Bị là người có thể giúp cho Gia Cát Lượng không gian để phát triển năng lực.

Thanh Hoá: Chùa cổ linh thiêng Sùng Nghiêm Diên Thánh

Tại làng Duy Tinh xã Văn Lộc huyện Hậu Lộc hiện có ngôi chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh uy nghi, linh thiêng là minh chứng thuyết phục.

Thanh Hoá: Chùa cổ linh thiêng Sùng Nghiêm Diên Thánh
Chùa có từ xa xưa, người già cũng không nhớ nổi, truyền thuyết còn lưu rằng: Quan quân nhà Lý khi đi chinh phạt phương Nam có lập đồn trú bên cạnh chùa. Một lần vua Lý Nhân Tông cùng Thái úy Lý Thường Kiệt đi kinh lý phương Nam vào tháng hai năm Bính Thân (1116) có ghé thăm đồn. Vua đi vãn cảnh chùa lòng cảm khái lâng lâng trước cảnh đẹp chùa thiêng, đất đai rộng rãi tốt tươi, dân cư thuần hậu, đời sống an lạc, đủ đầy đem lòng ưu ái ra ân cho xây lại chùa to lớn bề thế. Thống phán Chu Nguyên Hạo cai quản lộ Thanh Hóa được giao chủ trì xây dựng. Chùa tọa lạc trên đất Duy Tinh, thời lý thuộc quận Cửu Chân trấn Thanh Hoa. Nơi đây là thủ phủ thời bấy giờ. Mãi sau này vẫn là trung tâm chính trị kinh tế của phủ rồi huyện Hậu Lộc. Chùa dựng nơi dân cư đông đúc, giao thương sầm uất, có đường bộ nối liền các nơi, có sông Nhà Lê chảy qua tạo nên sự gần gũi ấm áp, thân thiện ai ai cũng muốn đến chiêm bái.

Đọc nhiều nhất

Tin mới