Trước khi “biến mất”, Hải quân Nga còn lại gì ở Syria?

Trước khi “biến mất”, Hải quân Nga còn lại gì ở Syria?

(Kiến Thức) - Trước đe dọa tấn công các căn cứ quân sự ở Syria từ Mỹ và đồng minh, hạm đội tàu chiến Nga tại căn cứ hải quân Tartus đã bất ngờ biến mất sau hôm 11/4. Vậy họ đã đi đâu?

Dựa trên những hình ảnh vệ tinh mới nhất chụp căn cứ hải quân Tartus của Nga ở Syria, hạm đội tàu chiến lên đến hơn 10 chiếc của Moscow ở đây đã biến mất chỉ sau một đêm. Trong khi đó Mỹ và các đồng minh phương Tây tuyên bố sẽ tấn công Syria trong đêm ngày 12/4. Nguồn ảnh: Reddit.
Dựa trên những hình ảnh vệ tinh mới nhất chụp căn cứ hải quân Tartus của Nga ở Syria, hạm đội tàu chiến lên đến hơn 10 chiếc của Moscow ở đây đã biến mất chỉ sau một đêm. Trong khi đó Mỹ và các đồng minh phương Tây tuyên bố sẽ tấn công Syria trong đêm ngày 12/4. Nguồn ảnh: Reddit.
Trong ảnh là ảnh chụp vệ tinh  căn cứ hải quân Tartus trong ngày 11/4, toàn bộ tàu chiến của Nga tại căn cứ này đều đã được rút đi và chỉ còn lại duy nhất một tàu ngầm tấn công Kilo ở lại. Nguồn ảnh: imagesatintl.
Trong ảnh là ảnh chụp vệ tinh căn cứ hải quân Tartus trong ngày 11/4, toàn bộ tàu chiến của Nga tại căn cứ này đều đã được rút đi và chỉ còn lại duy nhất một tàu ngầm tấn công Kilo ở lại. Nguồn ảnh: imagesatintl.
Trước hôm 11/4, Hải quân Nga triển khai hơn 10 tàu chiến tại căn cứ này trong đó có cả các tàu hộ vệ tên lửa và đổ bộ cỡ lớn của nước này. Trong ảnh là ảnh chụp vệ tinh căn cứ Tartus trước hôm 11/4 với biên đội tàu chiến Nga vẫn còn ở nguyên trong cầu cảng. Nguồn ảnh: imagesatintl.
Trước hôm 11/4, Hải quân Nga triển khai hơn 10 tàu chiến tại căn cứ này trong đó có cả các tàu hộ vệ tên lửa và đổ bộ cỡ lớn của nước này. Trong ảnh là ảnh chụp vệ tinh căn cứ Tartus trước hôm 11/4 với biên đội tàu chiến Nga vẫn còn ở nguyên trong cầu cảng. Nguồn ảnh: imagesatintl.
Theo công ty cung cấp ảnh chụp từ vệ tinh iSi (Israel) nhận định, Nga đã rút hạm đội tàu chiến của mình khỏi Tartus để tránh các đợt không kích của Mỹ và đồng minh. Hiện tại Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về sự việc này. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo công ty cung cấp ảnh chụp từ vệ tinh iSi (Israel) nhận định, Nga đã rút hạm đội tàu chiến của mình khỏi Tartus để tránh các đợt không kích của Mỹ và đồng minh. Hiện tại Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về sự việc này. Nguồn ảnh: Sputnik.
Thông tin được Bộ Quốc phòng Nga công bố, căn cứ hải quân Tartus được nước này đưa vào hoạt động từ thời Liên Xô và nằm dưới quyền chỉ huy của Hạm đội Biển Đen, căn cứ này là “nhà” của khoảng 11 tàu chiến Nga và con số này có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Được biết, Nga bắt đầu mở rộng quy mô của Tartus vào năm 2012 trước khi nước này chính thức can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến ở Syria trong năm 2015. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Thông tin được Bộ Quốc phòng Nga công bố, căn cứ hải quân Tartus được nước này đưa vào hoạt động từ thời Liên Xô và nằm dưới quyền chỉ huy của Hạm đội Biển Đen, căn cứ này là “nhà” của khoảng 11 tàu chiến Nga và con số này có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Được biết, Nga bắt đầu mở rộng quy mô của Tartus vào năm 2012 trước khi nước này chính thức can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến ở Syria trong năm 2015. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Dựa trên những hình ảnh vệ tinh của iSi trước khi biến mất Hải quân Nga đang duy trì khoảng 10 tàu quân sự tại Tartus trong đó có 6 tàu chiến gồm một tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ropucha, một tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich, hai tàu tuần tra Grachonok, và hai tàu ngầm Kilo. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Dựa trên những hình ảnh vệ tinh của iSi trước khi biến mất Hải quân Nga đang duy trì khoảng 10 tàu quân sự tại Tartus trong đó có 6 tàu chiến gồm một tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Ropucha, một tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich, hai tàu tuần tra Grachonok, và hai tàu ngầm Kilo. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Trong ảnh là tàu đổ bộ Caesar Kunikov “158” thuộc Hạm đội Biển Đen, nó đang đi qua Istanbul, Thổ Nhỉ Kỳ từ Biển Đen ra Địa Trung Hải trước khi đến căn cứ hải quân Tartus. Tàu Caesar Kunikov thường xuyên làm nhiệm vụ tiếp vận vũ khí, đạn dược cho quân đội Syria, con tàu này có khả năng chở theo 450 tấn hàng hóa các loại. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Trong ảnh là tàu đổ bộ Caesar Kunikov “158” thuộc Hạm đội Biển Đen, nó đang đi qua Istanbul, Thổ Nhỉ Kỳ từ Biển Đen ra Địa Trung Hải trước khi đến căn cứ hải quân Tartus. Tàu Caesar Kunikov thường xuyên làm nhiệm vụ tiếp vận vũ khí, đạn dược cho quân đội Syria, con tàu này có khả năng chở theo 450 tấn hàng hóa các loại. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Một mẫu tàu vận tải quân sự khác thường được Hải quân Nga sử dụng ở Syria là lớp tàu Amur, nhiệm vụ chính của nó cũng là vận tải vũ khí, đạn dược từ Nga qua Syria. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Một mẫu tàu vận tải quân sự khác thường được Hải quân Nga sử dụng ở Syria là lớp tàu Amur, nhiệm vụ chính của nó cũng là vận tải vũ khí, đạn dược từ Nga qua Syria. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Trong ảnh là một tàu Amur mang số hiệu PM-138 thuộc Hạm đội Biển Đen hoạt động tại Syria. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Trong ảnh là một tàu Amur mang số hiệu PM-138 thuộc Hạm đội Biển Đen hoạt động tại Syria. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Mặc dù vài trò của tàu ngầm Nga tại Syria chưa thực sự rõ ràng nhưng kể từ khi Nga triển khai quân đến Tartus thì luôn có ít nhất hai tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo tại căn cứ hải quân này. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Mặc dù vài trò của tàu ngầm Nga tại Syria chưa thực sự rõ ràng nhưng kể từ khi Nga triển khai quân đến Tartus thì luôn có ít nhất hai tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo tại căn cứ hải quân này. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Tàu ngầm Kilo là được đánh giá là một trong những tàu ngầm tấn công thông thường êm nhất thế giới, dĩ nhiên đối thủ của Kilo tại Syria chắc chắn là các tàu chiến của NATO mà cụ thể hơn là Mỹ. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Tàu ngầm Kilo là được đánh giá là một trong những tàu ngầm tấn công thông thường êm nhất thế giới, dĩ nhiên đối thủ của Kilo tại Syria chắc chắn là các tàu chiến của NATO mà cụ thể hơn là Mỹ. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Tuy vậy, lớp tàu chiến mạnh nhất của Nga tại căn cứ Tartus lại là tàu hộ vệ tên lửa lớp Đô đốc Grigorovich, đây cũng là một trong những tàu chiến mạnh nhất của Hạm đội Biển Đen hiện tại. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Tuy vậy, lớp tàu chiến mạnh nhất của Nga tại căn cứ Tartus lại là tàu hộ vệ tên lửa lớp Đô đốc Grigorovich, đây cũng là một trong những tàu chiến mạnh nhất của Hạm đội Biển Đen hiện tại. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Tàu Đô đốc Grigorovich được trang bị hệ thống vũ khí tấn công khá toàn diện với các tên lửa hành trình Kalibr, hay chống hạm siêu thanh Oniks, ngoài ra nó còn có khả năng phòng không hạm đội với các tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Tàu Đô đốc Grigorovich được trang bị hệ thống vũ khí tấn công khá toàn diện với các tên lửa hành trình Kalibr, hay chống hạm siêu thanh Oniks, ngoài ra nó còn có khả năng phòng không hạm đội với các tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Được biết hiện tại cả ba tàu hộ vệ lớp Đô đốc Grigorovich đều được biên chế cho Hạm đội Biển Đen và chúng thường xuyên xuất hiện tại vùng biển Địa Trung Hải và ngoài khơi Syria. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Được biết hiện tại cả ba tàu hộ vệ lớp Đô đốc Grigorovich đều được biên chế cho Hạm đội Biển Đen và chúng thường xuyên xuất hiện tại vùng biển Địa Trung Hải và ngoài khơi Syria. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Cái tên cuối cùng trong danh sách tàu chiến Nga “biến mất” khỏi căn cứ Tartus là hai tàu tuần tra ven bờ Grachonok, đây là lớp tàu chiến mới được Hải quân Nga trang bị có nhiệm vụ chính là tuần tra, bảo vệ các khu vực bến cảng, căn cứ hải quân trọng yếu. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Cái tên cuối cùng trong danh sách tàu chiến Nga “biến mất” khỏi căn cứ Tartus là hai tàu tuần tra ven bờ Grachonok, đây là lớp tàu chiến mới được Hải quân Nga trang bị có nhiệm vụ chính là tuần tra, bảo vệ các khu vực bến cảng, căn cứ hải quân trọng yếu. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Hiện tại Hải quân Nga có 16 tàu chiến loại này trong đó có tới 4 chiếc trong biên chế Hạm đội Biển Đen, vũ khí chính của Grachonok hầu hết là các loại rocket chống người nhái dòng DP, súng máy hạng nặng và tên lửa phòng không Igla-1. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Hiện tại Hải quân Nga có 16 tàu chiến loại này trong đó có tới 4 chiếc trong biên chế Hạm đội Biển Đen, vũ khí chính của Grachonok hầu hết là các loại rocket chống người nhái dòng DP, súng máy hạng nặng và tên lửa phòng không Igla-1. Nguồn ảnh: liveuamap‏.
Mời độc giả xem video: Bên trong căn cứ hải quân Tartus của Nga tại Syria. (nguồn RT)

GALLERY MỚI NHẤT