Trước khi bị hủy diệt, thành phố Pompeii đối mặt thảm họa gì?

Trước khi bị hủy diệt, thành phố Pompeii đối mặt thảm họa gì?

(Kiến Thức) - Theo kết quả nghiên cứu, trước khi bị núi lửa chôn vùi vĩnh viễn năm 79, thành phố Pompeii từng đối mặt với thảm họa nguy hiểm là nhiễm độc antimony.

Theo các tài liệu lịch sử,  thành phố Pompeii bị phá hủy khi núi lửa Vesuvius phun trào dữ dội vào năm 79. Hậu quả là 16.000 người dân cùng toàn bộ các công trình công cộng, nhà cửa... bị chôn vùi vĩnh viễn trong tro bụi núi lửa.
Theo các tài liệu lịch sử, thành phố Pompeii bị phá hủy khi núi lửa Vesuvius phun trào dữ dội vào năm 79. Hậu quả là 16.000 người dân cùng toàn bộ các công trình công cộng, nhà cửa... bị chôn vùi vĩnh viễn trong tro bụi núi lửa.
Kết quả nghiên cứu mới công bố cho thấy, trước khi bị hủy diệt, thành phố cổ Pompeii tiềm ẩn một mối đe dọa nguy hiểm từ hệ thống ống nước.
Kết quả nghiên cứu mới công bố cho thấy, trước khi bị hủy diệt, thành phố cổ Pompeii tiềm ẩn một mối đe dọa nguy hiểm từ hệ thống ống nước.
Cụ thể, các chuyên gia cho hay đã phát hiện lượng chất antimony ở mức độ độc hại cao trong một ống nước tại Pompeii.
Cụ thể, các chuyên gia cho hay đã phát hiện lượng chất antimony ở mức độ độc hại cao trong một ống nước tại Pompeii.
Bên cạnh dấu vết của antimony, các chuyên gia còn phát hiện các ống nước trên có chứa chì - một kim loại nặng rất độc. Những ống nước độc hại này không chỉ phổ biến ở thành phố Pompeii mà còn ở nhiều nơi khác tại La Mã thời cổ đại.
Bên cạnh dấu vết của antimony, các chuyên gia còn phát hiện các ống nước trên có chứa chì - một kim loại nặng rất độc. Những ống nước độc hại này không chỉ phổ biến ở thành phố Pompeii mà còn ở nhiều nơi khác tại La Mã thời cổ đại.
Không chỉ ăn mòn các kim loại khác, lượng chì còn tích tụ trong cơ thể người do tiếp xúc lâu ngày với chúng. Lâu ngày, lượng chì trong cơ thể con người ngày càng lớn dẫn đến bị ngộ độc chì.
Không chỉ ăn mòn các kim loại khác, lượng chì còn tích tụ trong cơ thể người do tiếp xúc lâu ngày với chúng. Lâu ngày, lượng chì trong cơ thể con người ngày càng lớn dẫn đến bị ngộ độc chì.
Hậu quả là sức khỏe của con người gặp phải nhiều vấn đề như tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, có thể gây đột quỵ, thậm chí là bệnh ung thư.
Hậu quả là sức khỏe của con người gặp phải nhiều vấn đề như tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, có thể gây đột quỵ, thậm chí là bệnh ung thư.
Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh và trẻ em là những đối tượng dễ bị nhiễm độc chì nhất do sử dụng nước từ những ống nước này.
Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh và trẻ em là những đối tượng dễ bị nhiễm độc chì nhất do sử dụng nước từ những ống nước này.
Chính vì lý do này mà trẻ em thường chậm phát triển, có thể bị tiêu chảy, nôn mửa...
Chính vì lý do này mà trẻ em thường chậm phát triển, có thể bị tiêu chảy, nôn mửa...
Các nhà khoa học còn cho hay chất antimony độc hại, nguy hiểm hơn so với chì. Chỉ cần một lượng nhỏ antimony ngấm vào trong nước thì sẽ khiến cho người tiếp xúc với nó nhanh chóng mắc bệnh, trở nên ốm yếu. Thậm chí, trường hợp nặng có thể khiến tim ngừng đập, dẫn đến tử vong.
Các nhà khoa học còn cho hay chất antimony độc hại, nguy hiểm hơn so với chì. Chỉ cần một lượng nhỏ antimony ngấm vào trong nước thì sẽ khiến cho người tiếp xúc với nó nhanh chóng mắc bệnh, trở nên ốm yếu. Thậm chí, trường hợp nặng có thể khiến tim ngừng đập, dẫn đến tử vong.
Với phát hiện này, một số chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, chính việc sử dụng lượng chì rộng rãi trong đời sống là nguyên nhân khiến đế chế La Mã diệt vong.
Với phát hiện này, một số chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, chính việc sử dụng lượng chì rộng rãi trong đời sống là nguyên nhân khiến đế chế La Mã diệt vong.

GALLERY MỚI NHẤT