Trung Quốc vẫn còn “non nớt” ở Trung Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc nhận thấy hiện diện của nước này ở Trung Đông tốn kém hơn dự kiến và sẽ sa lầy vào các cuộc xung đột ở khu vực này.

Trung Quốc ngày càng lệ thuộc vào năng lượng từ Trung Đông
Nhóm Hồi giáo Sunni ISIL kiểm soát thành phố Mosul của Iraq lại khiến dư luận thế giới chú ý tới một Trung Đông với nền hòa bình mong manh. Một Iraq yếu ớt và bất ổn sẽ không chỉ khiến Mỹ mất mặt mà còn gây tổn hại chiến lược tới Trung Quốc.
Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã dần chuyển chính sách ngoại giao của nước này từ ngoại giao thụ động sang hướng đối đầu và quyết liệt hơn. Những hành động hung hăng của nước này trên biển Hoa Đông và Biển Đông trong 2 năm qua đã chứng minh cho thay đổi đó.
Trung Quốc theo đuổi một chính sách ngoại giao quyết liệt một phần để phục vụ cho nền kinh tế nước này và một phần bắt nguồn từ chủ nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh ở Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã khuấy động tinh thần yêu nước của người dân để củng cố vị thế lãnh đạo của mình đồng thời đánh lạc hướng dư luận trong nước khỏi các vấn đề nội tại của nước này.
Ông Tập Cận Bình (phải - khi còn là phó Chủ tịch Trung Quốc) bắt tay Vua Abdullah của Ả rập Xê út tại Jeddah năm 2008.
 Ông Tập Cận Bình (phải - khi còn là phó Chủ tịch Trung Quốc) bắt tay Vua Abdullah của Ả rập Xê út tại Jeddah năm 2008.
Nền kinh tế Trung Quốc đang ở thời kỳ tăng trưởng tốc độ cao. Đến nay nguồn dầu khí của nước này không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế nên Trung Quốc lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Trung Quốc đã trở thành khách hàng lớn nhất của các quốc gia giàu dầu mỏ ở Trung Đông và châu Phi. 

Tham vọng lớn nhất của Trung Quốc khi hợp tác với các nước láng giềng là nhằm xây dựng một “con đường dầu khí trên bộ”, nối Trung Quốc với các quốc gia vùng Vịnh. Đây là một phần lý do khiến Trung Quốc đầu tư mạnh tay vào các quốc gia Trung Á.

Trung Quốc thiếu kinh nghiệm ứng phó với Trung Đông
Vai trò của Trung Quốc ở Tây Á vẫn còn khá mờ nhạt dù nước này đã đầu tư kinh tế vào khu vực này trong nhiều thập kỷ qua. Do Bắc Kinh không quen với vô số các cuộc xung đột vẫn luôn xảy ra trong khu vực, đầu tư kinh tế và quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc với khu vực này vẫn rất “bấp bênh”.
Năm 2011, chiến tranh Libya đã khiến các dự án xây dựng của Trung Quốc trị giá hàng triệu USD gặp rủi ro và các công dân Trung Quốc bị mắc kẹt trong cuộc chiến tranh. Sau nhiều nỗ lực sơ tán, cuối cùng Trung Quốc cũng đưa các công dân của mình ra khỏi vùng chiến nhưng tới nay nước này vẫn chưa thu lại những tổn thất vì phải từ bỏ các dự án ở Libya.
Năm 2012, Trung Quốc đã không hiểu cuộc nội chiến Syria là một bằng chứng cho thấy cả khu vực đang căng thẳng. Với tư cách là quốc gia ủng hộ Iran và duy trì lập trường ngoại giao không can thiệp và tôn trọng chủ quyền, Trung Quốc phủ quyết các nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm giảm bạo lực và trừng phạt chính quyền Assad.
Các quốc gia vùng Vịnh tỏ ra không hưởng ứng quyết định phủ quyết của Trung Quốc. Đa số các nước này ủng hộ lực lượng đối lập ở Syria và mong muốn sự ủng hộ về ngoại giao của Trung Quốc. Điều đáng ngạc nhiên nhất là trong vài năm trở lại đây, Trung Quốc nhiều lần bày tỏ mong muốn giúp giải quyết mâu thuẫn Israel – Palestine vì tin rằng nước này sẽ thành công trong việc giảm căng thẳng.
Những ví dụ trên cho thấy Trung Quốc còn “non nớt” về mọi mặt khi tiếp xúc với tình hình chính trị Trung Đông và tự tin quá mức về năng lực của nước này trong việc ứng phó với các cuộc xung đột trong khu vực.
Đó chính là lý do tại sao “con đường dầu khí” trên bộ ở châu Á sẽ là nhiệm vụ lớn lao của nước này. Các cuộc tấn công của ISIL ở Iraq hiện nay là ví dụ về các cuộc xung đột mà Trung Quốc sẽ phải xử lý để xây dựng thành công “con đường dầu khí”.

Ngoài bản thân Iran, Trung Quốc là quốc gia lớn tiếng ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran nhất. Hi vọng thỏa thuận này sẽ “cởi trói” Iran để nước này tự do xuất khẩu dầu mỏ, Trung Quốc đã đầu tư sức lực về ngoại giao để làm giảm căng thẳng giữa Iran và phương Tây. Bắt tay với Iran cũng sẽ giúp Trung Quốc tiếp cận các mỏ dầu của Iraq và nguồn năng lượng của các quốc gia vùng Vịnh. Xây dựng “con đường dầu khí” và giao thương trên bộ là mục tiêu chính của Chủ tịch Tập Cận Bình và giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đồng thời phản ánh một yếu tố then chốt khiến nước này thực thi chính sách ngoại giao quyết liệt.

Những rủi ro đối với “con đường dầu khí trên bộ”
Đến nay, các cuộc tấn công của ISIL trên khắp miền trung Iraq đã đe dọa các dự án đầu tư dầu mỏ của Trung Quốc. Nếu “con đường dầu khí trên bộ” trở thành hiện thực, rủi ro đối với Trung Quốc sẽ càng cao. 
Ngay cả trong trường hợp ISIL không còn trở thành mối đe dọa đối với khu vực và Trung Quốc hiện thực hóa “con đường dầu khí trên bộ”, các cuộc đấu tranh phe phái triền miên ở Iraq cũng sẽ đe dọa chặn đứt con đường này và các vấn đề từ quốc gia Syria bên cạnh cũng có thể sẽ lan ra ngoài biên giới. Trong khi đó, Iran với tư cách là một điểm an toàn trên “con đường dầu khí trên bộ” này lại đang tranh giành ảnh hưởng với các quốc gia vùng Vịnh.
Các cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo ISIS đã đe dọa những dự án đầu tư của Trung Quốc ở Iraq.
Các cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo ISIS đã đe dọa những dự án đầu tư của Trung Quốc ở Iraq.  
Nói tóm lại, Trung Quốc chưa chuẩn bị đầy đủ cho các rủi ro chính trị mà dự án “con đường dầu khí trên bộ” của nước này sẽ đối mặt trong tương lai. Giống như nhiều cường quốc khác khi tới Trung Đông, Trung Quốc sẽ sớm nhận thấy rằng sự hiện diện của nước này ở khu vực sẽ tốn kém hơn nhiều so với dự kiến ban đầu và Bắc Kinh sẽ sa lầy vào các cuộc xung đột ở đây.
Để đảm bảo an ninh năng lượng, Trung Quốc phải tìm ra các biện pháp giảm rủi ro và đảm bảo rằng các kế hoạch của nước này sẽ được thực thi thông qua các quốc gia đối tác của Trung Quốc trong khu vực. Tuy vậy, kể hoạch “con đường dầu khí trên bộ” đòi hỏi Trung Quốc phải dựa vào sự ổn định của một trong những khu vực bất ổn nhất toàn cầu.
Xét về khía cạnh đó, Mỹ có lợi thế hơn Trung Quốc cho Washington đang phát triển nguồn năng lượng nội địa và chính sách về Trung Đông của Mỹ dựa vào năng lực trên không và trên biển.
Một số quốc gia phương Tây tỏ ra lo ngại về “con đường dầu khí trên bộ” của Trung Quốc vì cho rằng Bắc Kinh muốn mở rộng tầm ảnh hưởng.
Một điều đáng chú ý là về cơ bản Trung Quốc vẫn chưa quen thực hiện các chiến dịch quân sự ở nước ngoài (nước này cũng thiếu căn cứ quân sự để tiến hành các nhiệm vụ ở xa Trung Quốc). Ngoài ra, các quốc gia vùng Vịnh mặc dù có trở thành đối tác của các quốc gia khác sẽ luôn có lập trường riêng của mình.
Trái ngược với những tiếng nói cho rằng Mỹ đang rút khỏi Trung Đông, những gì diễn ra cho thấy Washington thực sự đang chuyển sang một phương pháp mới nhằm làm giảm nhẹ các mối đe dọa ngay khi xuất hiện.
Trong khi Trung Quốc càng dấn thân vào Trung Đông, uy tín của nước này càng bị tổn hại thì Mỹ đạt được vị thế chắc chắn và ổn định hơn.

Im lặng về Iraq, Trung Quốc không “xứng danh” cường quốc?

(Kiến Thức) - Khủng hoảng Iraq cho thấy mặc dù Trung Quốc “đòi” có vị thế cường quốc nhưng vẫn chưa có hành động phù hợp với vị thế đó.

Trung Quốc – “Ngư ông đắc lợi” ở Iraq
Giữa năm 2013, truyền thông phương Tây có nhiều bài viết nhận định rằng chính Trung Quốc là nước giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Iraq. Cụ thể, người Trung Quốc không đóng góp gì vào việc lật đổ chính quyền Saddam Hussein hay giúp bình ổn nước này nhưng Trung Quốc lại là quốc gia giành được nhiều lợi lộc nhất khi đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ Iraq thời kỳ hậu Hussein.

Ngoại giao thiếu nhất quán Mỹ - Trung: Biển Đông vẫn nóng

(Kiến Thức) - Với chính sách ngoại giao đầy mâu thuẫn, Mỹ và Trung Quốc khiến các nước phải dò đoán và các cuộc khủng hoảng kéo dài hơn.

Mỹ và Trung Quốc là 2 cường quốc lớn do đó, chính sách ngoại giao của hai nước có ảnh hưởng lớn tới toàn thế giới.
Vấn đề ở đây là cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama là giảm vị thế lãnh đạo toàn cầu của hai nước này để tập trung vào các vấn đề đối nội bức thiết hơn. Tuy nhiên, cả ông Tập Cận Bình và ông Obama đều có những ưu tiên nhất định ở bên ngoài mà họ sẵn sàng đơn phương theo đuổi một cách quyết liệt.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.