Trung Quốc và ASEAN sắp thông qua khuôn khổ COC

(Kiến Thức) - Trung Quốc-ASEAN đang tiến gần đến Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) có tính ràng buộc, với việc sắp thông qua khuôn khổ COC vào cuối tuần này.

Hai bên đồng ý "đảm bảo an ninh hàng hải và an toàn" và "tự do hàng hải và hàng không" ở Biển Đông, theo dự thảo tài liệu mà ABS-CBN News được thấy.
Theo ABS-CBN News,  khuôn khổ COC cũng bao gồm "nguyên tắc" rằng nó sẽ không phải là "một công cụ để giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc các vấn đề giới hạn hàng hải”. Trong số các "cam kết cơ bản" được đưa ra trong khuôn khổ COC là "thúc đẩy lòng tin và sự tin cậy" và "tự kiềm chế" giữa các bên yêu sách chủ quyền Biển Đông.
Trung Quoc va ASEAN sap thong qua khuon kho COC
Biển Đông vẫn không yên tĩnh. (Nguồn: The Strategist) 
Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Philippines Roberto Romulo cho rằng thỏa thuận rất đáng chờ đợi giữa Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm quản lý căng thẳng ở Biển Đông này sẽ là "vô ích", do Trung Quốc vẫn liên tục đắp đảo và xây dựng các căn cứ quân sự trong vùng biển đang tranh chấp.
Cựu Ngoại trưởng Romulo nói với ABS-CBN News: "Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một hành động vô ích và tôi không nghĩ rằng Trung Quốc thực sự quan tâm đến việc coi đó là một bộ quy tắc ứng xử thực chất”.
Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động xây dựng đảo và quân sự hóa Biển Đông, phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế vốn vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh đối với hầu hết diện tích vùng biển vô cùng quan trọng đối với thương mại thế giới này.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Trung Quốc thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông như thế nào?

Trang Business Insider mới có bài viết về việc Trung Quốc thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông trong thời gian qua.

Trang Business Insider ngày 19-3 có bài viết liệt kê ra những thực thể được Trung Quốc cải tạo trái phép với tốc độ và quy mô lớn nhất trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là một trong số những hành động của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông.
Trung Quoc thay doi hien trang dao tren Bien Dong nhu the nao?
 Đá Chữ Thập năm 2006 (trái) và năm 2015 (phải). Ảnh: CSIS.
Các hình ảnh vệ tinh của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS - Mỹ) cho thấy sự thay đổi rõ rệt của một số thực thể trên Biển Đông trước và sau khi có bàn tay trái phép của Trung Quốc.

Tranh chấp ở Biển Đông qua ảnh Reuters

(Kiến Thức) - Tranh chấp ở Biển Đông đã bước sang một cột mốc mới sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ “đường chín đoạn” của Trung Quốc.

Tranh chap o Bien Dong qua anh Reuters
Ảnh chụp vệ tinh của Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS cho thấy công trường xây dựng tháp radar bất hợp pháp của Trung Quốc trên Đá Ga Ven ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tấm ảnh được công bố hôm 23/2/2016. 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.