Trung Quốc tung tiêm kích J-20 tới biên giới Ấn Độ: Chỉ dọa là chính?

Trung Quốc tung tiêm kích J-20 tới biên giới Ấn Độ: Chỉ dọa là chính?

(Kiến Thức) - Sự việc Trung Quốc điều động các máy bay tiêm kích tàng hình J-20 hiện đại nhất tới khu vực tranh chấp biên giới với Ấn Độ là động thái leo thang căng thẳng ở nơi này. Tuy nhiên, ít có khả năng J-20 sẽ được thực chiến.

Ngày hôm qua, tờ India Today đăng tải thông tin gây sốc, theo đó hệ thống trinh sát vệ tinh của Ấn Độ ghi nhận việc Trung Quốc đã triển khai các máy bay tiêm kích tàng hình J-20 tới khu vực tranh chấp biên giới của hai nước. "Các  máy bay J-20 đã hoạt động gần lãnh thổ Ấn Độ trong vài ngày qua, đặc biệt động thái này được Không quân Trung Quốc tiến hành chỉ vài ngày sau khi quân đội của họ cố gắng thực hiện các cuộc xâm nhập mới ở Ladakh", nguồn tin cấp cao chính phủ Ấn Độ cho hay.
Ngày hôm qua, tờ India Today đăng tải thông tin gây sốc, theo đó hệ thống trinh sát vệ tinh của Ấn Độ ghi nhận việc Trung Quốc đã triển khai các máy bay tiêm kích tàng hình J-20 tới khu vực tranh chấp biên giới của hai nước. "Các máy bay J-20 đã hoạt động gần lãnh thổ Ấn Độ trong vài ngày qua, đặc biệt động thái này được Không quân Trung Quốc tiến hành chỉ vài ngày sau khi quân đội của họ cố gắng thực hiện các cuộc xâm nhập mới ở Ladakh", nguồn tin cấp cao chính phủ Ấn Độ cho hay.
Các bức ảnh vệ tinh mà India Today được cung cấp cho thấy vị trí máy bay tiêm kích J-20 được triển khai tới thuộc căn cứ Hotan, khu tự trị Tân Cương. Nó cách khu vực đang xảy ra tranh chấp gay gắt khoảng 300-400km. Cự ly này xa với đường bộ nhưng với đường không thì chỉ cần vài phút các máy bay J-20 sẽ hiện diện trên lãnh thổ Ấn Độ.
Các bức ảnh vệ tinh mà India Today được cung cấp cho thấy vị trí máy bay tiêm kích J-20 được triển khai tới thuộc căn cứ Hotan, khu tự trị Tân Cương. Nó cách khu vực đang xảy ra tranh chấp gay gắt khoảng 300-400km. Cự ly này xa với đường bộ nhưng với đường không thì chỉ cần vài phút các máy bay J-20 sẽ hiện diện trên lãnh thổ Ấn Độ.
Ngoài J-20 căn cứ Hotan hiện là “đại bản doanh” của một loạt các máy bay chiến đấu khác của KQ Trung Quốc như tiêm kích J-11B hay J-8II. Chúng được triển khai từ khi căng thẳng biên giới Trung - Ấn leo thang.
Ngoài J-20 căn cứ Hotan hiện là “đại bản doanh” của một loạt các máy bay chiến đấu khác của KQ Trung Quốc như tiêm kích J-11B hay J-8II. Chúng được triển khai từ khi căng thẳng biên giới Trung - Ấn leo thang.
Rõ ràng, việc Trung Quốc triển khai máy bay tiêm kích tàng hình tới biên giới Trung - Ấn khiến tình hình căng thẳng hai nước chưa thể giảm nhiệt, mà đó là bước leo thang mới. Đáng chú ý, việc này được cho là diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đưa vào vận hành máy bay tiêm kích Rafale mới mua của Pháp.
Rõ ràng, việc Trung Quốc triển khai máy bay tiêm kích tàng hình tới biên giới Trung - Ấn khiến tình hình căng thẳng hai nước chưa thể giảm nhiệt, mà đó là bước leo thang mới. Đáng chú ý, việc này được cho là diễn ra ngay sau khi Ấn Độ đưa vào vận hành máy bay tiêm kích Rafale mới mua của Pháp.
Dù vậy, việc triển khai J-20 tới biên giới Trung - Ấn khó có khả năng tạo ra một cuộc xung đột dữ dội như hồi tháng 6 khiến hàng chục binh lính hai bên thương vong. Thay vào đó, việc đưa J-20 tới đây có vẻ như là động thái đe dọa nhiều hơn là tham chiến trực tiếp.
Dù vậy, việc triển khai J-20 tới biên giới Trung - Ấn khó có khả năng tạo ra một cuộc xung đột dữ dội như hồi tháng 6 khiến hàng chục binh lính hai bên thương vong. Thay vào đó, việc đưa J-20 tới đây có vẻ như là động thái đe dọa nhiều hơn là tham chiến trực tiếp.
Bởi nhìn từ con số J-20 hiện diện gần biên giới Trung - Ấn chỉ 2 chiếc là quá ít ỏi, chúng không đủ sức cho một cuộc chiến quy mô nhỏ nếu có, cần nhiều hơn như vậy. Dù sao, tuy gọi là tàng hình nhưng chưa chắc J-20 có thể lẩn tránh các hệ thống radar đối không của Ấn Độ hay hệ thống radar mạng pha chủ động trên các tiêm kích Su-30MKI hay là Rafale.
Bởi nhìn từ con số J-20 hiện diện gần biên giới Trung - Ấn chỉ 2 chiếc là quá ít ỏi, chúng không đủ sức cho một cuộc chiến quy mô nhỏ nếu có, cần nhiều hơn như vậy. Dù sao, tuy gọi là tàng hình nhưng chưa chắc J-20 có thể lẩn tránh các hệ thống radar đối không của Ấn Độ hay hệ thống radar mạng pha chủ động trên các tiêm kích Su-30MKI hay là Rafale.
Cho tới thời điểm hiện tại, giới chuyên gia thế giới vẫn đặt nhiều câu hỏi vể khả năng tàng hình của J-20. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố là khả năng tàng hình của máy bay vượt trội so với Sukhoi PAK FA và F-22 nhưng các đánh giá khác lại cho thấy nó tệ hơn thậm chí chỉ bằng với các máy bay thế hệ thứ tư của Nga và Mỹ.
Cho tới thời điểm hiện tại, giới chuyên gia thế giới vẫn đặt nhiều câu hỏi vể khả năng tàng hình của J-20. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố là khả năng tàng hình của máy bay vượt trội so với Sukhoi PAK FA và F-22 nhưng các đánh giá khác lại cho thấy nó tệ hơn thậm chí chỉ bằng với các máy bay thế hệ thứ tư của Nga và Mỹ.
Với thiết kế khí động chưa hoàn hảo, J-20 sẽ có đặc tính tàng hình nhất định nếu như nó được phủ 1 lớp sơn đặc biệt vô hiệu hóa sóng điện từ của radar, nhưng hiện tại Trung Quốc không có những chuyên gia hàng đầu về loại vật liệu này. Mỹ khẳng định, hiển thị hình ảnh J-20 trên radar sục sạo của Mỹ đặt ở Nhật vẫn còn khá rõ nét và J-20 bị cho là chỉ bằng chiếc F-15C.
Với thiết kế khí động chưa hoàn hảo, J-20 sẽ có đặc tính tàng hình nhất định nếu như nó được phủ 1 lớp sơn đặc biệt vô hiệu hóa sóng điện từ của radar, nhưng hiện tại Trung Quốc không có những chuyên gia hàng đầu về loại vật liệu này. Mỹ khẳng định, hiển thị hình ảnh J-20 trên radar sục sạo của Mỹ đặt ở Nhật vẫn còn khá rõ nét và J-20 bị cho là chỉ bằng chiếc F-15C.
Bên cạnh dấu hỏi về khả năng tàng hình, J-20 cũng chưa có động cơ chuẩn của máy bay thế hệ thứ 5. Chúng được cho là vẫn sử dụng loại động cơ AL-31 của Nga hoặc Thái Hành WS-10 của tiêm kích thế hệ 4 như J-11 hay J-10. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cơ động của J-10 với vai trò là tiêm kích.
Bên cạnh dấu hỏi về khả năng tàng hình, J-20 cũng chưa có động cơ chuẩn của máy bay thế hệ thứ 5. Chúng được cho là vẫn sử dụng loại động cơ AL-31 của Nga hoặc Thái Hành WS-10 của tiêm kích thế hệ 4 như J-11 hay J-10. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cơ động của J-10 với vai trò là tiêm kích.
Ngoài ra, người ta cho rằng việc thiết kế hai động cơ của loại máy bay này nằm sát nhau việc có thể tạo ra rãnh xoáy nguy hiểm khi hoạt động với tốc độ cao.
Ngoài ra, người ta cho rằng việc thiết kế hai động cơ của loại máy bay này nằm sát nhau việc có thể tạo ra rãnh xoáy nguy hiểm khi hoạt động với tốc độ cao.
Về vũ khí, J-20 có tới 3 khoang vũ khí trong thân (gồm một khoang vũ khí lớn nhất nằm dưới bụng và hai khoang nhỏ hơn ngay dưới cửa hút không khí cho động cơ). Tuy nhiên nó được cho là không có pháo tự động trong thân để tham gia các cuộc không chiến tầm cực gần (dưới 1.000m).
Về vũ khí, J-20 có tới 3 khoang vũ khí trong thân (gồm một khoang vũ khí lớn nhất nằm dưới bụng và hai khoang nhỏ hơn ngay dưới cửa hút không khí cho động cơ). Tuy nhiên nó được cho là không có pháo tự động trong thân để tham gia các cuộc không chiến tầm cực gần (dưới 1.000m).
Vấn đề nữa là các tên lửa không đối không do Trung Quốc phát triển cho J-20 đều là loại không tiếng tăm, chưa trải qua thực chiến, khó mà đánh giá hết được hiệu quả của chúng. Ví dụ như tên lửa PL-15 được quảng cáo có tầm bắn ngoài 300km, hay PL-12 có tầm bắn 70-100km, trang bị đầu tự dẫn chủ động. Tất cả chúng đều được quảng cáo ở Trung Quốc với tính năng "nói thì biết thế".
Vấn đề nữa là các tên lửa không đối không do Trung Quốc phát triển cho J-20 đều là loại không tiếng tăm, chưa trải qua thực chiến, khó mà đánh giá hết được hiệu quả của chúng. Ví dụ như tên lửa PL-15 được quảng cáo có tầm bắn ngoài 300km, hay PL-12 có tầm bắn 70-100km, trang bị đầu tự dẫn chủ động. Tất cả chúng đều được quảng cáo ở Trung Quốc với tính năng "nói thì biết thế".
Video Trung Quốc giới thiệu chiến đấu cơ tàng hình J-20 - Nguồn: VTV1

GALLERY MỚI NHẤT