Bảo tàng nằm tại An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đưa ra lời kêu gọi giúp giải mã hàng nghìn chữ viết bí ẩn khắc trên xương và mai rùa, có tuổi đời trên 3.000 năm.
Theo South China Morning Post, trong thông báo đăng trên website hồi đầu tháng, bảo tàng cho biết sẽ trả 100.000 nhân dân tệ (khoảng 15.000 USD) cho mỗi giải thích xác đáng về một ký tự. 50.000 nhân dân tệ (khoảng 7.400 USD) cũng sẽ được dành cho ai đưa ra giải thích xác đáng về một ký tự đã giải mã nhưng ý nghĩa còn gây tranh cãi.
Chữ viết được khắc trên mai rùa và xương thú, còn gọi là giáp cốt văn, có nội dung từ khí tượng cho tới thuế. Các ký tự này giống chữ viết hiện đại và được xác định là những văn tự đầu tiên của nền văn minh Trung Quốc.
Các học giả đã giải mã thành công gần một nửa trong số khoảng 5.000 ký tự giáp cốt văn được khai quật. Bảo tàng hy vọng lời kêu gọi với khoản tiền lớn sẽ giúp bí ẩn của 3.000 ký tự còn lại được sáng tỏ.
Bảo tàng khuyến khích các nhà nghiên cứu dùng công nghệ điện toán đám mây và dữ liệu lớn, kết hợp với các phương cách truyền thống để mang lại kết quả tốt nhất.
Theo South China Morning Post, trong thông báo đăng trên website hồi đầu tháng, bảo tàng cho biết sẽ trả 100.000 nhân dân tệ (khoảng 15.000 USD) cho mỗi giải thích xác đáng về một ký tự. 50.000 nhân dân tệ (khoảng 7.400 USD) cũng sẽ được dành cho ai đưa ra giải thích xác đáng về một ký tự đã giải mã nhưng ý nghĩa còn gây tranh cãi.
Chữ viết được khắc trên mai rùa và xương thú, còn gọi là giáp cốt văn, có nội dung từ khí tượng cho tới thuế. Các ký tự này giống chữ viết hiện đại và được xác định là những văn tự đầu tiên của nền văn minh Trung Quốc.
Các học giả đã giải mã thành công gần một nửa trong số khoảng 5.000 ký tự giáp cốt văn được khai quật. Bảo tàng hy vọng lời kêu gọi với khoản tiền lớn sẽ giúp bí ẩn của 3.000 ký tự còn lại được sáng tỏ.
Bảo tàng khuyến khích các nhà nghiên cứu dùng công nghệ điện toán đám mây và dữ liệu lớn, kết hợp với các phương cách truyền thống để mang lại kết quả tốt nhất.
Giáp cốt văn chứa nhiều bí ẩn về đời sống người Trung Quốc cổ. Ảnh: Getty. |
Chengdu Economic Daily dẫn lời Liu Fenghua, chuyên gia về giáp cốt văn Đại học Trịnh Châu, cho biết hầu hết số chữ không giải mã được là tên người và địa điểm. "Đã quá lâu nên nhiều địa điểm không còn mang tên cũ, rất khó để xác minh", ông Liu nói.
Với nhiều nhà nghiên cứu, xác định được ý nghĩa một ký tự có thể được coi là thành tựu trọn đời.
Giáp cốt văn lần đầu được biết đến trên thế giới vào năm 1899, khi nhà khảo cổ Vương Ý Vinh khai quật được một bản khắc trên xương gây rất nhiều tranh cãi vào thời đó.
Những năm 1920, nhiều giáp cốt văn đã được khai quật gần Ân Khư, kinh đô cũ của nhà Thương (1766-1122 trước công nguyên), triều đại đánh dấu khởi đầu thời kỳ đồ đồng của Trung Quốc. Các mảnh xương được khai quật đều trong điều kiện bảo quản tốt.
Giáp cốt văn, ngoài việc giúp làm sáng tỏ những bí ẩn về đời sống người Trung Quốc cổ, cũng là một trong những cơ sở khoa học cho thấy những ghi nhận sớm nhất về nhật thực và sao chổi.
Với nhiều nhà nghiên cứu, xác định được ý nghĩa một ký tự có thể được coi là thành tựu trọn đời.
Giáp cốt văn lần đầu được biết đến trên thế giới vào năm 1899, khi nhà khảo cổ Vương Ý Vinh khai quật được một bản khắc trên xương gây rất nhiều tranh cãi vào thời đó.
Những năm 1920, nhiều giáp cốt văn đã được khai quật gần Ân Khư, kinh đô cũ của nhà Thương (1766-1122 trước công nguyên), triều đại đánh dấu khởi đầu thời kỳ đồ đồng của Trung Quốc. Các mảnh xương được khai quật đều trong điều kiện bảo quản tốt.
Giáp cốt văn, ngoài việc giúp làm sáng tỏ những bí ẩn về đời sống người Trung Quốc cổ, cũng là một trong những cơ sở khoa học cho thấy những ghi nhận sớm nhất về nhật thực và sao chổi.