Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông ngay trong năm nay?

(Kiến Thức) - Ban lãnh đạo Trung Quốc rất thích “nắn gân” các tân Tổng thống Mỹ và có thể thử thách chính quyền Donald Trump bằng cách thiết lập ADIZ trên Biển Đông.

Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông ngay trong năm nay?
Trung Quốc có thể thiết lập ADIZ trên Biển Đông ngay trong năm nay là nhận định của nhà phân tích Harry J. Kazianis - giám đốc nghiên cứu quốc phòng tại Trung tâm National Interest và là Tổng biên tập của tạp chí The National Interest – trong bài viết đăng trên trang mạng Asia Times ngày 1/2/2017.
Trung Quoc thiet lap ADIZ tren Bien Dong ngay trong nam nay?
Trung Quốc đã triển khai nhiều máy bay chiến đấu phản lực tiên tiến ở Biển Đông. Ảnh: DPA 
Theo nhà phân tích Kazianis, với việc ban lãnh đạo mới ở Washington đang chúi mũi vào các vấn đề đối nội, cánh cửa đang được mở không chỉ cho Trung Quốc, Nga, Iran và CHDCND Triều Tiên theo đuổi các mục tiêu của họ trên thế giới và khu vực. Một số quan chức Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc có thể thách thức chính quyền của ông Trump một cách nhanh chóng và ngay lập tức vào thời điểm hiện nay. Trong những ngày này, Trung Quốc có thể “nắn gân” tân Tổng thống Mỹ ở Biển Đông.
Do thiếu kinh nghiệm, chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump đang liên tục phải xử lý hết cuộc khủng hoảng nhỏ này đến cuộc khủng hoảng nhỏ khác. Bất kể đó là tranh cãi về lễ nhậm chức tổng thống, những bình luận mới nhất được ông Trump đăng trên Twitter hay sắc lệnh cấm người tị nạn nhập cảnh gây ra làn sóng phản đối ở trong nước cũng như trên thế giới..., những vấn đề này cho thấy chính sách đối ngoại không phải là trọng tâm của chính quyền mới ở Washington.
Và mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ. Thậm chí, các cơ quan liên bang Mỹ hiện không có đủ nhân sự trung cấp để đối phó với một cuộc khủng hoảng. Nhiều vị trí quan trọng nhất trong bộ máy nhà nước Mỹ đang bị bỏ trống, trong khi Hội đồng An ninh Quốc gia mới lại “gạt ra rìa” hai thành viên quan trọng nhất là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia. Đây quả là thời điểm chín muồi để các đối thủ triệt để khai thác nhược điểm của tân chính quyền Mỹ.
Vì vậy, nếu Trung Quốc quyết định hành động nhanh chóng và đặc biệt ở Biển Đông, đây sẽ là thời điểm tốt nhất.
“Cổ phần” của Trung Quốc ở Châu Á hiện lớn hơn bao giờ hết và những lời lẽ của Tổng thống Donald Trump về Đài Loan và Biển Đông táo bạo hơn nhiều so với bất kỳ chính quyền Mỹ nào mới nhậm chức...khiến cho ban lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể quyết định trả đũa Mỹ một cách nhanh chóng. Và không có cách nào tốt hơn để làm điều đó bằng thiết lập một Khu nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Trên thực tế, Trung Quốc đã làm cái điều tương tự, khi đơn phương thiết lập ADIZ trên Biển Hoa Đông trong năm 2013.
Trên thực tế, Bắc Kinh hiện chưa có đủ năng lực để giám sát chặt chẽ Biển Hoa Đông và Biển Đông, nếu Washington hay Tokyo thực sự quyết định can thiệp mạnh tay. Theo các quan chức cấp cao ở Lầu Năm Góc, cho đến nay Trung Quốc cũng chưa ráo riết thực thi ADIZ trên Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, việc thiết lập ADIZ trên Biển Hoa Đông cách đây bốn năm là một mốc dấu leo thang quan trọng trong cuộc đối đầu với Nhật Bản.
Trên Biển Đông, rất có thể Trung Quốc sẽ không thực thi ADIZ trên toàn bộ khu vực nằm trong cái gọi là “đường 9 đoạn” vô cùng phi lý và đã bị Tòa Trọng tài La Haye bác bỏ, nhưng Bắc Kinh có thể tạo ra một sự răn đe quân sự đáng kể bằng cách triển khai các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 và máy bay chiến đấu phản lực tiên tiến trên một số "đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đã bồi đắp trái phép trong Quần đảo Trường Sa, trong một khoảng thời gian ngắn.
Nếu Trung Quốc làm như vậy thì phản ứng của Tổng thống Donald Trump sẽ như thế nào?
Có khả năng, Tổng thống Donald Trump cũng phản ứng giống như Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama: gửi máy bay ném bom tiên tiến bay vào khu vực ngay sau khi Trung Quốc thông báo thiết lập ADIZ. Thậm chí, ông Trump còn có thể phản ứng bằng hải quân, tiến hành nhiều hoạt động bảo vệ “tự do hàng hải” để chỉ rõ rằng Washington sẽ không bao giờ chấp nhận những hành động đơn phương quyết đoán của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, các hãng hàng không dân dụng không muốn gây nguy hiểm cho hành khách đành phải thông báo hành trình bay cho Bắc Kinh và vô hình chung lại công nhận cái ADIZ vô cùng phi lý này.
Chỉ có điều, việc Trung Quốc đơn phương thiết lập ADIZ trên Biển Đông không có gì là bất ngờ vì Bắc Kinh đã nhiều lần ngỏ ý sẽ làm điều này, nếu tình hình trở nên cấp bách.
Nhà phân tích Harry J. Kazianis kết luận: Việc thiết lập ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông đã được nói đến khá nhiều và năm nay (2017) chính là thời điểm “vô cùng thuận lợi” để Bắc Kinh “biến lời nói thành hành động”.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần
Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Lần thứ hai, Mỹ đã đưa một tàu chiến vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?
Ngày 30/1, một tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.  Đây là chuyến tuần tra Biển Đông thứ hai của tàu chiến Mỹ trong mấy tháng gần đây. Đảo Tri Tôn là một trong nhiều địa điểm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Vi sao tau chien My thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Mỹ  cũng có lợi ích trong khu vực, không chỉ vì  quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mà còn vì Biển Đông là cho một tuyến đường thương mại quan trọng đối với giao lưu thương mại toàn cầu. Vì vậy, chuyến tuần tra Biển Đông lần này, tập trung vào đảo Tri Tôn,  là một phần trong chiến lược của Mỹ thúc ép Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Vạch trần tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hoạt động “hút cát đắp đảo” trái phép của Trung Quốc cho thấy tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của  Bắc Kinh và gây quan ngại sâu sắc trên toàn thế giới.

Vạch trần tham vọng “độc chiếm  Biển Đông” của Trung Quốc

Đó là nhận định của cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp.

Vach tran tham vong “doc chiem  Bien Dong” cua Trung Quoc
Cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp. 
Về việc Trung Quốc biến các bãi đá chìm thành đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà phân tích Jean-Vincent Brisset nói:

“Luật Biển không thừa nhận những gì được xây dựng trên những thực thể không được coi là hòn đảo. Vì vậy, ...việc xây dựng trên những hòn đảo này cũng không làm tăng thêm cơ sở cho các đòi hỏi về chủ quyền, theo quy định quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây cất thêm đó cho phép họ (Trung Quốc) tăng khả năng quân sự, tăng quyền lợi kinh tế (trong các vùng biển xung quanh)”.

“Tôi nghĩ rằng... sở hữu một thực thể không phải là một hòn đảo theo định nghĩa của Luật Biển (UNCLOS) - tức là không có cư dân, và không có tài nguyên riêng (đủ cho cư dân trên đảo đó sống được) - thì không có giá trị đòi chủ quyền vùng lãnh hải bao quanh. Vì vậy, việc tạo ra chủ quyền lãnh hải xung quanh các ‘hòn đảo’ này, bất kể diện tích là to hay nhỏ, là không đúng với những gì được quốc tế chấp nhận”.

Theo ông Brisset, về mặt quân sự, các "hòn đảo" chỉ có thể được coi là một cứ điểm nhỏ không mấy quan trọng. Lợi ích của nó chủ yếu là về kinh tế, đặc biệt cho ngư dân. Nhưng nếu diện tích vượt quá một ngưỡng nhất định - máy bay chiến đấu có thể hạ cánh được, có thể triển khai trên đó vũ khí hạng nặng, có cảng biển lớn đến mức tàu chiến có thể ghé vào lấy đồ tiếp tế... - thì lại là chuyện khác. Nguy cơ lúc đó sẽ là từ sở hữu về kinh tế, rồi sẽ mở rộng dần sang sở hữu lãnh thổ và chủ quyền. Và hành động đó tạo căng thẳng với các nước trong khu vực.

Liên quan đến phản ứng của các nước nhỏ ven Biển Đông như Philippines, chuyên gia người Pháp Brisset nói:

“Philippines đã chọn cách quốc tế hóa, kiện ra Tòa án quốc tế. Tôi nghĩ rằng đây là một cách tiếp cận khá thú vị. Bởi vì nếu chúng ta phân tích một cách đơn giản, thì Philippines có quyền hợp pháp để làm việc đó. Bây giờ, vấn đề là đã có quyền hợp pháp rồi, nhưng ngoài ra còn phải có thực lực nữa. Đó là vấn đề khó... Việt Nam, trên bình diện pháp luật và trên bình diện chiếm hữu thực tế một số đảo Trường Sa, có những lập luận vững chắc hơn, hơn cả lập luận của Philippines về chủ quyền do người Pháp chuyển giao lại. Bởi vì trong các tài liệu chính thức được công nhận, thì quốc gia có chủ quyền các hòn đảo này vào thời điểm năm 1933, là Pháp”.

Trung Quốc không tham gia vụ kiện, bởi vì hiện nay chỉ có một đối thủ duy nhất tại tòa án quốc tế. Nếu có 3, 4 nước cùng kiện, Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với thực tế. Chúng ta không quên rằng 40% của vận tải biển của toàn thế giới đi qua khu vực này”.

Về sự hiện hiện gần đây của Mỹ ở Biển Đông, ông Brisset nhận xét: “Sự hiện diện của Mỹ... không trái với luật pháp quốc tế trong tất cả các vùng biển của thế giới. Người Mỹ muốn đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Người Mỹ quan niệm sự tự do hàng hải cũng giống như quyền tự do hàng không ở một số khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố cách đây không lâu tại Biển Hoa Đông. Trung Quốc coi đó là một sự khiêu khích. Nhưng Mỹ đã vận dụng đúng luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể tấn công một tàu Philippines, nhưng không bao giờ dám tấn công một tàu của Mỹ”.

Ông Bisset khẳng định: “Trung Quốc đang gián tiếp cản trở nỗ lực đạt Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách, có thể nói trắng ra, là bỏ tiền ra mua một số quốc gia. Điều này đặc biệt rõ khi ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN được trao cho Campuchia”.

Theo ông Brisset, có ba cơ sở để đấu tranh với Trung Quốc. Về mặt quân sự, là dựa vào hợp tác vùng hay hợp tác với Mỹ. Thứ hai là cơ sở pháp lý, mà tới nay mới chỉ có duy nhất Philippines chọn. Và cuối cùng là truyền thông, nhưng đáng tiếc là các nước hữu quan chưa khai thác triệt để sự lựa chọn này.

Video Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (Nguồn CCTV 13):

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.