Trung Quốc sợ nhất loại vũ khí nào của Mỹ? (1)

(Kiến Thức) - Tàu sân bay, tàu ngầm là 2 trong thứ 5 thứ vũ khí của siêu cường Mỹ khiến Trung Quốc khiếp vía nhất nếu phải đối đầu.

Trung Quốc sợ nhất loại vũ khí nào của Mỹ? (1)
Tạp chí The National Interest cho biết, mặc dù thực lực quân sự của Bắc Kinh đang được nâng cao, nhưng Washington vẫn duy trì được lợi thế, xứng đáng với cái tên gọi siêu cường quốc.
Theo các chuyên gia tờ tạp chí này, tuy nhiều trang bị quân sự của Mỹ hiện đều được nghiên cứu phát triển trong thời gian Chiến tranh Lạnh, nhưng có 5 loại trang bị vẫn làm cho Trung Quốc đặc biệt sợ hãi gồm:
Tàu sân bay
Từ chiến tranh thế giới lần 2 đến nay, tàu sân bay luôn là tượng trưng của sức mạnh Mỹ. Tàu sân bay Mỹ thường có lượng giãn nước là 90.000-100.000 tấn và mang được một liên đội không quân gồm: 4 phi đội máy bay chiến đấu F/A-18C Hornet hoặc F/A-18E/F Super Hornet (với tổng cộng hơn 52 máy bay chiến đấu), 4-5 máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler hoặc EA-18G Growler, hơn 10 trực thăng săn ngầm MH-60 Sea Hawk và 2 máy bay vận tải C-2 Greyhound.
Tàu sân bay USS Washington.
 Tàu sân bay USS Washington.
Liên đội không quân trên tàu sân bay có thể thực hiện các nhiệm vụ, bao gồm tấn công đối đất, chống hạm, tác chiến chống ngầm. Tàu sân bay không chỉ tạo thành mối đe doạ từ xa đối với Hải quân và Không quân Trung Quốc, thậm chí còn có thể phát động tấn công đối với đất liền Trung Quốc
Trong phương diện tàu sân bay, Trung Quốc cũng cho thấy những thiếu sót về công nghệ của mình, nước này vẫn chưa nắm được những công nghệ từ lò phản ứng hạt nhân đến hệ thống phóng thủy lực dùng để phóng máy bay trên tàu thế hệ mới, hay là hệ thống tác chiến phòng không tổng hợp.
Trong khi Trung Quốc tự hào chứng minh rằng mẫu tiêm kích hạm do nước này sản xuất đã có thể cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay vào năm 2012. Tuy nhiên, việc Mỹ thực hiện thành công chuyến hạ cánh đầu tiên của UAV X-47B trên tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77) khiến cho thành tựu của Trung Quốc bị lu mờ.
Thành tựu quốc phòng nổi bật nhất năm 2012 của Trung Quốc - J-15 cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay đã bị lu mờ hoàn toàn trước cú hạ cánh lịch sử của UAV X-47B.
 Thành tựu quốc phòng nổi bật nhất năm 2012 của Trung Quốc - J-15 cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay đã bị lu mờ hoàn toàn trước cú hạ cánh lịch sử của UAV X-47B.
Đối với Trung Quốc, tàu sân bay Mỹ là biểu tượng phạm vi ảnh hưởng để Mỹ can thiệp vào Trung Quốc. Năm 1996 để đáp trả lại hành động bắn tên lửa của Trung Quốc gần đảo Đài Loan, nhóm tàu sân bay Nimitz và Independence đã tiến vào eo biển Đài Loan và lực lượng vũ trang Trung Quốc dường như bất lực khi đối mặt với hành động tiến vào eo biển Đài Loan của nhóm tàu sân bay Mỹ.
Để đối phó với sức mạnh tàu sân bay Mỹ thì Trung Quốc đã phát triển loại vũ khí giống như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D nhưng hiệu quả của nó tới đâu thì chưa rõ ràng.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia
Lớp Virginia là tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất thế giới hiện nay, chiếc đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 2004. Lượng giãn nước của loại tàu ngầm này là 7.800 tấn, được trang bị lò phản ứng hạt nhân S9G công suất 29,8MW. Nó không chỉ có thể tấn công tàu nổi và tàu ngầm đối phương, mà còn có thể phát động tấn công mục tiêu nằm sâu trong đất liền, tàu có thể thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng tác chiến đặc biệt của hải quân và thu thấp tình báo.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh Virginia.
 Tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh Virginia.
Virginia được lắp đặt 4 ống phóng cỡ 533mm dùng để phóng ngư lôi dẫn đường Mk-48 và tên lửa chống hạm Harpoon. Ngoài ra, tàu còn được lắp đặt 12 ống phóng thẳng đứng, có thể phóng tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa Tomahawk. Tàu ngầm còn có thể vận chuyển lực lượng đột kích Navy SEAL và lực lượng đặc biệt khác của Hải quân Mỹ.
Hiện nay Mỹ có tổng cộng trang bị 11 loại tàu ngầm này, theo kế hoạch nước này sẽ đóng ít nhất 30 chiếc Virginia. Trong tương lai nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc, tàu ngầm này có thể sẽ phát huy vai trò ngoài dự kiến.
Lý do Trung quốc lo sợ tàu ngầm Type Virginia, là do nước này không có kinh nghiệm trong phương diện tác chiến chống ngầm, mà khả năng tác chiến chống ngầm của Trung Quốc không đủ. Về phương diện thiết bị cảm biến, khả năng tàng hình và vũ khí trang bị của tất cả tàu ngầm Trung Quốc bao gồm lớp Thương và Nguyên đều không thể so sánh với tàu ngầm này của Mỹ. Đây sẽ là bất lợi rõ rệt của Trung Quốc trong tác chiến tàu ngầm.
Trong khi Trung Quốc chỉ có khoảng 3 máy bay tuần tra trên biển tầm xa Y-8 có thể so sánh với máy bay tuần tra P-3 Orion do Mỹ chế tạo. Ngược lại, Nhật Bản có khoảng trăm máy bay tuần tra P-3C.
Virginia có thể thực hiện cuộc tấn công mục tiêu chiến lược nằm sâu trong đất liền bằng tên lửa hành trình Tomahawk.
 Virginia có thể thực hiện cuộc tấn công mục tiêu chiến lược nằm sâu trong đất liền bằng tên lửa hành trình Tomahawk.
Phần lớn tàu chiến mặt nước của quân đội Trung Quốc bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh đều trang bị hệ thống chống ngầm, nhưng chất lượng của nó không rõ ràng. Trong khi đó, nhiều vũ khí chống ngầm như ngư lôi, rocket đều là vũ khí sao chép của hệ thống vũ khí cũ của phương Tây và Liên Xô.
Hiện nay Trung Quốc đang nâng cao khả năng tác chiến chống ngầm của mình, bao gồm đóng hơn 20 tàu hộ vệ Type 054A trang bị hệ thống sonar, ngư lôi và trực thăng hiện đại. Có thông tin cho rằng, Trung Quốc còn đang đóng một loạt tàu khu trục Type 056 tác chiến chống ngầm, trang bị hệ thống sonar kéo hiện đại. Bắc Kinh còn cố găng thiết lập mạng lưới giám sát kiểm soát đáy biển.

4 loại vũ khí Trung Quốc làm Mỹ, Nhật “sợ hãi”

4 loại vũ khí Trung Quốc làm Mỹ, Nhật “sợ hãi”
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc nói rằng, năm 2012 Trung Quốc đã đặt dấu chấm hết cho hình ảnh sức mạnh quân sự kém cỏi và bắt đầu làm mới mình thông qua các cuộc tuần tra lãnh hải, quốc tế, diễn tập quân sự rầm rộ và giới thiệu một loạt các loại vũ khí tinh vi.

Tận mắt những máy bay được Việt Nam điều ra Trường Sa

(Kiến Thức) - Trong nhiều năm, Không quân Nhân dân Việt Nam đã sử dụng nhiều loại máy bay chiến đấu bay tuần tra, bảo vệ quần đảo Trường Sa.

Tận mắt những máy bay được Việt Nam điều ra Trường Sa
Ngay sau ngày giải phóng, Việt Nam đã từng dùng trực thăng UH-1 (thu được của địch) cất cánh từ tàu đổ bộ cỡ lớn hạ cánh xuống các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Nhưng, đối với các máy bay từ đất liền bay ra Trường Sa thì phải tới cuối những năm 1980 mới thực hiện. Khi đó, không quân ta đã được trang bị cường kích cơ cánh cụp cánh xòe Su-22M có tầm bay với tới được Trường Sa.
Ngay sau ngày giải phóng, Việt Nam đã từng dùng trực thăng UH-1 (thu được của địch) cất cánh từ tàu đổ bộ cỡ lớn hạ cánh xuống các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Nhưng, đối với các máy bay từ đất liền bay ra Trường Sa thì phải tới cuối những năm 1980 mới thực hiện. Khi đó, không quân ta đã được trang bị cường kích cơ cánh cụp cánh xòe Su-22M có tầm bay với tới được Trường Sa.

Đầu năm 1988, cường kích cơ Su-22M số hiệu 5815 do phi công Vũ Xuân Cương điều khiển đã thực hiện thành công chuyến bay từ Phan Rang ra Trường Sa. Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam bay ra tuần tiễu bảo vệ Trường Sa.
Đầu năm 1988, cường kích cơ Su-22M số hiệu 5815 do phi công Vũ Xuân Cương điều khiển đã thực hiện thành công chuyến bay từ Phan Rang ra Trường Sa. Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam bay ra tuần tiễu bảo vệ Trường Sa.

Ngày nay, nhiệm vụ bay tuần tiễu Trường Sa được chuyển sang biến thể Su-22M4 hiện đại hơn với khả năng mang vũ khí tấn công chính xác cao.
Ngày nay, nhiệm vụ bay tuần tiễu Trường Sa được chuyển sang biến thể Su-22M4 hiện đại hơn với khả năng mang vũ khí tấn công chính xác cao.

Bên cạnh đó, sau này không quân ta còn có thêm sự phục vụ của tiêm kích hạng nặng Su-27SK/PU. Nhưng chiếc máy bay có tầm bay tới 3.530km, thừa khả năng để vươn tới Trường Sa.
Bên cạnh đó, sau này không quân ta còn có thêm sự phục vụ của tiêm kích hạng nặng Su-27SK/PU. Nhưng chiếc máy bay có tầm bay tới 3.530km, thừa khả năng để vươn tới Trường Sa.

Các đơn vị tiêm kích Su-27SK/PU đóng ở căn cứ phía Nam đã thực hiện nhiều chuyến bay tuần tra bảo vệ Trường Sa. Tới tháng 6/2012, lần đầu tiên Trung đoàn 940 đưa Su-27 từ căn cứ miền Trung ra tuần tra, trinh sát, bảo vệ Trường Sa.
Các đơn vị tiêm kích Su-27SK/PU đóng ở căn cứ phía Nam đã thực hiện nhiều chuyến bay tuần tra bảo vệ Trường Sa. Tới tháng 6/2012, lần đầu tiên Trung đoàn 940 đưa Su-27 từ căn cứ miền Trung ra tuần tra, trinh sát, bảo vệ Trường Sa.

Sau Su-27SK/PU, Không quân Nhân dân Việt Nam còn có thêm các tiêm kích đa năng Su-30MK/MK2 để tăng cường lực lượng bảo vệ Trường Sa. Những chiếc Su-30 từ căn cứ phía Nam nhiều lần bay ra Trường Sa.
Sau Su-27SK/PU, Không quân Nhân dân Việt Nam còn có thêm các tiêm kích đa năng Su-30MK/MK2 để tăng cường lực lượng bảo vệ Trường Sa. Những chiếc Su-30 từ căn cứ phía Nam nhiều lần bay ra Trường Sa.

Trong ảnh là biên đội tiêm kích đa năng Su-30MK2 trong chuyến bay tuần tra Trường Sa.
Trong ảnh là biên đội tiêm kích đa năng Su-30MK2 trong chuyến bay tuần tra Trường Sa.

So với Su-27SK/PU, Su-30MK2 hiện đại hơn với khả năng mang “sát thủ diệt hạm” Kh-31A và nhiều loại vũ khí tấn công chính xác cao.
So với Su-27SK/PU, Su-30MK2 hiện đại hơn với khả năng mang “sát thủ diệt hạm” Kh-31A và nhiều loại vũ khí tấn công chính xác cao.

Tuy Su-22M4, Su-27SK/PU và Su-30MK/MK2 đều có khả năng bay ra Trường Sa nhưng chúng đều không có khả năng hạ cánh xuống sân bay trên đảo Trường Sa lớn (dài hơn 500m). Hiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam chỉ có duy nhất máy bay tuần tra PZL M28 có thể hạ cánh trên sân bay Trường Sa lớn.
Tuy Su-22M4, Su-27SK/PU và Su-30MK/MK2 đều có khả năng bay ra Trường Sa nhưng chúng đều không có khả năng hạ cánh xuống sân bay trên đảo Trường Sa lớn (dài hơn 500m). Hiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam chỉ có duy nhất máy bay tuần tra PZL M28 có thể hạ cánh trên sân bay Trường Sa lớn.

PZL M28 là loại máy bay động cơ cánh quạt do hãng PZL Mielec (Ba Lan) thiết kế dành cho nhiệm vụ vận tải, tuần tra biển, tìm kiếm cứu nạn. M28 trang bị cho Việt Nam được trang bị hệ thống radar trinh sát ARS-400 có tầm quét tới 160km, tìm kiếm đồng thời 30 mục tiêu trên biển và đất liền.
PZL M28 là loại máy bay động cơ cánh quạt do hãng PZL Mielec (Ba Lan) thiết kế dành cho nhiệm vụ vận tải, tuần tra biển, tìm kiếm cứu nạn. M28 trang bị cho Việt Nam được trang bị hệ thống radar trinh sát ARS-400 có tầm quét tới 160km, tìm kiếm đồng thời 30 mục tiêu trên biển và đất liền.

Ngày 12/5/2005, máy bay PZL M28 của Không quân Nhân dân Việt Nam đã hạ cánh thành công xuống sân bay ở đảo Trường Sa lớn (quần đảo Trường Sa).
Ngày 12/5/2005, máy bay PZL M28 của Không quân Nhân dân Việt Nam đã hạ cánh thành công xuống sân bay ở đảo Trường Sa lớn (quần đảo Trường Sa).

Ngoài PZL M28, Không quân Nhân dân Việt Nam đã điều động nhiều chuyến trực thăng Mi-8/17 đưa các đoàn công tác ra đảo Trường Sa lớn.
Ngoài PZL M28, Không quân Nhân dân Việt Nam đã điều động nhiều chuyến trực thăng Mi-8/17 đưa các đoàn công tác ra đảo Trường Sa lớn.
Và mới đây, thủy phi cơ DHC-6 đã trở thành máy bay cánh bằng thứ 2 hạ cánh thành công lên sân bay ở đảo Trường Sa lớn. Như vậy, lực lượng bảo vệ quần đảo Trường Sa tiếp tục được bổ sung, tăng cường sức mạnh đối phó với các thế lực thù địch.
Và mới đây, thủy phi cơ DHC-6 đã trở thành máy bay cánh bằng thứ 2 hạ cánh thành công lên sân bay ở đảo Trường Sa lớn. Như vậy, lực lượng bảo vệ quần đảo Trường Sa tiếp tục được bổ sung, tăng cường sức mạnh đối phó với các thế lực thù địch.


Cận cảnh quá trình đóng tàu chiến đắt nhất thế giới

(Kiến Thức) - Nhà máy Huntington Ingalls Industries đang trong quá trình đóng chiếc tàu chiến đắt nhất thế giới USS Gerald R Ford (CVN-78) cho Hải quân Mỹ.

Cận cảnh quá trình đóng tàu chiến đắt nhất thế giới
Tờ Businessinsider vừa đăng tải những hình ảnh về quá trình đóng tàu sân bay USS Gerald R Ford (CVN-78) cho Hải quân Mỹ. Với đơn giá lên tới 13,5 tỷ USD, đây được xem là chiếc tàu chiến (tàu sân bay, tàu khu trục, tàu hộ tống…thường được gọi là tàu chiến) có giá trị lớn nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại.
 Tờ Businessinsider vừa đăng tải những hình ảnh về quá trình đóng tàu sân bay USS Gerald R Ford (CVN-78) cho Hải quân Mỹ. Với đơn giá lên tới 13,5 tỷ USD, đây được xem là chiếc tàu chiến (tàu sân bay, tàu khu trục, tàu hộ tống…thường được gọi là tàu chiến) có giá trị lớn nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại.
USS Gerald R Ford (CVN-78) dự kiến có lượng giãn nước khoảng 100.000 tấn, dài 337m, rộng 78m.
 USS Gerald R Ford (CVN-78) dự kiến có lượng giãn nước khoảng 100.000 tấn, dài 337m, rộng 78m.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới