Trung Quốc sắp cắt giảm cung cấp dầu cho Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, Trung Quốc có thể ủng hộ cắt giảm cung cấp dầu cho Triều Tiên, sau vụ Bình Nhưỡng thử hạt bom H ngày 3/9/2017.

Bắc Kinh đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy Trung Quốc sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt Triều Tiên cứng rắn hơn. Ngày 7/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần thực hiện các biện pháp kiềm chế Triều Tiên.
Tuy không cho biết những biện pháp mà Bắc Kinh sẽ thực hiện hoặc liệu Trung Quốc có đồng ý cắt giảm cung cấp dầu cho Triều Tiên hay không, nhưng ông Vương Nghị nói rằng "với diễn biến mới trên Bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc nhất trí rằng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nên phản ứng hơn nữa bằng cách thực hiện các biện pháp cần thiết".
Trung Quoc se cat giam viec cung dau cho Trieu Tien?
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nói Trung Quốc kiên quyết phản đối vụ Triều Tiên thử hạt nhân ngày 3/9. Ảnh: Reuters 
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nói Trung Quốc kiên quyết phản đối vụ thử hạt nhân ngày 3/9 của CHDCND Triều Tiên và Bình Nhưỡng cần "hiểu rõ tình hình", "lựa chọn đúng đắn" cũng như chấm dứt những hành động khiêu khích. Ông Vương nói các biện pháp trừng phạt chỉ là một nửa của giải pháp, nửa còn lại là đối thoại và đàm phán.
Các nhà quan sát ngoại giao cho biết Bắc Kinh có thể tuân thủ lệnh cấm cung cấp dầu cho Bình Nhưỡng và hạn chế thương mại nhằm cắt giảm nguồn thu nhập từ nước ngoài của Triều Tiên.
Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị được đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 6/9. Trong cuộc điện đàm này, ông Tập Cận Bình đã lên án vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng, nhưng nói rằng đàm phán và các biện pháp hòa bình là cách để giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên.
Sau cuộc điện đàm, Tổng thống Donald Trump cho biết lựa chọn quân sự không phải là lựa chọn đầu tiên của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Mỹ và các nước đồng minh đang thúc đẩy lệnh cấm vận dầu mỏ toàn cầu đối với Bình Nhưỡng, trong khi phần lớn nhiên liệu tiêu thụ của Triều Tiên được nhập khẩu từ Trung Quốc, cũng như một số ít từ Nga và Iran.
Nga, nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nói rằng Moscow phản đối việc cắt giảm nguồn cung cấp dầu cho Triều Tiên, vốn chỉ ở mức dưới 40.000 tấn/năm.
Các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ không ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ hoàn toàn, nhưng cắt giảm một phần nguồn cung có thể là một sự lựa chọn để kiềm chế nước láng giềng Triều Tiên mà không làm sụp đổ chế độ.
Giáo sư nghiên cứu quốc tế Cheng Xiaohe của Đại học Nhân dân nói rằng Bắc Kinh có lẽ sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc cứng rắn hơn để ngăn chặn Triều Tiên khiêu khích hơn nữa. Giáo sư Cheng Xiaohe nhận định: "Cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập chỉ ra rằng hai nước này vẫn hợp tác. Có khả năng Hội đồng Bảo an LHQ sẽ áp dụng lệnh trừng phạt đối với nguồn cung dầu”.
Học giả Zhao Tong, chuyên gia về vấn đề Triều Tiên tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua, nói rằng Bắc Kinh có thể siết chặt nguồn ngoại tệ của Bình Nhưỡng bằng cách ủng hộ lệnh cấm xuất khẩu hàng dệt may và cấm lao động Triều Tiên làm việc ở nước ngoài.
Triều Tiên đã xuất khẩu được 147,5 triệu USD hàng may mặc sang Trung Quốc trong quý II/2017, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc.
Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu Trung Quốc cắt đứt tất cả các nguồn cung dầu cho nước láng giềng vì nó có thể dẫn tới sự sụp đổ của nền kinh tế Triều Tiên và thậm chí sụp đổ chế độ.
Ông Zhao Tong nói: "Tôi nghĩ Trung Quốc khó có thể quyết định cắt đứt hoàn toàn nguồn cung cấp dầu thô. Nhưng Bắc Kinh có thể áp dụng các biện pháp tương đối nhẹ hơn về cấm vận nhiên liệu".
Trong một nghị quyết nhất trí thông qua vào ngày 5 tháng 8, được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã cấm các nước nhập khẩu than, chì, sắt và quặng sắt và hải sản của Triều Tiên. Nghị quyết này cũng cấm các nước thành viên thuê thêm lao động Triều Tiên.
Tuy nhiên, việc Bình Nhưỡng đã kích nổ một quả bom khinh khí ngày 3 tháng 9 dường như đã vượt qua những gì mà Bắc Kinh được cho là “vạch đỏ”.

Quan hệ Trung-Triều đang “nguội lạnh“

Trang tin Duowei News bình luận rằng, quan hệ Trung-Triều sẽ ở trạng thái giữa lạnh và nóng mà không vượt qua được ngưỡng này.

Trang tin Duowei News lưu ý rằng trong khi Trung Quốc tiếp tục có số lượng nhà đầu tư ở Triều Tiên nhiều nhất, bằng chứng là doanh nghiệp Trung Quốc "chiếm trọn" 31 trong tổng số 36 dự án phát triển của Triều Tiên, thì quan hệ Trung-Triều này vẫn còn lạnh nhạt, không có dấu hiệu cải thiện.

Hình ảnh đất nước Triều Tiên hưng thịnh hồi những năm 1970

(Kiến Thức) - Với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, đất nước Triều Tiên hưng thịnh và phát triển vượt bậc hồi những năm 1970.

HInh anh dat nuoc Trieu Tien hung thinh hoi nhung nam 1970
 Trong thập niên 1970, đất nước Triều Tiên đã tiến bộ vượt bậc về kinh tế và xã hội thông qua các kế hoạch dài hạn và sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc. Trong ảnh: Mua bán ở một sạp hàng bán rau củ hồi thập niên 1970.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.