Trung Quốc dùng súng “cao su” ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự trái phép tại Quần đảo Trường Sa của Việt Nam là biện pháp phòng thủ "cần thiết".

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 15/12, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói: "Nếu ai đó dương oai diễu võ trước cửa nhà, bạn có sẵn sàng dùng súng cao su hay không?"
Trung Quoc san sang dung sung “cao su” o Bien Dong
Ảnh của AMTI cho thấy Trung Quốc đã xây dựng trái phép các cơ sở quân sự trên Đá Gạc Ma thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh AMTI
Trong bài phát biểu mới đây, Đô đốc Harry Harris -Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ - tuyên bố khu vực hàng hải (Biển Đông) cung cấp sự truy cập đến các cảng thương mại chính tại Hong Kong, Thành phố Hồ Chí Minh, Singapore và Philippines không thuộc sự kiểm soát của một nước duy nhất trong khu vực. Đô đốc Harris nói Mỹ "sẽ không cho phép" Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự bắt nạt nước khác trong "vùng biển chung”. Mỹ đã đặt Biển Đông dưới sự bảo trợ của chiến dịch “tự do hàng hải” và đã đưa tàu tuần tra đến các khu vực ở Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đến 4 lần.
Khi được hỏi về hình ảnh gần đây của tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) về việc Bắc Kinh đang xây dựng các hệ thống phòng không, tên lửa trên tất cả 7 “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đã bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói với Reuters rằng việc xây dựng các căn cứ tên lửa và bảo vệ “lãnh thổ” Trung Quốc là "hoàn toàn bình thường". Ông này đặt câu hỏi: Nếu hoạt động này bị coi là nỗ lực phô trương sức mạnh quân sự, thì các chuyến tuần tra “của các hạm đội trên Biển Đông là gì?”. Ý ông Geng Shuang muốn đề cập đến việc tàu chiến Mỹ tiến hành tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.
Tuy nhiên, giám đốc AMTI Greg Poling nói với Reuters rằng việc Trung Quốc triển khai pháo phòng không khổng lồ và hệ thống hệ thống chống tiếp cận tầm gần trên các “đảo nhân tạo” mà nước này đã bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa là nhằm chuẩn bị cho cuộc xung đột trong tương lai.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố nước ông vẫn đang xác minh báo cáo nói trên của AMTI, còn Ngoại trưởng Australia Julie Bishop gọi đây có thể là động thái quân sự hóa Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana nói, nếu các báo cáo AMTI là chính xác, điều này sẽ gây ra một "mối quan ngại lớn" cho Philippines và cộng đồng quốc tế nói chung. Ông nói tiếp: "Nó có nghĩa rằng Trung Quốc đang quân sự hóa khu vực và đó là điều không tốt”.

Trung Quốc thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông như thế nào?

Trang Business Insider mới có bài viết về việc Trung Quốc thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông trong thời gian qua.

Trang Business Insider ngày 19-3 có bài viết liệt kê ra những thực thể được Trung Quốc cải tạo trái phép với tốc độ và quy mô lớn nhất trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là một trong số những hành động của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông.
Trung Quoc thay doi hien trang dao tren Bien Dong nhu the nao?
 Đá Chữ Thập năm 2006 (trái) và năm 2015 (phải). Ảnh: CSIS.
Các hình ảnh vệ tinh của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS - Mỹ) cho thấy sự thay đổi rõ rệt của một số thực thể trên Biển Đông trước và sau khi có bàn tay trái phép của Trung Quốc.

Tranh chấp ở Biển Đông qua ảnh Reuters

(Kiến Thức) - Tranh chấp ở Biển Đông đã bước sang một cột mốc mới sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ “đường chín đoạn” của Trung Quốc.

Tranh chap o Bien Dong qua anh Reuters
Ảnh chụp vệ tinh của Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS cho thấy công trường xây dựng tháp radar bất hợp pháp của Trung Quốc trên Đá Ga Ven ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tấm ảnh được công bố hôm 23/2/2016. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.