Trung Quốc ngang ngược lập 2 huyện quản lý Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam

CGTN đưa tin chính phủ Trung Quốc vừa phê chuẩn thành lập 2 huyện quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc ngang ngược lập 2 huyện quản lý Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam
Ngày 18/4, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đưa tin về 2 huyện vừa được thành lập là Tây Sa và Nam Sa.
Tây Sa và Nam Sa là cách Trung Quốc dùng để gọi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.
2 huyện này trực thuộc cái được gọi là "thành phố Tam Sa" được Trung Quốc dựng lên từ tháng 7/2012 nhằm thực hiện kế hoạch kiểm soát Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines.
Theo CGTN, Tây Sa sẽ quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và các vùng biển xung quanh, chính quyền huyện này đặt ở đảo Phú Lâm (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam).
Trung Quoc ngang nguoc lap 2 huyen quan ly Truong Sa va Hoang Sa cua Viet Nam
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong khi đó, Nam Sa quản lý quần đảo Trường Sa cũng như các vùng biển xung quanh và chính quyền huyện này đặt trên đá Chữ Thập.
Đảo Phú Lâm và đá Chữ Thập đều là các thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc bồi đắp trái phép.
Bất chấp mùa dịch COVID-19, Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang các hành động ngang ngược trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần lên tiếng chỉ trích động thái triển khai các thiết bị quân sự trái phép của Trung Quốc tại các đảo Bắc Kinh bồi đắp và xâm lấn trái phép thuộc Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo trên Biển Đông này.
Ngày 26/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam”.

Trung Quốc đáp máy bay quân sự xuống Trường Sa là phi pháp

Về thông tin Bắc Kinh cho hạ cánh hai máy bay quân sự xuống đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định đó là hành động bất hợp pháp và vô giá trị.

Trung Quốc đáp máy bay quân sự xuống Trường Sa là phi pháp
Hai máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc được phát hiện ở đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa trong một bức ảnh được chụp vào ngày 6-1-2018 - Ảnh: DAILY INQUIRER
 Hai máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc được phát hiện ở đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa trong một bức ảnh được chụp vào ngày 6-1-2018 - Ảnh: DAILY INQUIRER
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 19-4 tại Hà Nội, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến thông tin từ truyền thông Philippines cho biết Trung Quốc cho hạ cánh hai máy bay quân sự ở đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Việt Nam lên tiếng việc tàu Mỹ đi qua khu vực quần đảo Hoàng Sa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời về việc tàu USS McCampbell đi qua khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Việt Nam lên tiếng việc tàu Mỹ đi qua khu vực quần đảo Hoàng Sa
Bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Viet Nam len tieng viec tau My di qua khu vuc quan dao Hoang Sa
USS McCampbell trong một vụ thử hệ thống phòng không. Ảnh: Hải quân Mỹ 

Việt Nam lên tiếng về thông tin xây 10 đảo nhân tạo ở Trường Sa

Bà Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa và cho biết các hoạt động duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất của Việt Nam ở quần đảo này là hợp pháp.

Việt Nam lên tiếng về thông tin xây 10 đảo nhân tạo ở Trường Sa
Trả lời phóng viên tại buổi họp báo thường kỳ ngày 25/4 về thông tin Việt Nam xây 10 đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo quy định của luật pháp quốc tế".
Viet Nam len tieng ve thong tin xay 10 dao nhan tao o Truong Sa
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Việt Linh.
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, các hoạt động nhằm duy tu, bảo dưỡng các cơ sở vật chất đã xuống cấp của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của con người trên các cấu trúc mà Việt Nam đang quản lý thực tế ở Trường Sa là "hoàn toàn bình thường và hợp pháp", phù hợp với luật pháp quốc tế như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và "không làm thay đổi nguyên trạng, không tổn hại môi trường, không làm phức tạp thêm tình hình".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.