Trung Quốc ngăn chặn Triều Tiên thử hạt nhân thế nào?

(Kiến Thức) - Các nguồn tin ở Washington cho rằng Trung Quốc đã chặn được kế hoạch thử hạt nhân dưới đất lần thứ 6 của CHDCND Triều Tiên.

Trung Quốc ngăn chặn Triều Tiên thử hạt nhân thế nào?
Trước nguy cơ hành động quân sự của “Tổng thống Mỹ không thể đoán trước” Donald Trump, Trung Quốc dường như đang tăng cường nỗ lực ngăn chặn CHDCND Triều Tiên tiến hành khiêu khích quân sự lớn.
Trung Quoc ngan chan Trieu Tien thu hat nhan nhu the nao?
Quan hệ Trung-Triều nguội lạnh dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh ghép: AsiaNews 
Theo một quan chức gần gũi với ngành tình báo Mỹ, cho đến nay những nỗ lực hậu trường của Trung Quốc đã ngăn chặn được kế hoạch thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên. Chỉ có điều, người ta không rõ Trung Quốc đã sử dụng những chiến lược và chiến thuật nào để ngăn cản ban lãnh đạo ở Bình Nhưỡng thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6.
Phía Mỹ cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm cả giới tướng lĩnh Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) vốn có quan hệ truyền thống với Quân đội Nhân dân Triều Tiên, đã cảnh báo Bình Nhưỡng về việc một vụ thử hạt nhân mới sẽ kích động Mỹ can thiệp quân sự như dùng tên lửa hành trình tấn công các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên và có thể gây ra một cuộc chiến tranh đẫm máu nữa trên Bán đảo Triều Tiên.
Ngăn chặn Mỹ can thiệp quân sự trong khu vực vẫn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn phía Mỹ hiểu biết hơn về Triều Tiên, trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump ở Florida.
Theo một quan chức Nhà Trắng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với ông Trump rằng Trung Quốc không có nhiều đòn bẩy đối với Triều Tiên như phía Mỹ ngộ nhận. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cố gắng bảo đảm với Tổng thống Donald Trump rằng Bắc Kinh sẽ cố gắng làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân mới. Đổi lại, ông yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi các biện pháp ngoại giao hơn là quân sự để giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Tuy Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago không ra Tuyên bố chung, nhưng ông Trump đã bớt kỳ vọng vào khả năng Bắc Kinh kiềm chế Bình Nhưỡng, sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình giải thích về tình hình lịch sử trên Bán đảo Triều Tiên.
Trong cuộc điện đàm thoại ngày 24/4, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Mỹ kiềm chế, dùng phương tiện ngoại giao giải quyết vấn đề Triều Tiên và nhấn mạnh Trung Quốc phản đối việc Bình Nhưỡng tiến hành một vụ thử hạt nhân nữa.
Trên thực tế, lựa chọn quân sự được coi là giải pháp tệ hại nhất và kết quả là chính quyền Trump đang đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao, đặc biệt là siết chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt Triều Tiên hiện có.
Một dấu hiệu quan trọng cho thấy Bắc Kinh có thể sẽ phối hợp với Washington tăng cường gây sức ép đối với Bình Nhưỡng là phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh cáo rằng một vụ thử hạt nhân nữa có thể dẫn tới việc hủy bỏ Hiệp định tương trợ quốc phòng Trung-Triều được ký kết năm 1961.
Một bài bình luận đăng trên "Hoàn cầu Thời báo" (Global Times) – phụ trương của "Nhân dân Nhật báo", cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc – viết rằng các hành động của Triều Tiên đã làm suy yếu Hiệp ước quốc phòng năm 1961, trong đó ghi rằng Trung Quốc sẽ phản ứng quân sự đối với bất kỳ cuộc tấn công nào chống CHDCND Triều Tiên. Hoàn cầu Thời báo tuyên bố: "Bắc Kinh sẽ không cho phép khu vực đông bắc của Trung Quốc bị ô nhiễm bởi các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên".

Quan hệ Trung-Triều đang “nguội lạnh“

Trang tin Duowei News bình luận rằng, quan hệ Trung-Triều sẽ ở trạng thái giữa lạnh và nóng mà không vượt qua được ngưỡng này.

Quan hệ Trung-Triều đang “nguội lạnh“
Trang tin Duowei News lưu ý rằng trong khi Trung Quốc tiếp tục có số lượng nhà đầu tư ở Triều Tiên nhiều nhất, bằng chứng là doanh nghiệp Trung Quốc "chiếm trọn" 31 trong tổng số 36 dự án phát triển của Triều Tiên, thì quan hệ Trung-Triều này vẫn còn lạnh nhạt, không có dấu hiệu cải thiện.

Dấu hiệu căng thẳng trong quan hệ Trung-Triều

(Kiến Thức) - Dấu hiệu căng thăng trong quan hệ Trung-Triều bộc lộ rõ rệt, trong bối cảnh Bắc Kinh thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Dấu hiệu căng thẳng trong quan hệ Trung-Triều
Theo tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam (SCMP) ngày 25/2, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cuối cùng cũng bộc lộ dấu hiệu căng thẳng trong quan hệ Trung-Triều và chỉ trích Bắc Kinh về việc “cấu kết với các thế lực thù địch nhằm âm mưu lật đổ chế độ Triều Tiên”. Trước đó, Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên.
Các chuyên gia phân tích nhận định, những lời chỉ trích như vậy là một dấu hiệu không thể nhầm lẫn rằng Bình Nhưỡng đang cảm thấy tức giận trước những hành động của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn thắt chặt lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc hồi tháng 11/2016.

Tranh cãi Trung-Triều: Bắc Kinh “tiến, thoái lưỡng nan”

(Kiến Thức) - Tranh cãi Trung-Triều bộc lộ thế “tiến, thoái lưỡng nan” của Chủ tịch Tập Cận Bình và ban lãnh đạo Bắc Kinh, khi tìm cách đưa Bình Nhưỡng trở lại đàm phán.

Tranh cãi Trung-Triều: Bắc Kinh “tiến, thoái lưỡng nan”
Đỉnh điểm của tranh cãi Trung-Triều là việc Bình Nhưỡng lên án ban lãnh đạo ở Bắc Kinh “theo đuôi Mỹ” khi cấm nhập khẩu than và thề sẽ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định sẽ thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.