Trung Quốc “ngại, sợ” máy bay cảnh giới Nhật Bản

(Kiến Thức) - Trung Quốc lo lắng việc trong tương lai gần Nhật Bản sẽ tăng cường lực lượng máy bay cảnh báo sớm kiểu mới để giám sát hải quân nước này.

Trung Quốc “ngại, sợ” máy bay cảnh giới Nhật Bản
Theo tờ Yomiuri Shimbun, Bộ quốc phòng Nhật Bản sẽ đưa phương châm triển khai máy bay cảnh báo mới thay thế máy bay cảnh báo E-2C trong năm 2015 vào Đại cương kế hoạch phòng vệ mới và kế hoạch điều chỉnh lực lượng phòng vệ giai đoạn trung hạn. Hiện nay, một trong những đối tượng được lựa chọn là máy bay cảnh báo E-737 do công ty Boeing Mỹ chế tạo.
Chuyên gia quân sự Lý Lợi khi trao đổi với báo chí Trung Quốc cho biết, mục đích chủ yếu Nhật Bản triển khai máy bay cảnh báo mới là theo dõi giám sát các hoạt động ngoài khơi của Hải quân Trung Quốc.
Máy bay cảnh báo sớm đường không E-737 mà Nhật Bản có thể trang bị trong tương lai.
Máy bay cảnh báo sớm đường không E-737 mà Nhật Bản có thể trang bị trong tương lai.
Máy bay cảnh báo E-737 được trang bị radar thế hệ mới nhất, có thể thực hiện tiếp nhiên liệu trên không. Hiện nay, máy bay cảnh báo E-2C của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF)có tầm bay ngắn, lại không thể tiếp nhiên liệu trên không, khiến thời gian hoạt động tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư rất hạn chế, chỉ được 4 tiếng.
Việc triển khai máy bay cảnh báo E-737 sẽ thuận lợi cho việc tiến hành hoạt động cảnh giới giám sát với thời gian dài của JSDF.
E-737 trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động đa năng cho phép trinh sát đồng thời trên không, trên biển với tầm tối đa 600km. Trong chế độ tìm kiếm mục tiêu kích cỡ tiêm kích, tầm trinh sát đạt đến 370km. Khi sử dụng tìm kiếm mục tiêu tàu chiến, tầm trinh sát đạt đến 240km. Đặc biệt, hệ thống radar này có thể theo dõi đồng thời 180 mục tiêu và thực hiện điều khiển tiêm kích đánh chặn 24 mục tiêu.
Ngoài ra, năm 2014 JSDF sẽ đưa một số máy bay cảnh báo E-2C triển khai tại căn cứ Misawa, tỉnh Aomori của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JSDF) đến giám sát biển Hoa Đông.
E-737 trang bị 2 động cơ CFM56-7B27A cho tầm bay tới 6.482km.
 E-737 trang bị 2 động cơ CFM56-7B27A cho tầm bay tới 6.482km.
Bình luận mục đích Nhật Bản triển khai máy bay cảnh báo mới, chuyên gia Trung Quốc Lý Lợi cho rằng, Nhật Bản không chỉ có cái khái niệm triển khai máy bay cảnh báo mới, mà còn hơn thế là muốn giám sát Hải quân Trung Quốc vượt qua chuỗi đảo thứ nhất ra biển xa.
Trước kia, phi vụ triển khai máy bay cảnh báo của Nhật Bản trong một năm là hơn 20 lần, nhưng từ tháng 4/2012 và cho đến nay trong thời gian chưa đến 1 năm đã hơn 200 lần.
Điều này cho thấy Nhật Bản không chỉ có máy bay chiến đấu giám sát toàn bộ quá trình huấn luyện viễn dương của Trung Quốc, mà còn bao gồm cả máy bay chống ngầm P-3C. Trong tương lai máy bay cảnh báo E-737 đều sẽ xuất hiện trong đội ngũ giám sát theo dõi toàn diện.
Nhật Bản có 13 máy bay cảnh báo sớm tầm ngắn E-2C, 4 máy bay cảnh báo tầm xa E-767, tương lai có thể là E-737. “Với diện tích đất liền nhỏ như vậy, việc triển khai nhiều máy bay cảnh báo của Nhật Bản mục đích chủ yếu vẫn là tăng cường khả năng giám sát đối với hoạt động viễn dương của Hải quân Trung Quốc”, ông Lý Lợi nhận định.

“Vệ sĩ” bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản

“Vệ sĩ” bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản
Trong những tháng đầu năm 2013, Trung Quốc tiếp điều động nhiều tàu hải giám tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Trước tình hình đó, Nhật Bản liên tiếp tung thêm nhiều vũ khí tối tân tới nơi này để “canh giữ” cả trên trời lẫn dưới biển.
Trong những tháng đầu năm 2013, Trung Quốc tiếp điều động nhiều tàu hải giám tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Trước tình hình đó, Nhật Bản liên tiếp tung thêm nhiều vũ khí tối tân tới nơi này để “canh giữ” cả trên trời lẫn dưới biển.

Trên trời, đối phó trước tiêm kích J-10 hay máy bay của hải giám Trung Quốc xâm phạm, Nhật Bản thường xuyên điều động tiêm kích hạng nặng F-15J đánh chặn.
Trên trời, đối phó trước tiêm kích J-10 hay máy bay của hải giám Trung Quốc xâm phạm, Nhật Bản thường xuyên điều động tiêm kích hạng nặng F-15J đánh chặn.

Tiêm kích F-15J có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 120km với tên lửa đối không tầm trung AAM-4 do Nhật Bản sản xuất.
Tiêm kích F-15J có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 120km với tên lửa đối không tầm trung AAM-4 do Nhật Bản sản xuất.

So với tiêm kích J-10/J-11 của Trung Quốc, trong khả năng đối không thì F-15J vẫn được đánh giá cao hơn. Trong tương lai gần, F-15J vẫn là lựa chọn tối ưu của nước này đối phó với máy bay Trung Quốc.
So với tiêm kích J-10/J-11 của Trung Quốc, trong khả năng đối không thì F-15J vẫn được đánh giá cao hơn. Trong tương lai gần, F-15J vẫn là lựa chọn tối ưu của nước này đối phó với máy bay Trung Quốc.

Trên biển, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản quyết định triển khai 4 tàu khu trục lớp Akizuki tuần tra vùng biển Hoa Đông và nhất là bảo vệ khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh minh họa
Trên biển, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản quyết định triển khai 4 tàu khu trục lớp Akizuki tuần tra vùng biển Hoa Đông và nhất là bảo vệ khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh minh họa

Khu trục lớp Akizuki có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài 150,5m. Con tàu được thiết kế nghiêng về khả năng chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm.
Khu trục lớp Akizuki có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài 150,5m. Con tàu được thiết kế nghiêng về khả năng chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm.

Trong tác chiến chống ngầm, Akizuki trang bị hệ thống tên lửa diệt tàu ngầm tầm xa RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22km. Trên tên lửa lắp ngư lôi hạng nhẹ Mk-46 (tầm bắn 11km, xuyên sâu xuống mặt nước 365m) hoặc Mk-54. Trong ảnh là tên lửa RUM-139 rời bệ phóng.
Trong tác chiến chống ngầm, Akizuki trang bị hệ thống tên lửa diệt tàu ngầm tầm xa RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22km. Trên tên lửa lắp ngư lôi hạng nhẹ Mk-46 (tầm bắn 11km, xuyên sâu xuống mặt nước 365m) hoặc Mk-54. Trong ảnh là tên lửa RUM-139 rời bệ phóng.

Akizuki có thể mang 8 tên lửa chống tàu cận âm SSM-1B cho phép diệt tàu mặt nước ở cự ly 150-200km, lắp đầu đạn nặng 260kg. Ảnh minh họa
Akizuki có thể mang 8 tên lửa chống tàu cận âm SSM-1B cho phép diệt tàu mặt nước ở cự ly 150-200km, lắp đầu đạn nặng 260kg. Ảnh minh họa

Ngoài tàu Akizuki, Nhật đang lên kế hoạch triển khai thêm các tàu ngầm tấn công hiện đại nhất nước này lớp Soryu tới Senkaku/Điếu Ngư.
Ngoài tàu Akizuki, Nhật đang lên kế hoạch triển khai thêm các tàu ngầm tấn công hiện đại nhất nước này lớp Soryu tới Senkaku/Điếu Ngư.

Điểm đặc biệt của Soryu là con tàu trang bị công nghệ động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) cho phép hoạt động lâu hơn dưới mặt nước, giảm tiếng ồn. Tàu ngầm Soryu trang bị máy phóng ngư lôi 533mm có thể bắn ngư lôi chống ngầm Type 89 hoặc tên lửa chống tàu cận âm tầm ngắn UGM-84 Harpoon.
Điểm đặc biệt của Soryu là con tàu trang bị công nghệ động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) cho phép hoạt động lâu hơn dưới mặt nước, giảm tiếng ồn. Tàu ngầm Soryu trang bị máy phóng ngư lôi 533mm có thể bắn ngư lôi chống ngầm Type 89 hoặc tên lửa chống tàu cận âm tầm ngắn UGM-84 Harpoon.

Để tăng cường khả năng tuần tra, trinh sát chống ngầm khu vực Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đang tính toán dùng thủy phi cơ US-2.
Để tăng cường khả năng tuần tra, trinh sát chống ngầm khu vực Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đang tính toán dùng thủy phi cơ US-2.

Thủy phi cơ US-2 có khả năng cất hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, cực kỳ phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở Senkaku/Điếu Ngư.
Thủy phi cơ US-2 có khả năng cất hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, cực kỳ phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở Senkaku/Điếu Ngư.

US-2 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt AE 2100J cho phép đạt tốc độ 560km, tầm bay tới 4.700km.
US-2 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt AE 2100J cho phép đạt tốc độ 560km, tầm bay tới 4.700km.

Nhằm đối phó với hạm đội tàu ngầm đông đảo của Trung Quốc trong trường hợp xung đột xảy ra, Nhật Bản cũng tính tới khả năng dùng “sát thủ săn ngầm” Kawasaki P-1 mới đưa vào phục vụ.
Nhằm đối phó với hạm đội tàu ngầm đông đảo của Trung Quốc trong trường hợp xung đột xảy ra, Nhật Bản cũng tính tới khả năng dùng “sát thủ săn ngầm” Kawasaki P-1 mới đưa vào phục vụ.

P-1 do Nhật Bản tự phát triển dùng cho nhiều nhiệm vụ gồm: tuần tra biển, trinh sát, săn tàu ngầm, chống tàu mặt nước và tìm kiếm cứu nạn. Trên máy bay lắp đặt nhiều thiết bị trinh sát chống ngầm hiện đại. Đây được coi là “khắc tinh” của tàu ngầm Trung Quốc.
P-1 do Nhật Bản tự phát triển dùng cho nhiều nhiệm vụ gồm: tuần tra biển, trinh sát, săn tàu ngầm, chống tàu mặt nước và tìm kiếm cứu nạn. Trên máy bay lắp đặt nhiều thiết bị trinh sát chống ngầm hiện đại. Đây được coi là “khắc tinh” của tàu ngầm Trung Quốc.

P-1 được thiết kế khoang trong thân và 8 giá treo trên cánh mang được tổng cộng 9 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon, ASM-1C, AGM-65; ngư lôi chống ngầm MK-46, Type 97; thủy lôi; bom. Với số vũ khí này, ngoài khả năng chống tàu ngầm, P-1 hoàn toàn có thể đe dọa chiến hạm mặt nước.
P-1 được thiết kế khoang trong thân và 8 giá treo trên cánh mang được tổng cộng 9 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon, ASM-1C, AGM-65; ngư lôi chống ngầm MK-46, Type 97; thủy lôi; bom. Với số vũ khí này, ngoài khả năng chống tàu ngầm, P-1 hoàn toàn có thể đe dọa chiến hạm mặt nước.

Nhật Bản không thể thua Trung Quốc trong hải chiến

Nhật Bản không thể thua Trung Quốc trong hải chiến
Theo một bài viết được đăng tải trên Tạp chí SAPIO (trụ sở tại Nhật Bản), Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) có công nghệ tìm kiếm tàu ngầm hiện đại nhất thế giới, vì vậy bất cứ lúc nào có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc tại khu vực quần đảo Nhật Bản và "đặc biệt là xung quanh khu vực Điếu Ngư /Senkaku”.

Ảnh hiếm nội thất tàu ngầm hiện đại nhất Nhật Bản

(Kiến Thức) - Lớp Soryu được xem là loại tàu ngầm hiện đại, tối tân, tinh vi nhất của Nhật Bản, vậy nội thất bên trong con tàu này như thế nào?

Ảnh hiếm nội thất tàu ngầm hiện đại nhất Nhật Bản
Vừa qua, Nhật Bản đã tiến hành hạ thủy chiếc tàu ngầm phi hạt nhân tấn công mới nhất mang tên Kokuryu (dịch ra tiếng Anh là Black Dragon - Rồng đen) số hiệu SS-506. Đây là chiếc tàu thứ 6 thuộc lớp tàu ngầm Soryu được nhà máy Kobe Chuoku – Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki thực hiện. Tên gọi Black Dragon được hiểu là Con rồng thiêng bảo vệ phía Bắc. Black Dragon cũng là tên của một con sông lớn ở Đông Bắc Trung Quốc - sông Hắc Long Giang mà trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Nhật Bản đã chiếm con sông này của Trung Quốc.
 Vừa qua, Nhật Bản đã tiến hành hạ thủy chiếc tàu ngầm phi hạt nhân tấn công mới nhất mang tên Kokuryu (dịch ra tiếng Anh là Black Dragon - Rồng đen) số hiệu SS-506. Đây là chiếc tàu thứ 6 thuộc lớp tàu ngầm Soryu được nhà máy Kobe Chuoku – Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki thực hiện. Tên gọi Black Dragon được hiểu là Con rồng thiêng bảo vệ phía Bắc. Black Dragon cũng là tên của một con sông lớn ở Đông Bắc Trung Quốc - sông Hắc Long Giang mà trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Nhật Bản đã chiếm con sông này của Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.