Trung Quốc muốn kiểm soát vùng trời tây Thái Bình Dương

(Kiến Thức) - Hãng tin Kyodo dẫn một báo cáo cho thấy, Trung Quốc có ý định kiểm soát vùng trời Tây Thái Bình Dương.

Trung Quốc muốn kiểm soát vùng trời tây Thái Bình Dương
Báo cáo về chiến lược không quân của Học viện Chỉ huy Không quân Trung Quốc (AFCA) cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có kế hoạch mở rộng quy mô kiểm soát vùng trời tây Thái Bình Dương, bao gồm khu vực gần Nhật Bản, nhằm đảm bảo quyền làm chủ vùng trời này.
Trung Quoc muon kiem soat vung troi tay Thai Binh Duong

Máy bay ném bom H-6K của Không quân Trung Quốc.

Báo cáo cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển và nâng cấp 9 loại “vũ khí chiến lược”. Chẳng hạn như, máy bay ném bom chiến lược kiểu mới và một hệ thống đánh chặn phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối, nhằm đối phó với Mỹ - quốc gia đang đẩy mạnh chiến lược xoay trục sang Châu Á.
Ngoài ra, các vũ khí chiến lược khác bao gồm tên lửa hành trình tốc độ cao phóng từ trên không, máy bay vận tải cỡ lớn, khinh khí cầu di chuyển trên tầng khí quyển cao, chiến đấu cơ thế hệ mới, máy bay tấn công không người lái, các vệ tinh và bom điều khiển chính xác.
Báo cáo đã chỉ ra rằng, trong khi Hải quân Trung Quốc đang mở rộng quy mô lực lượng như đóng dựng tàu sân bay thứ hai, không quân nước này cũng bắt đầu phát triển một chiến lược mở rộng tương tự.
Được biết, báo cáo này được chuẩn bị từ tháng 11/2014. Các báo cáo của AFCA trước đó từng được lấy làm đường lối chính sách.
Báo cáo mới liệt kê Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Việt Nam vào danh sách “các mối đe dọa” đối với không phận quân sự của Bắc Kinh đến năm 2030. Báo cáo đề xuất việc mở rộng phạm vi giám sát từ “chuỗi đảo đầu tiên” nối Okinawa, Đài Loan và Philippines tới “chuỗi đảo thứ hai” nối chuỗi đảo Izu, Guam và New Guinea.
Báo cáo cũng đề cập đến việc tăng cường khả năng tấn công các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương bằng máy bay ném bom chiến lược và “ngăn chặn một cuộc can thiệp của quân đội Mỹ” trong trường hợp xảy ra xung đột tại các đảo do Bắc Kinh kiểm soát.
Liên quan đến Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc  đơn phương thiết lập trên Biển Hoa Đông tháng 11/2013, báo cáo đề xuất việc hợp tác giữa không quân và hải quân để tăng cường năng lực phòng không, đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường tập trận chung.
Đồng thời, báo cáo cũng nhấn mạnh đến phát triển lĩnh vực không gian vũ trụ và tên lửa.

Nhà hàng Trung Quốc ở châu Phi cấm khách... châu Phi

(Kiến Thức) - Một nhà hàng Trung Quốc ở Thủ đô Nairobi, Kenya đã cấm khách châu Phi sau 17 giờ vì lo sợ họ có thể gây nguy hiểm cho khách hàng của mình.

Nhà hàng Trung Quốc ở châu Phi cấm khách... châu Phi
Nhà hàng có tên "Nhà hàng Trung Quốc" ở Nairobi đã đưa ra quyết định trên sau khi nó bị một nhóm cướp vũ trang tấn công vào năm 2014 và sau những cảnh báo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Kenya về mối đe dọa ngày càng tăng cao từ nhóm khủng bố Al Shabaab.
"Chúng tôi không đón tiếp những người châu Phi mà chúng tôi không biết. Đơn giản vì chúng tôi không phân biệt được đâu là thành viên Al-Shabaab", quản lý marketing của nhà hàng này, ông Esther Zhao nói với tờ Nairobi News.

Hết tài xế riêng, quan Trung Quốc đổ xô học lái xe

(Kiến Thức) - Hàng loạt quan chức Trung Quốc đổ xô đăng ký tham gia các lớp học lái xe sau khi họ không còn được phân tài xế riêng.

Hết tài xế riêng, quan Trung Quốc đổ xô học lái xe

Trung Quốc doạ đóng cửa trang Sina vì bóp méo sự thật

Cục Quản lý không gian ảo Trung Quốc cho biết trang tin Sina "bóp méo sự thật tin tức, vi phạm đạo đức và tham gia vào việc thổi phồng tin tức".

Trung Quốc doạ đóng cửa trang Sina vì bóp méo sự thật
Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 12/4 đưa tin nước này dọa đóng cửa trang tin tức nổi tiếng Sina do... bóp méo sự thật. AFP cho biết đây là một động thái công khai hiếm hoi của chính phủ Trung Quốc trong việc can thiệp vào báo chí.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.