Trung Quốc: Một doanh nghiệp nhà nước cấm nhân viên bay Cathay Pacific

Theo nguồn tin của Bloomberg, một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cấm các nhân viên sử dụng dịch vụ của Hãng hàng không Hong Kong Cathay Pacific.

Trung Quốc: Một doanh nghiệp nhà nước cấm nhân viên bay Cathay Pacific
Bloomberg cho biết China Huarong International Holdings - đơn vị quản lý nợ xấu lớn nhất Trung Quốc - gửi tin nhắn yêu cầu nhân viên không chọn hãng Cathay Pacific và công ty con Dragon Air cho các chuyến bay công tác, du lịch. Động thái trên diễn ra sau khi một số nhân viên của hãng Cathay Pacific tham gia biểu tình phản đối dự luật dẫn độ của Hong Kong.
Hôm 9/8, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) đưa ra một loạt yêu cầu đối với hãng Cathay Pacific, bao gồm việc không sử dụng các nhân viên tham gia biểu tình trong các chuyến bay tới hoặc qua không phận Trung Quốc.
Đáp lại, Cathay cho biết đã nghiêm túc thực hiện yêu cầu này. Hãng đình chỉ một phi công và sa thải hai nhân viên có hành vi "sai trái".
Trung Quoc: Mot doanh nghiep nha nuoc cam nhan vien bay Cathay Pacific
Người biểu tình tập trung tại sân bay quốc tế Hong Kong hôm 11/8. Ảnh: Getty Images.
Cơ quan quản lý Trung Quốc mô tả hành động của nhân viên Cathay "đe dọa nghiêm trọng đối với an toàn hàng không, tạo tác động xã hội tiêu cực và làm tăng rủi ro cho các chuyến bay từ Hong Kong đến đại lục".
Trong một tin nhắn gửi đến các nhân viên hôm 10/8, Rupert Hogg - Giám đốc điều hành của Cathay - nhấn mạnh: "Chúng ta có nghĩa vụ tuân thủ bất cứ yêu cầu nào được ban hành bởi bất cứ cơ quan quản lý nào có thẩm quyền với hãng".
Theo ông, hoạt động của Cathay tại Trung Quốc là "chìa khóa kinh doanh". Phần lớn đường bay của hãng đến châu Âu và Mỹ đều bay qua không phận đại lục. Cổ phiếu Cathay giảm 4,7% còn 9,82 HKD hôm 12/8. Cổ phiếu của Swire Pacific - công ty mẹ của Cathay - giảm 5,4%.
Với chỉ thị từ CAAC, Cathay buộc phải lựa chọn giữa khách hàng Hong Kong và đại lục, thị trường quan trọng nhất của hãng. Cathay không tiết lộ về hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc nhưng các chuyến bay từ đại lục và Hong Kong chiếm khoảng 50% doanh thu của hãng.
"Yêu cầu của chính quyền Trung Quốc không chỉ đe dọa các chuyến bay trực tiếp đến Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng các chuyến bay tới châu Âu và Mỹ bay qua không phận Trung Quốc", Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Andrew Lee nhận định.
Cathay Pacific được kiểm soát bởi gia đình Swire nhưng Air China, hãng hàng không quốc doanh Trung Quốc, là cổ đông lớn thứ hai.

Ngân hàng nào "dính" nợ xấu cao nhất năm 2017?

(Kiến Thức) - Tính đến hết quý III/2017, Sacombank và VPBank là 2 trong những cái tên dẫn đầu trong nhóm có tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cao nhất.

Ngân hàng nào "dính" nợ xấu cao nhất năm 2017?
Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết quý III/2017, mặc dù tình hình kinh doanh có khởi sắc, nhiều ngân hàng báo lãi, thậm chí lãi lớn nhưng tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cũng cao.
Đứng đầu trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là ngân hàng Sacombank. Theo báo cáo tài chính kết quả kinh doanh quý III/2017, nợ xấu của Sacombank còn ở mức cao 13.264 tỷ đồng, chiếm 5,9% tổng dư nợ tín dụng, giảm 1% so với đầu năm là 6,9%. Trong đó, nợ xấu tăng chủ yếu ở các nhóm nợ nghi ngờ mất vốn (nhóm 4) ở mức 3.251 tỷ, tăng 24% và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) ở mức 9.593 tỷ, tăng 12,7% so với đầu năm.

Loạt UBND Quận ở TP Hồ Chí Minh dính nợ xấu với DN lương thực

Công ty Cổ phần Lương thực TP HCM (FCS) vừa có báo cáo nêu tên 3 quận và một trung tâm của sở thuộc TP HCM đang nợ xấu với doanh nghiệp.

Loạt UBND Quận ở TP Hồ Chí Minh dính nợ xấu với DN lương thực
Đây là một trường hợp hy hữu bởi số tiền là rất ít và đại diện các cơ quan quản lý nhà nước đều khá bất ngờ với những thông tin mà doanh nghiệp đưa ra trong báo cáo tài chính quý 2 vừa được công bố.

Sắp hết năm 2018, ông lớn ngân hàng nào "dính" nợ xấu nhiều nhất?

(Kiến Thức) - Mặc dù tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng đang trong xu hướng giảm nhưng ở riêng lẻ một số ngân hàng như Vietcombank, Saigonbank, ACB...chỉ số này lại tăng lên. 

Sắp hết năm 2018, ông lớn ngân hàng nào "dính" nợ xấu nhiều nhất?
Hiện tại, các ngân hàng đang trong "mùa" báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2018 và 9 tháng đầu năm. Báo cáo cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều đạt lợi nhuận cao hơn cùng kỳ 2017. Dù vậy, đi cùng lợi nhuận gia tăng là nợ xấu ngân hàng cũng tăng mạnh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.