Trung Quốc lộ tàu ngầm mini lặn sâu tới 1.000m

Trung Quốc lộ tàu ngầm mini lặn sâu tới 1.000m

(Kiến Thức) - Được thiết kế để thăm dò địa chất dưới lòng biển, chiếc tàu ngầm mini của Trung Quốc có khả năng lặn sâu tới 1.000 mét.

Hệ thống thăm dò đáy biển hiện đại bậc nhất hiện nay của Trung Quốc bao gồm nhiều thiết bị khám phá lòng biển, thu thập mẫu địa chất từ dưới lòng biển sâu và một  tàu ngầm mini có tên "Rồng Biển". Nguồn ảnh: News.
Hệ thống thăm dò đáy biển hiện đại bậc nhất hiện nay của Trung Quốc bao gồm nhiều thiết bị khám phá lòng biển, thu thập mẫu địa chất từ dưới lòng biển sâu và một tàu ngầm mini có tên "Rồng Biển". Nguồn ảnh: News.
Thiết bị thu thập mẫu đất và phù du được thả xuống đáy biển, thiết bị này có khả năng lặn sâu khoảng 300 mét giúp thu thập lại các mẫu địa chất ở khu vực biển nông. Nguồn ảnh: News.
Thiết bị thu thập mẫu đất và phù du được thả xuống đáy biển, thiết bị này có khả năng lặn sâu khoảng 300 mét giúp thu thập lại các mẫu địa chất ở khu vực biển nông. Nguồn ảnh: News.
Tàu ngầm mini "Rồng Biển" của Trung Quốc với khả năng lặn sâu khoảng 1000 mét (trên lý thuyết). Nguồn ảnh: News.
Tàu ngầm mini "Rồng Biển" của Trung Quốc với khả năng lặn sâu khoảng 1000 mét (trên lý thuyết). Nguồn ảnh: News.
Tàu ngầm này được thiết kế với một cánh tay máy ở phía trước và hệ thống camera giúp điều khiển con tàu từ xa. Ngoài ra còn có hệ thống bóng đèn cao áp cực lớn giúp cung cấp ánh sáng khi con tàu này hoạt động dưới lòng biển. Nguồn ảnh: News.
Tàu ngầm này được thiết kế với một cánh tay máy ở phía trước và hệ thống camera giúp điều khiển con tàu từ xa. Ngoài ra còn có hệ thống bóng đèn cao áp cực lớn giúp cung cấp ánh sáng khi con tàu này hoạt động dưới lòng biển. Nguồn ảnh: News.
Trước khi tàu "Rồng Biển" được thả xuống nước, các máy dò được đưa xuống trước để do thám các thông số bao gồm độ sâu, dòng hải lưu, nhiệt độ,... để chắc chắn mọi điều kiện đều phù hợp cho "Rồng Biển" vì một khi bị trục trặc đứt cáp, mất điều khiển thì chắc chắn sẽ không có một thiết bị nào có thể lặn xuống đủ xâu để hỗ trợ "Rồng Biển" nổi lên. Nguồn ảnh: News.
Trước khi tàu "Rồng Biển" được thả xuống nước, các máy dò được đưa xuống trước để do thám các thông số bao gồm độ sâu, dòng hải lưu, nhiệt độ,... để chắc chắn mọi điều kiện đều phù hợp cho "Rồng Biển" vì một khi bị trục trặc đứt cáp, mất điều khiển thì chắc chắn sẽ không có một thiết bị nào có thể lặn xuống đủ xâu để hỗ trợ "Rồng Biển" nổi lên. Nguồn ảnh: News.
"Rồng Biển" được đưa xuống nước. Việc có trong tay bản đồ địa chất, địa hình của lòng biển sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà khoa học Trung Quốc trong các công trình nghiên cứu cũng như hỗ trợ lực lượng Hải quân Trung Quốc trong tương lai. Nguồn ảnh: News.
"Rồng Biển" được đưa xuống nước. Việc có trong tay bản đồ địa chất, địa hình của lòng biển sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà khoa học Trung Quốc trong các công trình nghiên cứu cũng như hỗ trợ lực lượng Hải quân Trung Quốc trong tương lai. Nguồn ảnh: News.
Hiện tại phía Trung Quốc đang tiến hành thăm dò địa chất, vẽ bản đồ địa hình đáy biển ở những khu vực biển trong thềm lục địa của nước này. Nguồn ảnh: News.
Hiện tại phía Trung Quốc đang tiến hành thăm dò địa chất, vẽ bản đồ địa hình đáy biển ở những khu vực biển trong thềm lục địa của nước này. Nguồn ảnh: News.
Dù khối lượng công việc là rất lớn do Trung Quốc có đường bờ biển dài, tuy nhiên nước này lại không có nhiều thiết bị lặn có thể xuống được độ sâu lớn như tàu ngầm "Rồng Biển". Chính vì vậy, quá trình khảo sát sẽ tốn rất nhiều thời gian. Nguồn ảnh: News.
Dù khối lượng công việc là rất lớn do Trung Quốc có đường bờ biển dài, tuy nhiên nước này lại không có nhiều thiết bị lặn có thể xuống được độ sâu lớn như tàu ngầm "Rồng Biển". Chính vì vậy, quá trình khảo sát sẽ tốn rất nhiều thời gian. Nguồn ảnh: News.

GALLERY MỚI NHẤT