Trung Quốc "lo sợ" tiêm kích phản lực FA-50 của Philippines

(Kiến Thức) - Có thể Trung Quốc lo ngại sức mạnh tiêm kích phản lực FA-50 được Hàn Quốc bán cho Philippines nên đang nỗ lực ngăn cản hợp đồng này.

Trung Quốc "lo sợ" tiêm kích phản lực FA-50 của Philippines
Tờ nhật báo Yomiuri Shimbun đưa tin, Trung Quốc đã đề nghị Hàn Quốc không bán máy bay chiến đấu FA-50 cho Philippines.
Tuy nhiên, Hàn Quốc đã từ chối vì cho rằng đây là sự can thiệp vào việc xuất khẩu vũ khí, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã có cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino vào ngày 17/10 tại Seoul. Trong cuộc gặp này, bà Park đã cảm ơn ông Aquino vì quyết định mua máy bay chiến đấu FA-50 của Manila và cho rằng 2 bên cần đẩy nhanh tiến độ ký hợp đồng.
“Philippines đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là lý do Trung Quốc phản đối hợp đồng FA-50 giữa Hàn Quốc và Phillipines qua nhiều kênh khác nhau”, quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết.
Chính phủ Hàn Quốc đã phủ nhận bài báo của Yomiuri nhưng các quan chức giấu tên lại thừa nhận bài báo này.
Việc Philippines sở hữu chiến đấu cơ phản lực khiến Trung Quốc lo ngại.
 Việc Philippines sở hữu chiến đấu cơ phản lực khiến Trung Quốc lo ngại.
Một nguồn tin trong chính phủ Hàn Quốc cho hay mỗi khi báo chí Hàn Quốc hoặc Philippines đưa tin về vụ mua bán FA-50, Trung Quốc lại phản ứng để tìm cách kiểm chứng bài báo qua các kênh ngoại giao. Tuy nhiên, vị quan chức này cũng cho biết thương vụ vẫn sẽ được tiến hành.
Trung Quốc và Phillippines vẫn đang có những tranh chấp lãnh thổ. Vì lý do này, Manila đã quyết định di chuyển một số căn cứ hải quân và không quân đến gần Biển Đông. Manila cũng đã quyết định mua thêm FA-50 để bảo vệ lãnh thổ.
FA-50 là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ dựa trên mẫu máy bay huấn luyện KAI T-50. FA-50 có thể thực hiện các nhiệm vụ không đối không và không đối đất cũng như tấn công các tàu chiến nhỏ.
Ngoài FA-50, Philippines cũng đang thương lượng với Hàn Quốc về hợp đồng mua tàu hộ vệ tên lửa trị giá 650 triệu USD.

Xem “báu vật” FA-50 của Không quân Philippines tương lai

Xem “báu vật” FA-50 của Không quân Philippines tương lai
Chính quyền Philippines đã quyết định chi 464 triệu USD mua 12 tiêm kích hạng nhẹ FA-50 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) chế tạo. Hợp đồng này là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang nước này. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ FA-50 vốn là biến thể của máy bay huấn luyện chiến đấu T-50 Golden Eagle.
Chính quyền Philippines đã quyết định chi 464 triệu USD mua 12 tiêm kích hạng nhẹ FA-50 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) chế tạo. Hợp đồng này là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang nước này. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ FA-50 vốn là biến thể của máy bay huấn luyện chiến đấu T-50 Golden Eagle.

Chương trình phát triển máy bay huấn luyện chiến đấu T-50 được Hàn Quốc thực hiện từ đầu những năm 1990 nhằm tìm kiếm máy bay phù hợp đào tạo phi công điều khiển tiêm kích thế hệ 4 KF-16 và F-15K. Mẫu thử T-50 cất cánh lần đầu tháng 8/2002, chính thức giới thiệu tháng 2/2005.
Chương trình phát triển máy bay huấn luyện chiến đấu T-50 được Hàn Quốc thực hiện từ đầu những năm 1990 nhằm tìm kiếm máy bay phù hợp đào tạo phi công điều khiển tiêm kích thế hệ 4 KF-16 và F-15K. Mẫu thử T-50 cất cánh lần đầu tháng 8/2002, chính thức giới thiệu tháng 2/2005.

Thiết kế của T-50 Golden Eagle chủ yếu dựa trên mẫu tiêm kích F-16 của Tập đoàn Lockheed Martin. Vì thế, hình dáng của T-50 có những nét tương đồng kiểu cánh chính, đuôi, kích thước với F-16.
Thiết kế của T-50 Golden Eagle chủ yếu dựa trên mẫu tiêm kích F-16 của Tập đoàn Lockheed Martin. Vì thế, hình dáng của T-50 có những nét tương đồng kiểu cánh chính, đuôi, kích thước với F-16.

Đáng chú ý trong thiết kế T-50 Golden Eagle, nó là một trong số ít máy bay huấn luyện chiến đấu đạt được vận tốc siêu thanh, tốc độ 1.400-1.500km/h. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cho nó dễ dàng phát triển thành một máy bay chiến đấu thực thụ.
Đáng chú ý trong thiết kế T-50 Golden Eagle, nó là một trong số ít máy bay huấn luyện chiến đấu đạt được vận tốc siêu thanh, tốc độ 1.400-1.500km/h. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cho nó dễ dàng phát triển thành một máy bay chiến đấu thực thụ.

Dựa trên T-50, KAI đã phát triển thành biến thể tiêm kích đa năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết FA-50 (đơn giá 38,7 triệu USD/chiếc). Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ FA-50 đang cất cánh.
Dựa trên T-50, KAI đã phát triển thành biến thể tiêm kích đa năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết FA-50 (đơn giá 38,7 triệu USD/chiếc). Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ FA-50 đang cất cánh.

Trong ảnh là buồng lái tiện nghi hiện đại của một chiếc FA-50.
Trong ảnh là buồng lái tiện nghi hiện đại của một chiếc FA-50.

Điểm cải tiến đáng kể so với biến thể huấn luyện của FA-50, nó được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực tiên tiến EL/M-2032 (Israel sản xuất) có tầm hoạt động xa tới 150km. Nếu loại radar này được giữ nguyên trên biến thể xuất khẩu cho Philippines thì đây là tin vui với nước này.
Điểm cải tiến đáng kể so với biến thể huấn luyện của FA-50, nó được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực tiên tiến EL/M-2032 (Israel sản xuất) có tầm hoạt động xa tới 150km. Nếu loại radar này được giữ nguyên trên biến thể xuất khẩu cho Philippines thì đây là tin vui với nước này.

FA-50 trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F404 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.400-1.500km/h, bán kính chiến đấu hơn 900km, trần bay hơn 16.000m.
FA-50 trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F404 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.400-1.500km/h, bán kính chiến đấu hơn 900km, trần bay hơn 16.000m.

FA-50 được thiết kế với một pháo 3 nòng 20mm trong thân và 7 giá treo trên cánh và thân mang được: tên lửa đối không AIM-9, AIM-120; tên lửa đối đất AGM-65; bom thông thường MK-82/83/84; bom có điều khiển. Trong ảnh là tiêm kích FA-50 bắn thử nghiệm tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9.
FA-50 được thiết kế với một pháo 3 nòng 20mm trong thân và 7 giá treo trên cánh và thân mang được: tên lửa đối không AIM-9, AIM-120; tên lửa đối đất AGM-65; bom thông thường MK-82/83/84; bom có điều khiển. Trong ảnh là tiêm kích FA-50 bắn thử nghiệm tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9.

Philippines muốn mua chiến đấu cơ cánh quạt EMB-314?

Philippines muốn mua chiến đấu cơ cánh quạt EMB-314?
Tư lệnh Không quân Brazil Juniti Saito cho hay, Không quân Philippines bày tỏ quan tâm lớn tới việc mua máy bay chiến đấu EMB-314 Super Tucano do hãng Embraer sản xuất.

Philippine sẽ có không quân hàng đầu ĐNA trước 2016

Philippine sẽ có không quân hàng đầu ĐNA trước 2016
Tổng thống Philippine Benigno Aquino hứa hẹn sẽ mua thêm máy bay chiến đấu, radar phòng không cùng những trang thiết bị khác trong vòng 3 năm nhằm tăng cường lực lượng Không quân.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.