Trung Quốc lập chiến lược tấn công Nhật từ 2 phía?

(Kiến Thức) - Quân đội Trung Quốc dường như đang vạch chiến lược tấn công Nhật Bản từ cả phía bắc và phía nam trong trường hợp xung đột quân xảy ra.

Trung Quốc lập chiến lược tấn công Nhật từ 2 phía?
Quân đội Trung Quốc dường như vạch chiến lược đánh Nhật Bản từ cả phía bắc và phía nam trong trường hợp xung đột quân xảy ra, một chuyên gia quân sự Đài Loan nhận định.
Nghiên cứu viên cấp cao Ching Chang tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan bình luận sau khi hàng loạt cuộc tập trận được Trung Quốc thực hiện với 3 hạm đội: Bắc Hải, Nam Hải và Đông Hải trong tháng 12.
Ngày 4/12, tàu khu trục Type 052 Harbin, 2 tàu khinh hạm đa năng Yantai và Yangcheng lớp Type 054A cùng tàu hậu cần Type 903 Taihu đã di chuyển về phía đông, thông qua eo biển Osumikaikyo ở phía tây nam Nhật Bản trước khi tiến về phía bắc, đi qua quần đảo Kuril tiến vào biển Okhotsk. Ngày Noel 2014, đoàn tàu này tiến qua eo La Perouse - gần hòn đảo Hokkaido, phía bắc Nhật Bản và về Trung Quốc qua biển Hoa Đông.
Trung Quốc đánh Nhật Bản từ 2 phía hình ảnh
 Tàu Trung Quốc bắn đạn thật trong cuộc tập trận chung với Nga.
Theo ông Chang, đây là lần thứ 2 trong năm 2014 các tàu chiến Trung Quốc tiến qua eo biển La Perouse. Trong tháng 7, các tàu chiến Trung Quốc cũng tiến qua eo biển La Perouse trong cuộc tập trận chung với Nga. Trong cuộc tập trận này, phía Trung Quốc phải dựa vào Nga để định vị tiến qua eo biển kể trên.
Sự kiện Trung Quốc tự định vị được để tiến qua eo biển La Perouse cho thấy, Hải quân Trung Quốc không chỉ có khả năng tác chiến ở các khu vực lạnh mà còn dần quen với vùng biển xung quanh Nhật, chuyên gia Đài Loan nhận xét.
Trong khi, Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đã tập trận gần eo Miyako - phía nam Nhật Bản. Ngày 6/12, máy bay chiến đấu Trung Quốc đến phía Tây Thái Bình Dương để tham gia tập trận không-đối-biển bắn đạn thật với 6 tàu của Hạm đội Đông Hải. Trong ngày 12/12, các tàu đã đi qua eo biển Miyako để trở về Trung Quốc.
Đánh giá từ thời gian và con đường sử dụng trong các cuộc tập trận của Trung Quốc, chuyên gia Đài Loan đánh giá rằng phía Trung Quốc đang lập chiến lược để bao vây Nhật từ phái bắc và phía nam cùng lúc. Cũng cần chú ý thêm, đây là lần đầu tiên cuộc tập trận này được thực hiện.
Các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã tăng cường hoạt động xung quanh vùng biển của Nhật trong những năm gần đây. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang đánh giá khoảng cách phản xạ và năng lực hệ thống giám sát của Nhật cũng như để làm quen với khu vực.
Cũng theo ông Chang, lý do quan trọng nhất là tăng cường ảnh hưởng của Quân đội Trung quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho Nhật và Mỹ thấy sức mạnh của lực lượng này. 
Vị chuyên gia Đài Loan nhận định, các cuộc tập trận có ý nghĩa ngoại giao liên quan đến việc các tàu Hải cảnh Trung Quốc thường xuyên đi tuần gần khu vực đảo Điếu Ngư.

Quân đội Nhật Bản đang trở lại?

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh an ninh khu vực Đông Átrở nên phức tạp do Trung Quốc, Nhật Bản đang hướng tới lực lượng quân đội và nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh.

Quân đội Nhật Bản đang trở lại?
Nhật Bản sắp có quân đội và nền quốc phòng đúng nghĩa
Cứ 2 năm một lần, Hội chợ thương mại quốc phòng Eurosatory tổ chức tại Paris (Pháp) với các loại vũ khi tối tân nhất được “phô diễn”. Các nhà sản xuất vũ khí từ hàng chục quốc gia mang theo các thiết bị hiện đại với hi vọng sẽ có các đơn hàng.

Báo Nhật: Quân đội Nhật không phải đối thủ của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tờ Thời Báo Hoàn Cầu đăng tải lại bài viết trên báo Nhật cho rằng Nhật Bản không tự bảo vệ được chính họ nếu chiến tranh Trung-Nhật nổ ra.

Báo Nhật: Quân đội Nhật không phải đối thủ của Trung Quốc
Bài báo được đăng trên tạp chí Pursuit (của Nhật) cho rằng, quan niệm cũ mà trong đó Quân đội Trung Quốc (PLA) vốn không được trang bị lạc hậu và chỉ chú trọng vào số lượng còn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) được trang bị và đào tạo tốt giờ đã không còn đúng. 
Tờ Pursuit trích dẫn ý kiến của các chuyên gia quân sự nhận định JSDF có thể không chống cự lại được PLA nếu cuộc xung đột hai bên tiếp tục lâu dài.

Soi những trận đấu bóng mừng Noel trong Thế chiến I

(Kiến Thức) - Trận đấu bóng được binh sĩ các nước tổ chức nhân dịp lệnh ngừng bắn nghỉ lễ Giáng sinh trong Thế chiến I.

Soi những trận đấu bóng mừng Noel trong Thế chiến I
Viên tướng người Anh tuyên bố bắt đầu trận bóng giữa Anh - Italy ở mặt trận Italy.
Viên tướng người Anh tuyên bố bắt đầu trận bóng giữa Anh - Italy ở mặt trận Italy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.