Trung Quốc không ngừng bành trướng bằng tàu sân bay... Nhật đáp trả mạnh mẽ

Trung Quốc không ngừng bành trướng bằng tàu sân bay... Nhật đáp trả mạnh mẽ

(Kiến Thức) - Nhật Bản đã bắt đầu sửa đổi chiếc đầu tiên trong số hai tàu khu trục máy bay trực thăng lớp Izumo (JMSDF) thành tàu sân bay đa năng, để hỗ trợ các hoạt động cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) của máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35B.

Những hình ảnh về  tàu sân bay JS Izumo đang thực hiện công việc tái trang bị, đã xuất hiện trong tuần qua, tại xưởng đóng tàu Isogo của Nhật Bản (JMU) tại Thành phố Yokohama; với đài chỉ huy được bao phủ bởi giàn giáo và hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần Phalanx (CIWS) đã bị tháo bỏ. Ảnh: Tàu JS Izumo tại xưởng đóng tàu Isogo - Nguồn: forbes.com
Những hình ảnh về tàu sân bay JS Izumo đang thực hiện công việc tái trang bị, đã xuất hiện trong tuần qua, tại xưởng đóng tàu Isogo của Nhật Bản (JMU) tại Thành phố Yokohama; với đài chỉ huy được bao phủ bởi giàn giáo và hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần Phalanx (CIWS) đã bị tháo bỏ. Ảnh: Tàu JS Izumo tại xưởng đóng tàu Isogo - Nguồn: forbes.com
Hai tàu sân bay lớp Izumo 24.000 tấn là JS Izumo và JS Kaga, được đưa vào hoạt động lần lượt vào năm 2015 và 2017, lượng giãn nước tiêu chuẩn 19.813 tấn; lượng giãn nước đầy tải: 27.433 tấn; tàu có chiều dài: 248 m, sườn ngang: 38 m; tốc độ tối đa trên 30 hải lý/giờ (56 km/h). Ảnh: Tàu sân bay trực thăng Izumo - Nguồn: forbes.com
Hai tàu sân bay lớp Izumo 24.000 tấn là JS Izumo và JS Kaga, được đưa vào hoạt động lần lượt vào năm 2015 và 2017, lượng giãn nước tiêu chuẩn 19.813 tấn; lượng giãn nước đầy tải: 27.433 tấn; tàu có chiều dài: 248 m, sườn ngang: 38 m; tốc độ tối đa trên 30 hải lý/giờ (56 km/h). Ảnh: Tàu sân bay trực thăng Izumo - Nguồn: forbes.com
Đây là tàu đổ bộ trực thăng lớn nhât của Nhật Bản và của cả thế giới; với khả năng có thể mang tối đa 28 trực thăng các loại và triển khai cùng lúc 9 trực thăng trên boong, Izumo sở hữu năng lực chống ngầm và cảnh báo sớm mạnh mẽ. Ảnh: Tàu JS Izumo - Nguồn: Wikipedia.
Đây là tàu đổ bộ trực thăng lớn nhât của Nhật Bản và của cả thế giới; với khả năng có thể mang tối đa 28 trực thăng các loại và triển khai cùng lúc 9 trực thăng trên boong, Izumo sở hữu năng lực chống ngầm và cảnh báo sớm mạnh mẽ. Ảnh: Tàu JS Izumo - Nguồn: Wikipedia.
Trong trường hợp cần thiết, nó có thể trở thành một trung tâm chỉ huy và ứng phó thảm họa nhân đạo. Các nhà quân sự bao gồm cả phía Trung Quốc cho rằng, lớp tàu Izumo nó có thể được sửa đổi để được sử dụng như một tàu sân bay thông thường. Ảnh: Tàu JS Kaga - Nguồn: Wikipedia.
Trong trường hợp cần thiết, nó có thể trở thành một trung tâm chỉ huy và ứng phó thảm họa nhân đạo. Các nhà quân sự bao gồm cả phía Trung Quốc cho rằng, lớp tàu Izumo nó có thể được sửa đổi để được sử dụng như một tàu sân bay thông thường. Ảnh: Tàu JS Kaga - Nguồn: Wikipedia.
Để có thể biến JS Izumo thành tàu sân bay cho máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng (STOVL) F-35B, vì vậy phải có những sửa đổi như gia cố sàn cất hạ/cánh để tăng thêm trọng lượng, bổ sung đèn hàng không và lắp tấm chịu nhiệt trên boong để chịu được sức nóng từ động cơ F-35B. Ảnh: Tàu JS Izumo- Nguồn: Wikipedia.
Để có thể biến JS Izumo thành tàu sân bay cho máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng (STOVL) F-35B, vì vậy phải có những sửa đổi như gia cố sàn cất hạ/cánh để tăng thêm trọng lượng, bổ sung đèn hàng không và lắp tấm chịu nhiệt trên boong để chịu được sức nóng từ động cơ F-35B. Ảnh: Tàu JS Izumo- Nguồn: Wikipedia.
Hiện chưa rõ JS Izumo có sửa đổi để máy bay có thể cất cánh kiểu nhảy cầu hay không (sàn máy bay được làm dốc lên trên 12º), mặc dù các tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp của Hải quân Mỹ có chiều dài gần tương đương (257 m), đã được chứng minh là đủ để cất/hạ cánh máy bay F -35B. Ảnh: Tiêm kích F-35B thực hiện hạ cánh thẳng đứng - Nguồn: Wikipedia.
Hiện chưa rõ JS Izumo có sửa đổi để máy bay có thể cất cánh kiểu nhảy cầu hay không (sàn máy bay được làm dốc lên trên 12º), mặc dù các tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp của Hải quân Mỹ có chiều dài gần tương đương (257 m), đã được chứng minh là đủ để cất/hạ cánh máy bay F -35B. Ảnh: Tiêm kích F-35B thực hiện hạ cánh thẳng đứng - Nguồn: Wikipedia.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) đã phân bổ 28,8 triệu USD trong năm tài khóa 2020 (FY 2020) để thực hiện giai đoạn sửa đổi đầu tiên cho JS Izumo trong quá trình đại tu theo kế hoạch; còn tàu JS Kaga dự kiến sẽ được sửa đổi hoàn toàn trong đợt đại tu dự kiến tiếp theo vào năm 2022. Ảnh: Tàu JS Izumo- Nguồn: Wikipedia.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) đã phân bổ 28,8 triệu USD trong năm tài khóa 2020 (FY 2020) để thực hiện giai đoạn sửa đổi đầu tiên cho JS Izumo trong quá trình đại tu theo kế hoạch; còn tàu JS Kaga dự kiến sẽ được sửa đổi hoàn toàn trong đợt đại tu dự kiến tiếp theo vào năm 2022. Ảnh: Tàu JS Izumo- Nguồn: Wikipedia.
Hiện nay Nhật Bản đã ký với Mỹ mua 6 chiếc F-35B với tổng trị giá là 737,8 triệu USD và nhận máy bay ngay trong năm 2020; dự kiến Nhật Bản sẽ mua tổng cộng 42 chiếc F-35B. Ảnh: Máy bay F-35 trên tàu Hải quân Mỹ- Nguồn: Hải quân Mỹ.
Hiện nay Nhật Bản đã ký với Mỹ mua 6 chiếc F-35B với tổng trị giá là 737,8 triệu USD và nhận máy bay ngay trong năm 2020; dự kiến Nhật Bản sẽ mua tổng cộng 42 chiếc F-35B. Ảnh: Máy bay F-35 trên tàu Hải quân Mỹ- Nguồn: Hải quân Mỹ.
Và không có gì đáng ngạc nhiên, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc cải hoán tàu khu trục trực thăng thành tàu sân bay của Nhật Bản, vì đây là lần đầu tiên sau Thế chiến 2, Hải quân Nhật Bản quay lại với tàu sân bay. Ảnh: Trực thăng cất cánh từ tàu JS Izumo - Nguồn: Wikipedia.
Và không có gì đáng ngạc nhiên, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc cải hoán tàu khu trục trực thăng thành tàu sân bay của Nhật Bản, vì đây là lần đầu tiên sau Thế chiến 2, Hải quân Nhật Bản quay lại với tàu sân bay. Ảnh: Trực thăng cất cánh từ tàu JS Izumo - Nguồn: Wikipedia.
Vì lý do lịch sử, các động thái của Nhật Bản trong lĩnh vực quân sự đã được các nước láng giềng ở châu Á và cộng đồng quốc tế theo sát, nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên trong môi trường quốc tế hiện tại, Tokyo tin rằng họ không còn bị bắt buộc phải tuân theo chiến lược sau chiến tranh. Ảnh: Bệ phóng tên lửa ở Triều Tiên được KCNA đăng vào ngày 28/3 - Nguồn: KCNA
Vì lý do lịch sử, các động thái của Nhật Bản trong lĩnh vực quân sự đã được các nước láng giềng ở châu Á và cộng đồng quốc tế theo sát, nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên trong môi trường quốc tế hiện tại, Tokyo tin rằng họ không còn bị bắt buộc phải tuân theo chiến lược sau chiến tranh. Ảnh: Bệ phóng tên lửa ở Triều Tiên được KCNA đăng vào ngày 28/3 - Nguồn: KCNA
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, trong lần trả lời báo chí vào tháng 12/2019 đã cho biết: "Chúng tôi kêu gọi Nhật Bản tuân thủ chính sách quốc phòng hòa bình, hành động thận trọng trong lĩnh vực an ninh quân sự và làm nhiều hơn để tăng cường niềm tin lẫn nhau giữa các nước trong khu vực và thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực thay vì ngược lại". Ảnh: Tàu JS Izumo. Nguồn: Wikipedia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, trong lần trả lời báo chí vào tháng 12/2019 đã cho biết: "Chúng tôi kêu gọi Nhật Bản tuân thủ chính sách quốc phòng hòa bình, hành động thận trọng trong lĩnh vực an ninh quân sự và làm nhiều hơn để tăng cường niềm tin lẫn nhau giữa các nước trong khu vực và thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực thay vì ngược lại". Ảnh: Tàu JS Izumo. Nguồn: Wikipedia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: "Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong những năm vừa qua luôn tuân thủ Hiến pháp hòa bình; Trung Quốc mong muốn được thấy rằng Nhật Bản hành động theo những lời này bằng những chính sách và hành động cụ thể". Ảnh: Tàu JS Izumo. Nguồn: Wikipedia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: "Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong những năm vừa qua luôn tuân thủ Hiến pháp hòa bình; Trung Quốc mong muốn được thấy rằng Nhật Bản hành động theo những lời này bằng những chính sách và hành động cụ thể". Ảnh: Tàu JS Izumo. Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên chính Trung Quốc lại có những hành động ngược lại, khi tiếp tục tăng nhanh ngân sách quốc phòng, liên tiếp hạ thủy các tàu chiến đấu hiện đại, trong đó tàu sân bay Type 001 đã đi qua eo biển Đài Loan với các máy bay chiến đấu trên boong như là một màn phô diễn sức mạnh và đặc biệt là hành động quân sự hóa khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông; là nhân tố gây căng thẳng trong thời gian qua. Ảnh: Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay Sơn Đông (Type 001) gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực. Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên chính Trung Quốc lại có những hành động ngược lại, khi tiếp tục tăng nhanh ngân sách quốc phòng, liên tiếp hạ thủy các tàu chiến đấu hiện đại, trong đó tàu sân bay Type 001 đã đi qua eo biển Đài Loan với các máy bay chiến đấu trên boong như là một màn phô diễn sức mạnh và đặc biệt là hành động quân sự hóa khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông; là nhân tố gây căng thẳng trong thời gian qua. Ảnh: Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay Sơn Đông (Type 001) gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực. Nguồn: Wikipedia.
Video Nhật Bản hạ thủy tàu sân bay trực thăng lớp Izumo thứ hai - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT