Trung Quốc không ngán DDG-1000 mà chỉ hãi tàu sân bay Mỹ

(Kiến Thức) - Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng quân đội nước này không ngại tàu khu trục DDG-1000 hay tàu LCS và chỉ lo lắng trước tàu sân bay Mỹ.

Trung Quốc không ngán DDG-1000 mà chỉ hãi tàu sân bay Mỹ
Thời báo Hoàn Cầu cho hay, kể từ khi thực hiện chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” đến nay, Mỹ liên tục tuyên bố sẽ đưa 60% tàu sân bay, 60% tàu ngầm hạt nhân của hải quân nước này đến Thái Bình Dương. Và gần đây, Hải quân Mỹ lại lần nữa tuyên bố sẽ đưa tàu chiến đấu duyên hải LCS và tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt hiện đại nhất đến Thái Bình Dương. Sau khi trải qua việc can thiệp vào vấn đề Syria, Iraq, Ukraine, chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ sẽ bắt đầu một đỉnh cao mới.
Tàu hiện đại nhất của Mỹ đến châu Á-TBD
Tờ Stars and Stripes của Mỹ dẫn lời Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus ngày 28/7 cho biết, Hải quân Mỹ sẽ đưa tàu khu trục tàng hình mới nhất, tàu chiến đấu duyên hải LCS và 1 nhóm thường trực đổ bộ đến Thái Bình Dương. Ông này nhấn mạnh “chính phủ Mỹ sẽ đảm nhận nghĩa vụ điểm tựa quân sự đối với khu vực này”.
Tàu khu trục tàng hình DDG-1000 trang bị siêu pháo tầm cực xa 155mm và kho tên lửa khổng lồ.
 Tàu khu trục tàng hình DDG-1000 trang bị siêu pháo tầm cực xa 155mm và kho tên lửa khổng lồ.
Theo tờ báo này, Zumwalt là lớp tàu khu trục tàng hình mới nhất của Mỹ đang trong quá trình chế tạo (chiếc đầu tiên đã bắt đầu thử nghiệm, một chiếc đang đóng và một chiếc chờ khởi công). Con tàu được thiết kế cực kỳ độc đáo đem lại khả năng tàng hình mạnh, tích hợp hàng loạt hệ thống vũ khí mới cho khả năng tấn công cực mạnh. Ông Ray Mabus nói với các sỹ quan Hải quân Mỹ, “chúng ta không biết sẽ đưa những tàu này đến đâu… nhưng ít nhất một trong số các tàu đó sẽ đến Thái Bình Dương”.
Cũng theo ông Ray Mabus, Hải quân Mỹ cũng sẽ gửi đến Thái Bình Dương một nhóm lính thủy đánh bộ thường trực và tàu chiến đấu duyên hải LCS (triển khai tại Singapore và Nhật Bản). Hiện nay, Hải quân Mỹ đã có một nhóm quân đổ bộ tại Nhật Bản này bao gồm hàng trăm lính hải quân và thuỷ quân lục chiến, triển khai ở 2 căn cứ Okinawa và Sasebo.
Mỹ từng điều tàu chiến đấu duyên hải USS Freedom.
 Mỹ từng điều tàu chiến đấu duyên hải USS Freedom.
Trung Quốc không sợ tàu khu trục Zumwalt
Có thể dự đoán được, trong tương lai còn sẽ có nhiều vũ trí trang bị hiện đại của Mỹ được đưa đến châu Á-Thái Bình Dương, mục tiêu của nó hiển nhiên là Trung Quốc. Vậy Trung Quốc làm thế nào để đối phó?
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, “nếu chỉ nhìn từ góc độ 2 kiểu tàu chiến tàng hình trong tuyên bố lần này, thì Trung Quốc có thể không cần phải quá lo lắng. Những tàu đó tuy đều là tàu tàng hình, nhưng có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng đối với tác chiến trên biển vẫn cần phải nghiên cứu, khả năng tác chiến của 2 tàu chiến này tại Mỹ cũng chịu không ít nghi vấn. Mà tàu tàng hình không phải chỉ có Mỹ mới có, tàu tên lửa Type 022 của Trung Quốc cũng là tàu tàng hình, các tàu hộ vệ như Type 056 và 054 đang phục vụ của Trung Quốc cũng sử dụng thiết kế tàng hình”.
Siêu tàu sân bay Mỹ mới là vũ khí khiến Trung Quốc hãi hùng nhất.
Siêu tàu sân bay Mỹ mới là vũ khí khiến Trung Quốc hãi hùng nhất.
“Hãy tưởng tượng, tàu khu trục Zumwalt đến biển Bột Hải sử dụng pháo tấn công mục tiêu ven bờ Trung Quốc sẽ là một kết quả gì? Các hệ thống radar trinh sát Trung Quốc đều có thể phát hiện tàu này và phản công. Nếu tàu Zumwalt tác chiến cùng biên đội tàu sân bay, như vậy ưu thế tàng hình của nó có thể sẽ suy yếu hơn, ngoài ra số lượng tàu Zumwalt có hạn, khó có thể tạo ra sóng giớ lớn tại Tây Thái Bình Dương”, ông này bình luận.
Có chuyên gia cho rằng, mối đe doạ lớn nhất của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn là vũ khí truyền thống, như nhóm tàu chiến sân bay và máy bay tàng hình F-22, B-2 của Không quân Mỹ. Vì vây, đối với Trung Quốc mà nói, để cân bằng lực lượng châu Á-TBD của Mỹ, một mặt Trung Quốc phải có khả năng răn đe và tấn công hiệu quả đối với tàu sân bay. Mặt khác là phải có khả năng phát hiện và đối phó hiệu quả máy bay B-2 và F-22A. Đồng thời Trung Quốc cũng cần phải tập trung phát triển máy bay tấn công không người lái tàng hình, tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay và máy bay chiến đấu tàng hình, chứ không phải là nghiên cứu tàu chiến cỡ lớn như Zumwalt.

Mổ xẻ khu trục DDG-1000 giá 3,3 tỷ USD của Mỹ

Mổ xẻ khu trục DDG-1000 giá 3,3 tỷ USD của Mỹ
DDG-1000 lớp Zumwalt là tàu khu trục tàng hình tương lai của Hải quân Mỹ với lối thiết kế khác xa tàu chiến hiện nay. Nó thể hiện quan điểm tác chiến hoàn toàn mới của Hải quân Mỹ. Con tàu được trang bị hệ thống vũ khí, điện tử cho phép phát hiện tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Trong ảnh là đồ họa tàu khu trục tàng hình DDG-1000.
DDG-1000 lớp Zumwalt là tàu khu trục tàng hình tương lai của Hải quân Mỹ với lối thiết kế khác xa tàu chiến hiện nay. Nó thể hiện quan điểm tác chiến hoàn toàn mới của Hải quân Mỹ. Con tàu được trang bị hệ thống vũ khí, điện tử cho phép phát hiện tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Trong ảnh là đồ họa tàu khu trục tàng hình DDG-1000.

Ngày 17/11/2011, nhà máy Bath Iron Works đã khởi đóng chiếc tàu DDG-1000 lớp Zumwalt đầu tiên cho Hải quân Mỹ. Dự kiến chiếc tàu này sẽ chính thức gia nhập hải quân vào năm 2011. Đơn giá mỗi chiếc DDG-1000 lên tới 3,3 tỷ USD. Trong ảnh là phần thân tàu tương đối hoàn chỉnh.
Ngày 17/11/2011, nhà máy Bath Iron Works đã khởi đóng chiếc tàu DDG-1000 lớp Zumwalt đầu tiên cho Hải quân Mỹ. Dự kiến chiếc tàu này sẽ chính thức gia nhập hải quân vào năm 2011. Đơn giá mỗi chiếc DDG-1000 lên tới 3,3 tỷ USD. Trong ảnh là phần thân tàu tương đối hoàn chỉnh.

DDG-1000 lớp Zumwalt có lượng giãn nước 14.564 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m, mớn nước 8,4m. Với kích thước này DDG-1000 hoàn toàn có thể xếp vào loại tàu tuần dương.
DDG-1000 lớp Zumwalt có lượng giãn nước 14.564 tấn, dài 182,9m, rộng 24,6m, mớn nước 8,4m. Với kích thước này DDG-1000 hoàn toàn có thể xếp vào loại tàu tuần dương.

Gần đây, Bath Iron Work đã triển khai việc lắp đặt module tháp chỉ huy lên tàu DDG-1000.
Gần đây, Bath Iron Work đã triển khai việc lắp đặt module tháp chỉ huy lên tàu DDG-1000.

Tháp chỉ huy có dạng hình tháp xuôi về phía trên, tương tự phần tháp của tàu ngầm. Phần này được chế tạo chủ yếu bằng vật liệu composite nhằm tăng khả năng chịu lực và tăng khả năng tàng hình.
Tháp chỉ huy có dạng hình tháp xuôi về phía trên, tương tự phần tháp của tàu ngầm. Phần này được chế tạo chủ yếu bằng vật liệu composite nhằm tăng khả năng chịu lực và tăng khả năng tàng hình.

DDG-1000 không được thiết kế anten mà toàn bộ hệ thống radar được tích hợp bên trong tháp chỉ huy. Theo một số nguồn tin, DDG-1000 trang bị hệ thống radar mạng pha đa năng AN/SPY-3.
DDG-1000 không được thiết kế anten mà toàn bộ hệ thống radar được tích hợp bên trong tháp chỉ huy. Theo một số nguồn tin, DDG-1000 trang bị hệ thống radar mạng pha đa năng AN/SPY-3.

Phần tháp chỉ huy DDG-1000 đang được hệ thống cần cẩu khổng lồ di chuyển vào vị trí lắp đặt.
Phần tháp chỉ huy DDG-1000 đang được hệ thống cần cẩu khổng lồ di chuyển vào vị trí lắp đặt.

Phần tháp DDG-1000 hoàn tất lắp đặt vào phần thân, con tàu đã thực sự thành hình.
Phần tháp DDG-1000 hoàn tất lắp đặt vào phần thân, con tàu đã thực sự thành hình.

Phần mũi tàu khác hẳn với tàu chiến truyền thống, nó được thiết kế rất thấp và xuôi về sau thay vì hướng về phía trước. Theo quan điểm các nhà thiết kế, đặc điểm này giúp tàu tăng cường khả năng tàng hình và tránh cho tàu bị lắc lư mạnh khi gặp phải những con sóng lớn đánh vào mũi tàu.
Phần mũi tàu khác hẳn với tàu chiến truyền thống, nó được thiết kế rất thấp và xuôi về sau thay vì hướng về phía trước. Theo quan điểm các nhà thiết kế, đặc điểm này giúp tàu tăng cường khả năng tàng hình và tránh cho tàu bị lắc lư mạnh khi gặp phải những con sóng lớn đánh vào mũi tàu.

DDG-1000 được trang bị 2 tháp pháo AGS 155mm ở ngay trước tháp chỉ huy. Pháo AGS 155mm sẽ trang bị đạn pháo có điều khiển tầm xa LRLAP có khả năng đạt tầm bắn tới 154km. Đạn LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh.
DDG-1000 được trang bị 2 tháp pháo AGS 155mm ở ngay trước tháp chỉ huy. Pháo AGS 155mm sẽ trang bị đạn pháo có điều khiển tầm xa LRLAP có khả năng đạt tầm bắn tới 154km. Đạn LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh.

Tàu còn trang bị 20 module hệ thống phóng thẳng đứng MK 57 (4 ống mỗi module, tổng cộng 80 ống phóng) chứa: tên lửa hành trình đối đất tầm xa Tomahawk; tên lửa đối không tầm trung; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo; tên lửa chống tàu; tên lửa chống ngầm.
Tàu còn trang bị 20 module hệ thống phóng thẳng đứng MK 57 (4 ống mỗi module, tổng cộng 80 ống phóng) chứa: tên lửa hành trình đối đất tầm xa Tomahawk; tên lửa đối không tầm trung; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo; tên lửa chống tàu; tên lửa chống ngầm.

Sức mạnh chiến đấu của Quân đoàn Pháo binh số 2 TQ

Sức mạnh chiến đấu của Quân đoàn Pháo binh số 2 TQ
Quân đoàn pháo binh số 2 trực thuộc Quân đội Trung Quốc được thành lập vào ngày 1/7/1966. Đây là tên gọi khác của lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược nước này.
Quân đoàn pháo binh số 2 trực thuộc Quân đội Trung Quốc được thành lập vào ngày 1/7/1966. Đây là tên gọi khác của lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược nước này.

Quân đoàn pháo binh số 2 hiện nay biên chế các lữ đoàn trang bị tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ngoài ra còn có nhân viên kỹ thuật, lực lượng hỗ trợ chiến đấu và hậu cần.
Quân đoàn pháo binh số 2 hiện nay biên chế các lữ đoàn trang bị tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ngoài ra còn có nhân viên kỹ thuật, lực lượng hỗ trợ chiến đấu và hậu cần.

100% các loại tên lửa đạn đạo trong biên chế Quân đoàn Pháo binh số 2 đều do Trung Quốc tự phát triển, sản xuất.
100% các loại tên lửa đạn đạo trong biên chế Quân đoàn Pháo binh số 2 đều do Trung Quốc tự phát triển, sản xuất.

Các loại tên lửa đạn đạo do Trung Quốc sản xuất đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, độ chính xác ngày càng được cải thiện.
Các loại tên lửa đạn đạo do Trung Quốc sản xuất đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, độ chính xác ngày càng được cải thiện.
Lực lượng Pháo binh thứ hai của PLA đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong suốt 19 năm qua. Hiện, lực lượng này có hơn 1.500 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung, xa đủ kiểu loại (tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11/15/16; tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21; tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31, DF-5).
Lực lượng Pháo binh thứ hai của PLA đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng trong suốt 19 năm qua. Hiện, lực lượng này có hơn 1.500 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung, xa đủ kiểu loại (tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11/15/16; tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21; tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31, DF-5).

Trung Quốc nhận thức được rằng, việc sở hữu tên lửa đạn đạo đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc chiến tranh khu vực có nguy cơ xảy ra.
Trung Quốc nhận thức được rằng, việc sở hữu tên lửa đạn đạo đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc chiến tranh khu vực có nguy cơ xảy ra.

Trong thời khủng hoảng, nhiệm vụ quan trọng của Quân đoàn Pháo binh số 2 là cung cấp khả năng răn đe quân sự bao gồm việc phô trương sức mạnh và phô diễn các cuộc tấn công chiến lược vào những mục tiêu đối phương. Trong thời chiến, các đơn vị tên lửa thông thường đảm nhiệm nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực đối với các chiến dịch của quân đội Trung Quốc.
Trong thời khủng hoảng, nhiệm vụ quan trọng của Quân đoàn Pháo binh số 2 là cung cấp khả năng răn đe quân sự bao gồm việc phô trương sức mạnh và phô diễn các cuộc tấn công chiến lược vào những mục tiêu đối phương. Trong thời chiến, các đơn vị tên lửa thông thường đảm nhiệm nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực đối với các chiến dịch của quân đội Trung Quốc.

Trong suốt 40 qua, tất cả các kế hoạch chiến lược, xây dựng và tác chiến của Quân đoàn pháo binh số 2 đều nhắm đến mục tiêu răn đe hạt nhân, răn đe ngăn chặn tấn công hạt nhân và phản công hạt nhân.
Trong suốt 40 qua, tất cả các kế hoạch chiến lược, xây dựng và tác chiến của Quân đoàn pháo binh số 2 đều nhắm đến mục tiêu răn đe hạt nhân, răn đe ngăn chặn tấn công hạt nhân và phản công hạt nhân.

Ngoài những tên lửa có trong trang bị hiện nay, trong tương lai gần Quân đoàn Pháo binh số 2 tiếp tục được tăng cường tên lửa đạn đạo thế hệ mới như DF-25/26, DF-41. Những loại tên lửa này cải thiện đáng kể tầm bắn, độ chính xác.
Ngoài những tên lửa có trong trang bị hiện nay, trong tương lai gần Quân đoàn Pháo binh số 2 tiếp tục được tăng cường tên lửa đạn đạo thế hệ mới như DF-25/26, DF-41. Những loại tên lửa này cải thiện đáng kể tầm bắn, độ chính xác.


Trung Quốc “coi thường” siêu hạm tàng hình Zumwalt Mỹ

(Kiến Thức) - Tướng Hải quân Trung Quốc cho rằng có thể đánh chìm siêu hạm tàng hình cực đắt của Mỹ bằng…tàu đánh cá.

Trung Quốc “coi thường” siêu hạm tàng hình Zumwalt Mỹ

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới