Trung Quốc khoe khéo “mắt thần” trên không KJ-500

(Kiến Thức) - Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 được Trung Quốc chế tạo dùng khung thân vận tải cơ Y-9, có thể dùng chung loại radar với KJ-2000.

Trung Quốc khoe khéo “mắt thần” trên không KJ-500
Gần đây, các trang mạng Trung Quốc đăng tải hình ảnh máy bay cảnh báo sớm thế hệ mới được định danh tạm thời là Không Cảnh-500 (KJ-500) được cho là do ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo.
Các hình ảnh đăng tải được chụp cự ly khá gần, thông thường thì với vũ khí mới các quốc gia hay giữ bí mật tuyệt đối. Nhưng với Trung Quốc thì ngược lại, nước này thường xuyên tự “lộ hàng” và đăng tải trên kênh thông tin không chính thức. Nhiều khả năng, hình ảnh về KJ-500 tiếp tục là lần khoe vũ khí mới theo dạng “rò rỉ” cũng như cách nước này từng tự “lộ” về J-31, J-20 hay xe tăng Type 99 mới.
Hình ảnh máy bay KJ-500 chất lượng thấp - đúng phong cách "lộ vũ khí mới" của Trung Quốc.
 Hình ảnh máy bay KJ-500 chất lượng thấp - đúng phong cách "lộ vũ khí mới" của Trung Quốc.
Hiện nay, máy bay cảnh báo sớm thế hệ thứ nhất do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo là loại KJ-200 và KJ-2000 (dùng khung thân cơ sở vận tải cơ phản lực Il-76MD của Nga), còn máy bay cảnh báo sớm thế hệ thứ 2 gồm mẫu ZDK-03 dùng để xuất khẩu và máy bay cảnh báo sớm cỡ trung bình thế hệ mới KJ-500.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 đang trong quá trình thử nghiệm bay, theo Hoàn Cầu, tương lai gần sẽ trang bị cho Không quân và Hải quân Trung Quốc. Những chiếc máy bay KJ-500 hiện chỉ sơn màu vàng – màu của máy bay đang thử nghiệm, trên lưng máy bay được trang bị radar mảng pha chủ động, có thể là giống với kiểu của KJ-2000.
Theo một số nguồn tin, máy bay cảnh báo sớm thế hệ thứ 2 KJ-500 được phát triển trên nền tảng máy bay vận tải Y-9. Nó sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt WJ-6C do Trung Quốc tự sản xuất, công suất tăng lên hơn 5.000 mã lực, trang bị cánh quạt làm bằng vật liệu composite, nâng hiệu suất động cơ, đã giảm tiêu hao nhiên liệu và tiếng ồn. Ngoài ra, Y-9 sử dụng bình nhiên liệu tách rời ở cánh máy bay, dầu mang theo trong máy bay tăng lên khoảng 20 tấn, hành trình tăng trên 5.000 km.
Hình ảnh chụp từ phía sau đuôi chiếc KJ-500.
 Hình ảnh chụp từ phía sau đuôi chiếc KJ-500.
Đối với máy bay cảnh báo sớm, nó cần ở lại trên không thời gian dài để duy trì cảnh giới đối với khu vực mục tiêu, vì vậy thời gian ở lại trên không tăng lên đã làm giảm số lần luân phiên máy bay, đã tránh khoảng trống tạo ra khi luân phiên máy bay, tăng cường năng lực nắm chắc tình hình trên không khu vực mục tiêu.
Trước đó, Trung Quốc cũng tự nghiên cứu chế tạo toàn bộ về hệ thống trên máy bay và động cơ của máy bay cảnh báo sớm KJ-200 (dùng khung thân cơ sở máy bay vận tải Y-8). Điều này có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với việc duy trì tính hoàn chỉnh và tính tự chủ về năng lực tác chiến của Không quân Trung Quốc. Loại radar của KJ-200 rất giống với radar mảng pha Erieye do Công ty L.M.Ericsson Thuỵ Điển nghiên cứu chế tạo.

Tàu sân bay Liêu Ninh “đỏ mắt” tìm máy bay AEW

Tàu sân bay Liêu Ninh “đỏ mắt” tìm máy bay AEW
* Máy bay cảnh báo sớm đường không (AEW) đóng vai trò quan trọng trong tác chiến đường không hiện đại. Máy bay AEW được trang bị hệ thống radar trinh sát tầm xa phát hiện máy bay, tàu chiến đối phương ở cự ly rất xa và chỉ huy cho phi đội máy bay tiến công mục tiêu.

“Mắt thần” của Không quân Trung Quốc

“Mắt thần” của Không quân Trung Quốc
Trong không chiến hiện đại, việc phát hiện sớm đối phương và chỉ huy các phi đội máy bay chiến đấu có vai trò sống còn. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhiều quốc gia đã phát triển mẫu máy máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không (AWACS). Đây được coi là “mắt thần” của không quân làm nhiệm vụ phát hiện sớm đối phương và dẫn đường cho máy bay đồng minh tấn công mục tiêu.
Trong không chiến hiện đại, việc phát hiện sớm đối phương và chỉ huy các phi đội máy bay chiến đấu có vai trò sống còn. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhiều quốc gia đã phát triển mẫu máy máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không (AWACS). Đây được coi là “mắt thần” của không quân làm nhiệm vụ phát hiện sớm đối phương và dẫn đường cho máy bay đồng minh tấn công mục tiêu.

Máy bay AWACS đóng vai trò mang tính sống còn trong một trận chiến trên không cho nên nhiều cường quốc đã nỗ lực phát triển AWACS, và Trung Quốc không là ngoại lệ. Từ những năm 1960, Trung Quốc đã triển khai dự án 926 phát triển loại máy bay này. Kết quả, họ đã cho ra đời máy bay AWACS KJ-1 (trong ảnh).
Máy bay AWACS đóng vai trò mang tính sống còn trong một trận chiến trên không cho nên nhiều cường quốc đã nỗ lực phát triển AWACS, và Trung Quốc không là ngoại lệ. Từ những năm 1960, Trung Quốc đã triển khai dự án 926 phát triển loại máy bay này. Kết quả, họ đã cho ra đời máy bay AWACS KJ-1 (trong ảnh).

KJ-1 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay ném bom hạng nặng động cơ cánh quạt Tupolev Tu-4. Dự án này dường như chỉ mang tính chất thử nghiệm, không bao giờ được đưa vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Trong ảnh là máy bay thử nghiệm KJ-1 được lưu giữ tại bảo tàng.
KJ-1 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay ném bom hạng nặng động cơ cánh quạt Tupolev Tu-4. Dự án này dường như chỉ mang tính chất thử nghiệm, không bao giờ được đưa vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Trong ảnh là máy bay thử nghiệm KJ-1 được lưu giữ tại bảo tàng.

Đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu tái khởi động chương trình phát triển máy bay AWACS để đáp ứng yêu cầu bắt buộc của một cuộc chiến tranh hiện đại. Trong giai đoạn 2006-2007, Trung Quốc chính thức đưa vào trang bị 4 máy bay AWACS KJ-2000.
Đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu tái khởi động chương trình phát triển máy bay AWACS để đáp ứng yêu cầu bắt buộc của một cuộc chiến tranh hiện đại. Trong giai đoạn 2006-2007, Trung Quốc chính thức đưa vào trang bị 4 máy bay AWACS KJ-2000.

KJ-2000 thiết kế sử dụng khung thân cơ sở máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD (Nga sản xuất) và trang bị “mắt thần” radar quét mạng pha điện tử chủ động do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh phát triển.
KJ-2000 thiết kế sử dụng khung thân cơ sở máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD (Nga sản xuất) và trang bị “mắt thần” radar quét mạng pha điện tử chủ động do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh phát triển.

Trong ảnh là “mắt thần” radar quét mạng pha được lắp đặt trên thân máy bay Il-76MD. Cách bố trí này tương tự các loại máy bay AWACS hiện đại trên thế giới.
Trong ảnh là “mắt thần” radar quét mạng pha được lắp đặt trên thân máy bay Il-76MD. Cách bố trí này tương tự các loại máy bay AWACS hiện đại trên thế giới.

Hệ thống radar mạng pha của KJ-2000 có khả năng theo dõi 60-100 mục tiêu cùng lúc ở cự ly tối đa 400km và dẫn đường cho hàng chục tiêm kích trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm tiến công mục tiêu.
Hệ thống radar mạng pha của KJ-2000 có khả năng theo dõi 60-100 mục tiêu cùng lúc ở cự ly tối đa 400km và dẫn đường cho hàng chục tiêm kích trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm tiến công mục tiêu.

Cuối những năm 1990, Trung Quốc tiếp tục khởi động dự án phát triển máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không KJ-200. Mẫu thử nghiệm KJ-200 cất cánh lần đầu tháng 11/2001. Hiện nay có khoảng 5 chiếc KJ-200 phục vụ trong Không quân Trung Quốc.
Cuối những năm 1990, Trung Quốc tiếp tục khởi động dự án phát triển máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không KJ-200. Mẫu thử nghiệm KJ-200 cất cánh lần đầu tháng 11/2001. Hiện nay có khoảng 5 chiếc KJ-200 phục vụ trong Không quân Trung Quốc.

Khác với KJ-2000 dùng khung thân cơ sở máy bay Nga, KJ-200 thiết kế dựa trên khung thân máy bay vận tải nội địa Y-8F600 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Sơn Tây chế tạo.
Khác với KJ-2000 dùng khung thân cơ sở máy bay Nga, KJ-200 thiết kế dựa trên khung thân máy bay vận tải nội địa Y-8F600 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Sơn Tây chế tạo.

Một điểm khác nữa với KJ-2000 về hệ thống radar mạng pha đặt trên máy bay, KJ-200 trang bị kiểu radar hình ống thay vì hình tròn. Hệ thống radar này được cho là thiết kế “sao chép” radar Ericsson PS-890 Erieye của Thụy Điển.
Một điểm khác nữa với KJ-2000 về hệ thống radar mạng pha đặt trên máy bay, KJ-200 trang bị kiểu radar hình ống thay vì hình tròn. Hệ thống radar này được cho là thiết kế “sao chép” radar Ericsson PS-890 Erieye của Thụy Điển.

Với 9 chiếc KJ-2000 và KJ-200 dường như vẫn chưa thỏa mãn tham vọng của Trung Quốc. Theo Want Daily, nước này đang có kế hoạch phát triển máy bay cảnh báo sớm thệ hệ mới để “vạch mặt” tiêm kích tàng hình F-22, F-35 của Mỹ.
Với 9 chiếc KJ-2000 và KJ-200 dường như vẫn chưa thỏa mãn tham vọng của Trung Quốc. Theo Want Daily, nước này đang có kế hoạch phát triển máy bay cảnh báo sớm thệ hệ mới để “vạch mặt” tiêm kích tàng hình F-22, F-35 của Mỹ.

Cũng theo một số nguồn tin, Trung Quốc đang phát triển máy bay cảnh báo sớm JZY-01 để trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh. JZY-01 được thiết kế trên khung thân cơ sở máy bay vận tải Y-7.
Cũng theo một số nguồn tin, Trung Quốc đang phát triển máy bay cảnh báo sớm JZY-01 để trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh. JZY-01 được thiết kế trên khung thân cơ sở máy bay vận tải Y-7.

Trung Quốc thử nghiệm “mắt thần” mới nhất KJ-3000

Trung Quốc thử nghiệm “mắt thần” mới nhất KJ-3000
Tờ Nhân dân nhật báo cũng đăng tải bài bình luận "ca ngợi" máy bay cảnh báo sớm KJ-3000 của Trung Quốc được trang bị radar mạng pha chủ động hiện đại hơn nhiều so với hệ thống radar giám sát mục tiêu E-8 STARS do hãng Northrop Grumman chế tạo cho Không quân Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.