Trung Quốc khó dự đoán: Mỹ tăng cường hiện diện Biển Đông?

(Kiến Thức) - Chuyên gia Australia nhận định, Mỹ có thể tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông nhằm ngăn chặn những hành vi khó dự đoán từ Trung Quốc.

Trung Quốc khó dự đoán: Mỹ tăng cường hiện diện Biển Đông?
Lập trường hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông có thể khiến Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực nhằm ngăn chặn những hành vi khó dự đoán từ Trung Quốc, tờ Want Daily nhận định.
Tờ báo Đài Loan dẫn lời chuyên gia Linda Jakobson tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy (Australia) cho hay, các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang chuyển từ trạng thái "kiềm chế" sang "giải quyết". Trung Quốc có thể gửi số lượng lớn tàu tới Biển Đông nhằm vào các nước khác trong khu vực.
Tên lửa chống hạm bắn đi từ tàu Mỹ.
Tên lửa chống hạm bắn đi từ tàu Mỹ. 
Hành vi hung hăng này của Trung Quôc có thể dẫn tới sự tăng cường can thiệp quân sự từ Mỹ. Trong trường hợp đó, Washington không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường các căn cứ quân sự ở các nước đồng minh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 
Từ những căn cứ này, Mỹ có thể triển khai các hệ thống tên lửa chống hạm di động ở các vùng biển lân cận, bà Jakobson nhận định.
Bà Jakobson nhận định, chính sách đối với Biển Đông của Trung Quốc đã trở nên khó dự đoán kể từ khi chính quyền cấp thành phố, cơ quan chính phủ, lực lượng chấp pháp, quân đội, các công ty tài nguyên và ngư dân nước này sử dụng nó để xin vốn từ Bắc Kinh. Phần lớn nguồn vốn sẽ được sử dụng để phát triển căn cứ đánh bắt cá, phát triển du lịch và khai phá tài nguyên.
Việc Bắc Kinh thành lập trái phép cái gọi là thành phố Tam Sa ở Biển Đông có sự tác động từ các chính quyền cấp dưới, lợi ích kinh tế và Quân đội Trung Quốc. 
Hay nói cách khác, theo chuyên gia Jakobson, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không phải là nơi đưa ra các chính sách đối ngoại duy nhất ở Bắc Kinh.

Vì sao Trung Quốc gửi lính đến châu Phi?

(Kiến Thức) - Trung Quốc tuyên bố sẽ gửi một tiểu đoàn 700 lính bộ binh để chi viện cho Nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan (UNMISS).

Vì sao Trung Quốc gửi lính đến châu Phi?
Điều này khiến cho nhiều nhà bình luận hoài nghi. Tờ Foreign Policy cho rằng, Trung Quốc gửi lính gìn giữ hòa bình chỉ nhằm bảo vệ nền công nghiệp dầu mỏ. Tuy nhiên, lý do này bị cả UNMISS lẫn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ.
Hồ sơ quốc tế đang ngày một tăng của các công ty dầu mỏ Trung Quốc (NOC) và các lợi ích thương mại khác, đặc biệt là ở châu Phi, đã dấy lên những câu hỏi về việc liệu quy tắc không can thiệp từ lâu nay của Trung Quốc sẽ còn được giữ vững trong tương lai.

Ngắm dàn xe tăng khủng của Ukraine tiến về Donbass

(Kiến Thức) - Dàn xe tăng khủng của Quân đội Ukraine đang khởi động để hành quân về Lugansk và Donetsk ngày 8/12.

Ngắm dàn xe tăng khủng của Ukraine tiến về Donbass
Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố cấp hàng trăm vũ khí hạng nặng bao gồm xe tăng, xe bọc thép và trực thăng cho quân đội nước này.
Phát biểu ở Kharkov ngày 6/12, người đứng đầu Ukraine cũng cho biết, Kiev sẽ tăng số lượng xe tăng và xe bọc thép được sản xuất trong năm 2015 lên gấp đôi.

Phương Tây đẩy dân Ukraine về phía Nga như thế nào?

(Kiến Thức) - Phương Tây lờ đi những hành động tiêu cực của Kiev khiến cho người dân miền đông Ukraine nghi ngờ và hướng về phía Nga.

Phương Tây đẩy dân Ukraine về phía Nga như thế nào?
Một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc cho biết rằng gần nửa triệu người Ukraine đã di tản khỏi đất nước này từ tháng 4/2014.
Phần đáng lo ngại thì nằm ở những thông tin chi tiết – gần 454,000 người đã chạy khỏi Ukraine tính đến cuối tháng 10, trong đó hơn 387,000 người đã chạy sang Nga. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.