Trung Quốc: Hàng loạt nhà máy tê liệt vì công ty nước ngoài tranh nhau "tháo chạy"

Chiến tranh thương mại leo thang, nhiều công ty sản xuất quần áo thể thao nước ngoài ồ ạt rút khỏi Trung Quốc, khiến hàng loạt nhà máy nước này rơi vào cảnh tê liệt hoàn toàn.
 

Theo nguồn tin của Bloomberg, khoảng 25% nhà máy chuyên sản xuất quần áo thể thao cho các thương hiệu lớn của nước ngoài như Nike và Adidas tại Trung Quốc đã ngừng hoạt động. Nguyên nhân là các công ty nước ngoài đồng loạt rút khỏi Trung Quốc để tránh thuế trừng phạt của Mỹ.
Làn sóng "di cư" buộc các nhà máy này phải giảm giá 10% cho các công ty sản xuất quần áo thể thao địa phương như Xtep International Holdings (trụ sở tại phía nam Phúc Kiến). Đây là một trong số ít thương hiệu quần áo thể thao Trung Quốc có tham vọng cạnh tranh với Nike và Adidas.
"Các nhà máy Trung Quốc đang hứng chịu áp lực cực lớn. Với chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các thương hiệu quốc tế đã dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài, khiến nhiều dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động", Bloomberg dẫn lời ông Ding Shui Po - Chủ tịch Xtep - giải thích.
Trung Quoc: Hang loat nha may te liet vi cong ty nuoc ngoai tranh nhau
Nhiều cơ sở sản xuất quần áo thể thao ở Trung Quốc rơi vào cảnh ngừng hoạt động. Ảnh: Getty. 
Công xưởng thế giới trong cơn khốn khó
Việc các nhà máy ngừng hoạt động cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của chiến tranh thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc, nơi được mệnh danh là "công xưởng của thế giới". Bên cạnh thương chiến, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng vật vã với nền kinh tế đang hạ nhiệt, GDP sụt xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu - cỗ máy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc - đang thay đổi dữ dội. Hàng loạt tập đoàn toàn cầu - từ Microsoft cho đến hãng sản xuất xe đạp Giant Manufacturing Co. - đồng loạt ra đi và hiện tượng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn.
Chính quyền Mỹ vẫn đang gây áp lực lên các công ty toàn cầu. Cuối tuần trước, Tổng thống Trump "ra lệnh" cho các doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm giải pháp thay thế cho việc làm ăn tại Trung Quốc, bao gồm việc hồi hương và sản xuất hàng hóa tại Mỹ.
Báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ hồi tháng 5/2019 cho biết khoảng 1/3 công ty Mỹ tại Trung Quốc xác định sẽ hủy bỏ hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc. Có tới 40% doanh nghiệp cho hay sẽ dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, dự kiến đến các nước Đông Nam Á hoặc Mexico.
Trung Quoc: Hang loat nha may te liet vi cong ty nuoc ngoai tranh nhau
 Bên ngoài một nhà máy giày dép bị đóng cửa ở Ôn Châu. Ảnh: Bloomberg
Tuần trước, Li & Fung Ltd - nhà cung cấp hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới - cho biết đang "tích cực hỗ trợ" khách hàng, bao gồm những hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, di rời dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Một hãng bán lẻ Mỹ cắt giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc từ 70% xuống còn 20% chỉ trong vòng 2 năm.
Bộ Thương mại Mỹ ước tính Trung Quốc sản xuất tới 41,6% tổng lượng hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ. Khoảng 50% hàng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ được sản xuất bởi các công ty có 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với Mỹ.
Thị trường nội địa có đủ sức giải cứu?
Ông Ding cho biết trong khi ngành xuất khẩu trang phục thể thao trị giá 4,7 tỷ USD đang chật vật, thị trường nội địa có thể bù đắp một phần. “Bằng cách bán các sản phẩm Made in China cho chính người tiêu dùng Trung Quốc, các nhà máy có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất và bớt phần khó khăn”, ông nhận định.
Ông Ding cho rằng với việc các thương hiệu nước ngoài tháo chạy, một số nhà sản xuất quần áo thể thao Trung Quốc như Xtep đang có nhiều lợi thế về thị trường. Đầu năm nay, Xtep thâu tóm một một công ty Mỹ, qua đó kiểm soát các thương hiệu giày tennis K-Swiss, giày Palladi và Supra.
Tuy nhiên, thống kê của Euromonitor International cho thấy thị trường trang phục thể thao Trung Quốc có quy mô 40 tỷ USD/năm, chỉ bằng chưa đầy 50% thị trường Mỹ (khoảng 117 tỷ USD/năm). Hơn nữa, người tiêu dùng Trung Quốc rất chuộng các thương hiệu quốc tế như Nike, Adidas và Under Armor.
Trung Quoc: Hang loat nha may te liet vi cong ty nuoc ngoai tranh nhau
 Các nhà máy sản xuất hàng may mặc thể thao Trung Quốc buộc phải trông chờ vào thị trường nội địa. Ảnh: AFP.
Do đó, thị trường tiêu thụ nội địa dù đang tăng trưởng vẫn không thể bù đắp được những tổn thất từ việc xuất khẩu sang Mỹ sụt giảm nghiêm trọng vì thương chiến.
Hôm 30/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng thuế trừng phạt của Mỹ làm nền kinh tế Trung Quốc mất 5 triệu việc làm và 2 triệu việc làm khác trong ngành sản xuất.
Chưa thể xác định con số ông Trump đưa ra có chính xác hay không, nhưng chắc chắn ngành may mặc Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng ì ạch vì mất thị trường xuất khẩu.
Dù vậy, ông Ding vẫn lạc quan cho rằng tình hình sẽ thay đổi dần dần. "Khoảng cách giữa các thương hiệu Trung Quốc và quốc tế sẽ dần thu hẹp lại. Người tiêu dùng trẻ sẽ quan tâm tới các thương hiệu trong nước hơn”, ông Ding kỳ vọng.

Nhìn lại hàng loạt vụ nổ nhà máy Trung Quốc năm 2014

(Kiến Thức) - Vấn đề an toàn trong lao động sản xuất tại Trung Quốc dường như luôn nóng khi hàng loạt các vụ nổ nhà máy đã xảy ra trong năm 2014.

Nhin lai hang loat vu no nha may Trung Quoc nam 2014
 Sáng ngày 31/12 đã xảy ra vụ nổ ga tại một nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô ở thành phố Phật Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.

Cuộc sống chật vật của công nhân TQ thời suy thoái

(Kiến Thức) - Tình trạng suy thoái kinh tế ở Trung Quốc tiếp diễn khiến hàng triệu công nhân nước này phải chật vật kiếm sống.

Cuoc song chat vat cua cong nhan TQ thoi suy thoai
Những thợ mỏ trở về sau khi tan ca ở miền tây nam Trung Quốc. Điều kiện làm việc khắc nghiệt, lương giảm,... khiến cuộc sống của những thợ mỏ ngày càng khó khăn. Họ thậm chí có thể bị sa thải bất cứ lúc nào. 
Cuoc song chat vat cua cong nhan TQ thoi suy thoai-Hinh-2
Nhu cầu than đá trên thế giới đã sụt giảm. Trước tình trạng suy thoái kinh tế, chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ sa thải 6 triệu công nhân làm việc ở  các nhà máy và hầm mỏ. 
Cuoc song chat vat cua cong nhan TQ thoi suy thoai-Hinh-3
 Tại mỏ than đá ở miền tây nam Trung Quốc này, các công nhân chỉ được trang bị khẩu trang cotton. Được biết, nhiều thợ mỏ đã mắc phải căn bệnh ung thư phổi.
Cuoc song chat vat cua cong nhan TQ thoi suy thoai-Hinh-4
 Một nhà máy thép “mọc” lên ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Chính quyền tỉnh cho biết họ sẽ bán cổ phần ở 9 doanh nghiệp nhà nước để kích cầu nền kinh tế đang trì trệ.
Cuoc song chat vat cua cong nhan TQ thoi suy thoai-Hinh-5
 Năng suất dư thừa và nợ nần là hai vấn đề mà nhiều nhà máy Trung Quốc đang phải đối mặt.
Cuoc song chat vat cua cong nhan TQ thoi suy thoai-Hinh-6
“Thị trấn ma” Shenfu ở Trung Quốc. 
Cuoc song chat vat cua cong nhan TQ thoi suy thoai-Hinh-7
Được biết, từ khi nền kinh tế của Trung Quốc suy thoái, nhiều dự án xây dựng ở Shenfu đã bị đình trệ.  
Cuoc song chat vat cua cong nhan TQ thoi suy thoai-Hinh-8
Nhà thầu đã bỏ ra 300 triệu USD để xây dựng công viên nước rộng 30.000 m2 này ở Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh. Công trình này dự kiến được mở cửa vào mùa hè năm 2015 nhưng quá trình xây dựng đã bị bỏ dở giữa chừng. 
Cuoc song chat vat cua cong nhan TQ thoi suy thoai-Hinh-9
Một “nạn nhân” khác của tình trạng suy thoái kinh tế ở Trung Quốc
Cuoc song chat vat cua cong nhan TQ thoi suy thoai-Hinh-10
 Một công nhân làm việc tại nhà máy phế liệu ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Do giá thép trên thế giới sụt giảm, nhiều công nhân đã bị sa thải hoặc chỉ được làm việc bán thời gian.
Cuoc song chat vat cua cong nhan TQ thoi suy thoai-Hinh-11
 Một tòa nhà cao tầng bị bỏ hoang ở Trung Quốc.

Video: Bên trong nhà máy công nghệ tương lai của Trung Quốc

Chỉ trong 40 năm, các nhà máy hiện đại bậc nhất này đã giúp Thâm Quyến lột xác, trở thành Thung Lũng Silicon đầy cạnh tranh của Trung Quốc.
 

Mời quý độc giả theo dõi video:  Bên trong nhà máy công nghệ tương lai của Trung Quốc


Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.