Trung Quốc ép Nhật không đưa Biển Đông ra G-7 bất thành

Trung Quốc gây sức ép lên Nhật Bản để không đưa Biển Đông ra G-7 nhưng bất thành.

Trung Quốc ép Nhật không đưa Biển Đông ra G-7 bất thành
Những cố gắng thay đổi hiện trạng ở Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành dựa vào sức mạnh quân sự là điều không thể chấp nhận.
Kyodo New ngày 20/3 đưa tin, Trung Quốc đã ép Nhật Bản không nhắc tới tranh chấp lãnh thổ và hàng hải giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng trên Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G-7 tổ chức tại Nhật Bản tháng 5 tới với lý do nó sẽ "cản trở" nỗ lực cải thiện quan hệ song phương.
Trung Quoc ep Nhat khong dua Bien Dong ra G-7 bat thanh
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama bác thẳng thừng yêu cầu trịch thượng của ông Khổng Huyễn Hựu. Ảnh: The Japan Times. 
Các nguồn tin ngoại giao nói rằng Trung Quốc gây sức ép lên Nhật Bản không đưa Biển Đông ra G-7 trong cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản vào cuối tháng 2. Tuy nhiên Nhật Bản đã từ chối thẳng yêu cầu phi lý này. Tokyo nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế không chấp nhận các hành vi bành trướng leo thang xây đảo nhân tạo trái phép và quân sự hóa của Trung Quốc.
Ngược lại, Thủ tướng Shinzo Abe đang rất mong muốn làm rõ tầm quan trọng của pháp luật quốc tế tại diễn đàn G-7 nhằm đảm bảo sự thống nhất của khối trong vấn đề Biển Đông tại cuộc họp cấp Ngoại trưởng G-7 ở Hiroshima tháng Tư này.
Hội nghị thượng đỉnh G-7 năm nay giữa 7 nước công nghiệp phát triển gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, chủ nhà Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ diễn ra tại tỉnh Mie vào ngày 26 và 27 tháng 5.
Trong cuộc họp với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama tại trụ sở Bộ Ngoại giao Nhật Bản ở Tokyo hôm 29/2, Khổng Huyễn Hựu - Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc tỏ ra bất mãn trước những lên án từ Tokyo nhằm vào hành vi của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Khổng Huyễn Hựu nói rằng Nhật Bản "không liên quan đến tranh chấp nhưng lại đang hành động như một bên liên quan". Ông Hựu nói Bắc Kinh nghi ngờ về "thành ý" của Tokyo, không biết Nhật Bản có thực sự muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc không.
Thứ trưởng Sugiyama trả lời rằng, những cố gắng thay đổi hiện trạng ở Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành dựa vào sức mạnh quân sự là điều không thể chấp nhận. Việc thiết lập các quy tắc pháp lý trên Biển Đông là nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Biển Đông tiếp tục thành đề tài nóng trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị vào Thứ Hai tuần trước.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Lần thứ hai, Mỹ đã đưa một tàu chiến vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?
Ngày 30/1, một tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.  Đây là chuyến tuần tra Biển Đông thứ hai của tàu chiến Mỹ trong mấy tháng gần đây. Đảo Tri Tôn là một trong nhiều địa điểm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Vi sao tau chien My thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Mỹ  cũng có lợi ích trong khu vực, không chỉ vì  quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mà còn vì Biển Đông là cho một tuyến đường thương mại quan trọng đối với giao lưu thương mại toàn cầu. Vì vậy, chuyến tuần tra Biển Đông lần này, tập trung vào đảo Tri Tôn,  là một phần trong chiến lược của Mỹ thúc ép Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Vạch trần tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hoạt động “hút cát đắp đảo” trái phép của Trung Quốc cho thấy tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của  Bắc Kinh và gây quan ngại sâu sắc trên toàn thế giới.

Vạch trần tham vọng “độc chiếm  Biển Đông” của Trung Quốc

Đó là nhận định của cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp.

Vach tran tham vong “doc chiem  Bien Dong” cua Trung Quoc
Cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp. 
Về việc Trung Quốc biến các bãi đá chìm thành đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà phân tích Jean-Vincent Brisset nói:

“Luật Biển không thừa nhận những gì được xây dựng trên những thực thể không được coi là hòn đảo. Vì vậy, ...việc xây dựng trên những hòn đảo này cũng không làm tăng thêm cơ sở cho các đòi hỏi về chủ quyền, theo quy định quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây cất thêm đó cho phép họ (Trung Quốc) tăng khả năng quân sự, tăng quyền lợi kinh tế (trong các vùng biển xung quanh)”.

“Tôi nghĩ rằng... sở hữu một thực thể không phải là một hòn đảo theo định nghĩa của Luật Biển (UNCLOS) - tức là không có cư dân, và không có tài nguyên riêng (đủ cho cư dân trên đảo đó sống được) - thì không có giá trị đòi chủ quyền vùng lãnh hải bao quanh. Vì vậy, việc tạo ra chủ quyền lãnh hải xung quanh các ‘hòn đảo’ này, bất kể diện tích là to hay nhỏ, là không đúng với những gì được quốc tế chấp nhận”.

Theo ông Brisset, về mặt quân sự, các "hòn đảo" chỉ có thể được coi là một cứ điểm nhỏ không mấy quan trọng. Lợi ích của nó chủ yếu là về kinh tế, đặc biệt cho ngư dân. Nhưng nếu diện tích vượt quá một ngưỡng nhất định - máy bay chiến đấu có thể hạ cánh được, có thể triển khai trên đó vũ khí hạng nặng, có cảng biển lớn đến mức tàu chiến có thể ghé vào lấy đồ tiếp tế... - thì lại là chuyện khác. Nguy cơ lúc đó sẽ là từ sở hữu về kinh tế, rồi sẽ mở rộng dần sang sở hữu lãnh thổ và chủ quyền. Và hành động đó tạo căng thẳng với các nước trong khu vực.

Liên quan đến phản ứng của các nước nhỏ ven Biển Đông như Philippines, chuyên gia người Pháp Brisset nói:

“Philippines đã chọn cách quốc tế hóa, kiện ra Tòa án quốc tế. Tôi nghĩ rằng đây là một cách tiếp cận khá thú vị. Bởi vì nếu chúng ta phân tích một cách đơn giản, thì Philippines có quyền hợp pháp để làm việc đó. Bây giờ, vấn đề là đã có quyền hợp pháp rồi, nhưng ngoài ra còn phải có thực lực nữa. Đó là vấn đề khó... Việt Nam, trên bình diện pháp luật và trên bình diện chiếm hữu thực tế một số đảo Trường Sa, có những lập luận vững chắc hơn, hơn cả lập luận của Philippines về chủ quyền do người Pháp chuyển giao lại. Bởi vì trong các tài liệu chính thức được công nhận, thì quốc gia có chủ quyền các hòn đảo này vào thời điểm năm 1933, là Pháp”.

Trung Quốc không tham gia vụ kiện, bởi vì hiện nay chỉ có một đối thủ duy nhất tại tòa án quốc tế. Nếu có 3, 4 nước cùng kiện, Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với thực tế. Chúng ta không quên rằng 40% của vận tải biển của toàn thế giới đi qua khu vực này”.

Về sự hiện hiện gần đây của Mỹ ở Biển Đông, ông Brisset nhận xét: “Sự hiện diện của Mỹ... không trái với luật pháp quốc tế trong tất cả các vùng biển của thế giới. Người Mỹ muốn đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Người Mỹ quan niệm sự tự do hàng hải cũng giống như quyền tự do hàng không ở một số khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố cách đây không lâu tại Biển Hoa Đông. Trung Quốc coi đó là một sự khiêu khích. Nhưng Mỹ đã vận dụng đúng luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể tấn công một tàu Philippines, nhưng không bao giờ dám tấn công một tàu của Mỹ”.

Ông Bisset khẳng định: “Trung Quốc đang gián tiếp cản trở nỗ lực đạt Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách, có thể nói trắng ra, là bỏ tiền ra mua một số quốc gia. Điều này đặc biệt rõ khi ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN được trao cho Campuchia”.

Theo ông Brisset, có ba cơ sở để đấu tranh với Trung Quốc. Về mặt quân sự, là dựa vào hợp tác vùng hay hợp tác với Mỹ. Thứ hai là cơ sở pháp lý, mà tới nay mới chỉ có duy nhất Philippines chọn. Và cuối cùng là truyền thông, nhưng đáng tiếc là các nước hữu quan chưa khai thác triệt để sự lựa chọn này.

Video Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (Nguồn CCTV 13):

Hình ảnh đầu tiên về hiện trường máy bay rơi tại Nga

(Kiến Thức) - Những hình ảnh đầu tiên về hiện trường vụ máy bay chở khách rơi tại Nga đã được tờ Daily Mail (Anh) đăng tải.

Hình ảnh đầu tiên về hiện trường máy bay rơi tại Nga
Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga
Vụ máy bay chở khách rơi tại Nga sáng 19/3 đã cướp đi sinh mạng của 62 người, trong đó có 55 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. 
Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-2
Chiếc phi cơ gặp nạn là máy bay Boeing 737 thuộc hãng hàng không FlyDubai. Máy bay rơi khi đang cố gắng hạ cánh xuống sân bay ở Rostov on Don của Nga. 
Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-3
Theo hãng tin AP, vào thời điểm phi cơ gặp nạn, trời mưa và sức gió khoảng 11 m/s. Ảnh: Xe cấp cứu có mặt tại hiện trường vụ tai nạn hàng không
Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-4
Được biết, chiếc phi cơ cất cánh từ sân bay quốc tế Dubai vào khoảng 10h38 ngày 18/3 (giờ địa phương) và dự định hạ cánh tại sân bay Rostov on Don vào lúc 3h49 sáng 19/3 (giờ địa phương). Tuy nhiên, chiếc máy bay đã bị rơi vào khoảng 7h50 sáng 19/3 (giờ Việt Nam). 
Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-5
Lực lượng cứu hộ làm việc tại hiện trường, đám cháy đã được dập tắt. 
Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-6
Đoạn video đăng tải trên Youtbe ghi lại khoảnh khắc được cho là lúc chiếc máy bay Boeing 737 rơi xuống đất...
Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-7
...và bốc cháy.
Hinh anh dau tien ve hien truong may bay roi tai Nga-Hinh-8
Đường bay của chuyến bay FZ891 thuộc hãng hàng không FlyDubai. Ảnh: Flight Radar

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.