Trung Quốc dọa theo dõi “nhất cử nhất động” của Abe

(Kiến Thức) - Trung Quốc đang thấp thỏm lo sợ khả năng Nhật Bản trở nên hiếu chiến, dân tộc chủ nghĩa hơn sau khi Thủ tướng Shinzo Abe thắng lớn trong cuộc bầu cử Thượng viện hôm 21/7.

Trung Quốc dọa theo dõi “nhất cử nhất động” của Abe
Thủ tướng Nhật Bản Abe.
 Thủ tướng Nhật Bản Abe.
Trong một bài bình luận hôm nay, tờ Japan Times cho biết, truyền thông và một số chuyên gia Trung Quốc bày tỏ quan ngại, quan hệ song phương Trung-Nhật vốn đã căng thẳng có khả năng rạn nứt hơn nữa. Đồng thời, giới truyền thông và chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh, sẽ theo dõi chặt chẽ nhất cử nhất động của Thủ tướng Nhật trong những ngày sắp tới nhằm phát hiện và phán đoán các dấu hiệu có thể phản ánh ông Abe sẽ theo đuổi lập trường ôn hòa hay cứng rắn, thậm chí cứng rắn hơn.
Trong quan điểm của mình, Trung Quốc hiện xem nền chính trị Nhật Bản đã thay đổi kể từ khi ông Abe trở lại tiếp quản văn phòng thủ tướng tháng 12 năm ngoái.
“Dù đó không phải là việc mà Trung Quốc có thể bận tâm rằng, liệu Nhật bản có thể thành lập được một chính phủ ổn định hay không. Nhưng thực tế là, chừng nào Thủ tướng Abe còn nắm quyền lãnh đạo Nhật Bản, sẽ rất khó cho cả 2 nước để 2 nước tìm cách cỉa thiện quan hệ ngoại giao trong tương lai gần”, ông Shi Yinhong, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin của Trung Quốc nhấn mạnh.
“Chiến thắng trong cuộc bầu cử sẽ cho phép Thủ tướng Abe thúc đẩy chương trình nghị sự chủ trương hồi sinh nền kinh tế Nhật Bản và mở đường cho khát vọng sửa đổi Hiến pháp hòa bình của nước này. Động thái này sẽ tiếp tục làm phức tạp thêm mối quan hệ của Tokyo và các nước láng giềng”, Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc cảnh báo trong một bài bình luận chiếm vị trí trên trang nhất của báo này.
Hoàn cầu Thời báo cũng cảnh báo, với chiến thắng hôm 21/7, Thủ tướng Abe có thể được tiếp thêm đà và lực để chống Trung Quốc. Theo đó, báo này quan ngại, Thủ tướng Nhật có thể đến thăm đền chiến tranh Yasukuni vào ngày 15/8 tới – một động thái sẽ chọc tức Trung Quốc và “đổ thêm dầu” vào quan hệ song phương vốn đang căng thẳng.
Ngoài bất đồng và căng thẳng song phương liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, không có gì lạ khi Trung Quốc khó chịu với khát vọng sửa đổi Hiến pháp của Thủ tướng Abe. Đề xuất sửa đổi bao gồm xóa bỏ Điều 9 Hiến pháp hòa bình quy định Nhật Bản không bao giờ được kích hoạt chiến tranh lẫn tham chiến, xây dựng quân đội chính quy và tăng cường khả năng quốc phòng.
Bắc Kinh cũng tỏ ra bất mãn với những tuyên bố biện hộ và bênh vực cho cuộc chiến tranh xâm lược trong quá khứ của Nhật Bản mà Thủ tướng Abe lặp đi lặp lại.
Giáo sư Shi nhấn mạnh, mối quan ngại đang ngày càng tăng lên ở Trung Quốc rằng, chiến thắng hôm 21/7 sẽ mang lại cơ hội và sự tự tin cho ông Abe và đảng bảo thủ LDP để theo đuổi một chương trình nghị sự dân tộc chủ nghĩa. Ông Shi cảnh báo, hậu quả của việc nếu chính quyền Abe tiếp tục nỗ lực sửa đổi Hiến pháp sẽ là “sự rạn nứt quan hệ với Hàn Quốc và Trung Quốc”.
Theo Giáo sư Shi, thời gian vẫn còn xa cho tới khi Trung Quốc và Nhật Bản có thể sắp xếp cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu giữa 2 nước vào cuối năm nay bên lề các cuộc họp đa phương.
“Để tổ chức họp thượng đỉnh, 2 bên cần phải đạt được một số thành tựu thiết thực. Nhưng với tình hình hiện nay thì điều đó khó mà xảy ra”, ông Shi nhấn mạnh.
Liu Jiangyong, một Phó Chủ nhiệm khoa ở Viện Quan hệ quốc tế hiện đại tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh quan ngại, “Khi chính sách đối ngoại là phần mở rộng của chính sách trong nước nước, tôi sợ rằng, việc hàn gắn quan hệ song phương sẽ trở nên khó khăn hơn”.
Ngoài ra, ông Liu cũng cho rằng, bản thân Mỹ, đông minh ruột của Nhật cũng đang tỏ ra thất vọng bởi sự rạn nứt trong quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc.
“Có khả năng Thủ tướng Abe sẽ không lắng nghe ý kiến của Mỹ”, ông Liu nhấn mạnh.
Tuy nhiên, một số học giả Trung Quốc cũng giữ sự lạc quan thận trọng khi cho rằng, Thủ tướng Abe sẽ không quá hồ đồ để lao vào cuộc phưu lưu mạo hiểm chống lại Bắc Kinh khi từng thất bại thảm hại trong việc thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp trong nhiệm kỳ thủ tướng ngắn ngủi đầu tiên.
Hơn nữa, Thủ tướng Abe cũng nhấn mạnh hôm qua rằng, quan hệ Trung-Mỹ là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng bậc nhất đối với cả 2 nước. Đồng thời, ông Abe cũng khẳng định, những vấn đề bất đồng mà 2 bên đang phải đối mặt không ảnh hưởng đến quan hệ tổng thể Trung-Nhật.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe: “Hổ mọc thêm cánh”?

(Kiến Thức) - Thăm dò dư luận cho thấy liên minh cầm quyền của Thủ tướng Abe sẽ giành đa số tuyệt đối tại Thượng viện Nhật Bản, trong cuộc bầu cử ngày 21/7 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe: “Hổ mọc thêm cánh”?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) trong chiến dịch vận động bầu cử Thượng viện.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) trong chiến dịch vận động bầu cử Thượng viện.
Việc liên minh cầm quyền chiếm đa số tuyệt đối ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện Nhật Bản sẽ cho phép Thủ tướng Shinzo Abe thông qua một số vấn đề quan trọng, phá vỡ tình trạng bế tắc chính trị đã kéo dài 6 năm qua.

Thủ tướng Abe muốn viết lại lịch sử Nhật Bản?

(Kiến Thức) - Thủ tướng Shinzo Abe đang cố viết lại lịch sử Nhật Bản với một bản hiến pháp mới dựa trên tinh thần dân tộc chủ nghĩa.

Thủ tướng Abe muốn viết lại lịch sử Nhật Bản?

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Thủ tướng Shinzo Abe và Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông cùng đảng liên minh Tân Komeito giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử hôm qua, giành được 76 trong số 121 ghế được bầu lại và có tổng cộng 135 trên tổng số 242 ghế tại Thượng viện Nhật Bản.

Biển Đông trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN

(Kiến Thức) - Bắt đầu từ tháng 9/2013, Trung Quốc sẽ hội đàm với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) về Bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Biển Đông trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN
Căng thẳng Biển Đông thách thức quan hệ Trung Quốc-ASEAN.
Căng thẳng Biển Đông thách thức quan hệ Trung Quốc-ASEAN.
Tạp chí South Reviews có trụ sở tại Quảng Châu nhận định nếu thành công, các cuộc đàm phán về COC sắp tới sẽ giúp Trung Quốc và các nước láng giềng giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.