Trung Quốc đem tàu sân bay Liêu Ninh đến Syria?

(Kiến Thức) - Theo debkafile, Trung Quốc đem tàu sân bay Liêu Ninh đến Syria làm đảo lộn mọi toan tính của phương Tây trong cuộc chiến chống phiến quân IS.

Giữa lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama nồng nhiệt tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng ngày  25/9, Trung Quốc cho tàu sân bay Liêu Ninh neo đậu ở cảng Tartus của Syria, kèm theo một tàu tuần dương tên lửa dẫn đường.
Trung Quoc dem tau san bay den Syria de lam gi?
Nguồn tin quân sự của debkafile nói rằng tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã đi qua Kênh đào Suez ngày 22/9.
Đây là tiết lộ độc quyền của trang mạng debkafile ở Israel.
Bắc Kinh cảm thấy không mấy khó khăn khi phân thân “nhảy múa giữa hai đám cưới”: vừa ve vãn Mỹ để có quan hệ tốt hơn, vừa giúp Nga can thiệp quân sự tại Syria. Cùng với những nụ cười và cái bắt tay ấm áp tại buổi chiêu đãi xa hoa trên bãi cỏ Nhà Trắng, Bắc Kinh rõ ràng đang phô trương “sức mạnh cơ bắp” - không chỉ ở Biển Đông mà còn liên minh chính trị với Nga-Iran để hỗ trợ chính trị-quân cho chế độ của Tổng thống Syria Bashar Assad.
Nguồn tin quân sự của debkafile nói rằng tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã đi qua Kênh đào Suez ngày 22/9, một ngày sau cuộc gặp cấp cao ở Moscow giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu.
Trong cuộc gặp này, Tổng thống Putin không đề cập đến việc tàu chiến Trung Quốc đi vào phía đông Địa Trung Hải hoặc đích đến của nó. Sự xuất hiện của tàu chiến  Trung Quốc xem ra đã làm đảo lộn toàn bộ tình hình tình hình chiến lược xung quanh cuộc xung đột Syria, thêm một thế lực  toàn cầu nữa tham gia sự hỗ trợ quân sự Nga-Iran dành cho chính phủ Syria.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nhận biết xu thế này. Ngày 25/ 9, ông Kerry đã thông qua cấp phó của mình là Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman - người  đã dẫn đầu đoàn Mỹ tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran - thông báo rằng chính quyền Obama sẵn sàng đối thoại với Iran về tình hình ở Syria và vấn đề này sẽ được đề cập khi Ngoại trưởng Mỹ gặp Ngoại trưởng Iran Muhammad Jawad Zarif Kerry tại New York  ngày 26/9/2015.
Nhưng nếu Ngoại trưởng Mỹ hy vọng có thể bỏ qua  sáng kiến của Nga về Syria bằng cách đi thẳng đến Tehran, thì có lẽ ông đã quá chậm chân. Iran đang tăng cường hiện diện quân sự ở Syria, với sự yểm trợ trên không và trên biển của hai cường quốc là Nga và Trung Quốc.
Những diễn biến này có ảnh hưởng rất bất lợi về vị thế  chiến lược và quân sự của Israel. Nó cũng tăng cường quan điểm của lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, khi ông quyết tâm biến thỏa thuận hạt nhân đạt được trong tháng Bảy thành một công cụ để cô lập của Mỹ về chính trị, quân sự và kinh tế ở Trung Đông.
Nguồn tin quân sự của debkafile có bằng chứng cho thấy các tàu chiến Trung Quốc sẽ có “một kỳ nghỉ kéo dài ở Syria”. Các máy bay chiến đấu và trực thăng dự kiến triển khai trên boong tàu sân bay Liêu Ninh vào giữa tháng 11/2015 sẽ từ Trung Quốc qua Iran hoặc vận chuyển bằng máy bay vận tải khổng lồ  của Nga từ Trung Quốc qua không phận Iran và Iraq.
Điều này giải thích việc thiết lập khẩn cấp một “cơ chế phối hợp quân sự” Nga-Syria-Iran ở Baghdad trong mấy ngày qua. Cơ chế này, cộng với việc các sĩ quan Nga được nhìn thấy ở Baghdad, cho thấy sự hiện diện quân sự không giới hạn của Nga bắt đầu tràn vào Iraq.
Cơ chế phối hợp quân sự này đã được trình bày là cần thiết để bắt đầu làm việc với lực lượng dân quân Shiite Iran chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở cả hai nước (Iraq và Syria). Nhưng nó  rất cần thiết cho việc điều phối  các chuyến bay quân sự Nga, Iran và Trung Quốc quá cảnh không phận Iraq.
Các nguồn tin của debkafile cho biết Trung Quốc sẽ đưa sang Syria một phi đội máy bay chiến đấu J-15, trong đó một số sẽ cất  cánh trên boong của tàu sân bay Liêu Ninh và phần còn sẽ  được triển khai ở  căn cứ không quân Nga gần Latakia.
Trung Quốc cũng sẽ triển khai các máy bay trực thăng Z-18F chống tàu ngầm và máy bay trực thăng cảnh báo sớm trên không Z-18J. Ngoài ra, Bắc Kinh sẽ gửi ít nhất 1.000 lính thủy đánh bộ chiến đấu bên cạnh các “chiến hữu” Nga và Iran chống lại các nhóm khủng bố, bao gồm cả nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS.
Các nguồn tin chống khủng bố của debkafile cho biết trong khi lính thủy đánh bộ Nga sẽ nhắm vào các phiến quân IS đến từ Chechnya và Caucasus, lính thủy đánh bộ Trung Quốc sẽ tìm diệt các chiến binh IS người Uighur đến từ Khu tự trị Tân Cương.
Mạng tin debkafile nhận định rằng cũng giống như Tổng thống Putin muốn “triệt đường” đám phiến quân IS người Chechnya trở lại Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tìm mọi cách ngăn chặn chiến binh người Uighur “chuyển lửa về quê nhà”  từ  chiến trường Syria.

Dân Nga lo sợ “thời kỳ Trung Quốc bành trướng“

Một số đài truyền hình và báo mạng của Nga lo ngại "đất đai của Tổ quốc đang bị bán từng mảnh cho Trung Quốc" và "thời kỳ Trung Quốc bành trướng”.

Hãng thông tấn Itar Tass ngày 17/6 đưa tin, gần đây chính quyền Baikal đã ký hợp đồng cho công ty TNHH Hưng Bang Hoa Nga của Triết Giang, Trung Quốc thuê 115 ngàn héc ta đất với thời gian 49 năm để canh tác với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD.
Dan Nga lo so
Tổng thống Putin bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 
Thông tin này đối với một bộ phận truyền thông Nga là một cú sốc và dẫn đến các cuộc tranh luận gay gắt. Một số đài truyền hình và báo mạng của Nga coi thông tin này là "đất đai của Tổ quốc đang bị bán từng mảnh cho Trung Quốc" và "thời kỳ Trung Quốc bành trướng trên lãnh thổ Nga đã bắt đầu".

Hải quân Trung Quốc: Mạnh vũ khí, yếu quân nhân

(Kiến Thức) - Theo các nhà quan sát quân sự, Hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ sở hữu những tàu chiến đẳng cấp nhưng binh sĩ lại không đủ chuyên môn để vận hành.

Việc Quân đội Trung Quốc (PLA) huy động các sĩ quan hải quân về hưu tham gia các cuộc tập trận gần đây đã bộc lộ sự thiếu hụt nhân lực có chuyên môn trầm trọng trong hàng ngũ quân đội nước này.
Theo giới phân tích, sẽ càng có nhiều vấn đề nếu Trung Quốc không có biện pháp khắc phục phương pháp đào tạo và cách thăng cấp bậc lỗi thời trong bối cảnh, Hải quân Trung Quốc (PLAN) nhanh chóng tăng cường sức mạnh bằng việc biên chế thêm nhiều tàu chiến hiện đại cùng các khí tài quân sự khác.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.