Trung Quốc: “Công xưởng in tiền” của thế giới

Các nhà máy in tiền ở Trung Quốc đang nhận được ngày càng nhiều đơn đặt hàng in tiền cho các quốc gia khác trên thế giới - tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho hay.

Nhiều nguồn tin từ Tổng công ty In và đúc tiền Trung Quốc (CBPMC) tiết lộ với tờ báo trên rằng các nhà máy sản xuất tiền ở Trung Quốc hiện đang hoạt động gần hết công suất để đáp ứng hạn ngạch (quota) cao bất thường mà Chính phủ nước này đặt ra cho năm nay.
Trung Quoc: “Cong xuong in tien” cua the gioi
Thanh toán điện tử ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, dẫn tới nhu cầu tiền mặt ở nước này suy giảm- Ảnh: SCMP. 
Theo nguồn tin, hầu hết những đơn đặt hàng sản xuất tiền từ nước ngoài mà các nhà máy in và đúc tiền Trung Quốc nhận được đến từ các quốc gia tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường mà Bắc Kinh khởi xướng. Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc chỉ chiếm một phần nhỏ trong số đơn đặt hàng in tiền.
Đơn hàng tăng đột biến
Có trụ sở tại Bắc Kinh, CBPMC xem mình là công ty sản xuất tiền lớn nhất thế giới về quy mô. Với hơn 18.000 công nhân, công ty có 10 nhà máy in tiền giấy và đúc tiền xu. Các nhà máy này luôn trong tình trạng được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong khi đó, Cục In đúc tiền của Mỹ chỉ có chưa đầy 2.000 công nhân và hai nhà máy. Công ty in tiền De La Rue của Anh có hơn 3.100 công nhân.
Sự nổi lên của thanh toán di động ở Trung Quốc trong những năm gần đây đã giảm mạnh việc sử dụng và nhu cầu tiền giấy. Từ thành phố đến các vùng nông thôn nước này, chiếc điện thoại thông minh (smartphone) đã trở thành ví tiền. Hầu hết giao dịch tại các cửa hàng thực phẩm Trung Quốc giờ đây đã được thanh toán điện tử, dẫn tới việc nhiều nhà máy in tiền của quốc gia đông dân nhất thế giới rơi vò tình trạng thiếu việc.
Nhưng cảnh thiếu việc này đã bất ngờ chấm dứt vào năm nay. Một công nhân của 604 Factory, nhà máy in tiền lớn nhất Trung Quốc đặt ở Baoding, tỉnh Hà Bắc, cho biết nhà máy bất ngờ nhận được loạt đơn hàng lớn.
"Mấy tháng nay, máy móc của chúng tôi phải hoạt động hết công suất", người công nhân nói.
Vấn đề của các nhà máy in tiền ở Trung Quốc giờ đây không phải là thiếu việc nữa, mà làm thế nào để hoàn thành các đơn hàng đúng thời hạn.
Quy trình in tiền giấy bao gồm việc nghiền bông và sợi lanh thành bột giấy, rồi sản xuất thành giấy in tiền chất lượng cao có dấu nước (water mark) chống làm giả. Công đoạn này đòi hỏi nhiều hơi nước được cung cấp bởi một nhà máy địa phương. Tuy nhiên, nguồn cung cấp điện của địa phương không thể đáp ứng được nhu cầu của nhà máy hơi nước, dẫn tới tình trạng thiếu hơi nước.
"Thiếu hơi nước đang là một chuyện đau đầu của chúng tôi. Chúng tôi đã phải kiến nghị lên chính quyền và họ đang xem xét tìm giải pháp", một công nhân khác của 604 Factory cho biết.
Một nhà máy in tiền khác ở Kunshan, tỉnh Giang Tô cũng đang trong tình trạng "ngập việc", sau khi gần như không có việc làm trong năm 2017. "Năm ngoái, chúng tôi phải in giấy chứng nhận kết hôn và bằng lái để giữ dây chuyền sản xuất không bị han rỉ. Năm nay thì quá nhiều việc", một công nhân nhà máy này tiết lộ.
Theo ông Liu Guisheng, Chủ tịch CBPMC, Trung Quốc không hề sản xuất tiền cho nước ngoài cho tới tận gần đây.
Năm 2013, Trung Quốc khởi động sáng kiến Vành đai và Con đường. Hai năm sau, vào năm 2015, nước này bắt đầu in đồng 100 Rupee cho Nepal. Kể từ đó, Trung Quốc giành nhiều hợp đồng in tiền cho các quốc gia khác, gồm Thái Lan, Bangladesh, Sri Lanka, Malaysia, Ấn Độ, Brazil và Ba Lan.
Yếu tố niềm tin
Giới thạo tin nói rằng, con số thực tế các quốc gia đặt hàng Trung Quốc in tiền có thể còn lớn hơn nhiều so với những gì dược tiết lộ.
Giáo sư kinh tế Hu Xingdou thuộc Học viện Công nghệ Bắc Kinh nói rằng một quốc gia phải có niềm tin lớn vào Chính phủ Trung Quốc thì mới đặt hàng Trung Quốc in tiền cho mình.
"Bức tranh kinh tế thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc. Khi trở nên lớn mạnh hơn, Trung Quốc bắt đầu thách thức hệ thống giá trị do phương Tây thiết lập trước đó. In tiền cho các quốc gia khác là một bước đi quan trọng trong quá trình này", ông Hu nói.
"Tiền là biểu tượng chủ quyền của một quốc gia. Công việc in tiền giúp xây dựng niềm tin, và thậm chí là liên minh tiền tệ".
Trong hơn 1 thế kỷ qua, thị trường in tiền theo đơn đặt hàng của các quốc gia trên thế giới chủ yếu do các công ty phương Tây đảm nhiệm. Một số quốc gia tự sản xuất tiền, nhưng cũng có nhiều nước thuê các công ty ở nước ngoài in tiền.
Chẳng hạn, công ty in tiền De La Rue có hơn 140 quốc gia là khách hàng. Một số công ty lớn khác trong lĩnh vực này bao gồm Giesecke & Devrient ở Đức với hơn 60 quốc gia là khách hàng, hay Crane Currency ở Mỹ với lịch sử hơn 200 năm hoạt động.
Trở ngại lớn nhất đối với một quốc gia khi thuê in tiền ngoài lãnh thổ của mình là rủi ro về an ninh.
Cách đây 7 năm, khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi còn cầm quyền ở Libya, Chính phủ Anh đã thu giữ số tiền Dinar trị giá gần 1,5 tỷ USD mà De La Rue sản xuất cho Libya. Vụ bắt giữ lô tiền này đã gây ra tình trạng thiếu tiền mặt nghiêm trọng ở Libya, góp phần gây sức ép khiến chính quyền Gaddafi sụp đổ.

Cặp cua “vua và hoàng hậu” được bán đấu giá gần 3 tỷ đồng

Hai con cua đồng Trung Quốc hiếm có vừa được bán đấu giá với số tiền lên tới 800.000 nhân dân tệ (hơn 2,7 tỷ đồng).

Theo China Plus, cuộc đấu giá được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội Cua đồng Trung Quốc hồ Bà Dương lần thứ nhất tại huyện Bành Trạch, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, vào ngày 10/11 vừa qua.

Mất tiền triệu mua bánh kẹo trôi nổi

Những loại bánh kẹo trôi nổi, không rõ nguồn gốc nhưng được quảng cáo là bánh kẹo Trung Quốc "nội địa” giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng vẫn hút khách.

Các sản phẩm được quảng cáo là hàng nội địa Trung Quốc được rao bán trên mạng xã hội.
 Các sản phẩm được quảng cáo là hàng nội địa Trung Quốc được rao bán trên mạng xã hội.

“Đánh liều” mua bánh kẹo “Trung Quốc nội địa”

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.