Trung Quốc công bố Luật hải cảnh, Mỹ lập tức gửi thông điệp mạnh mẽ

Chính quyền Tổng thống Joe Biden mới đây đã phản ứng mạnh mẽ về luật mới của Trung Quốc, trong đó cho phép lực lượng hải cảnh nước này bắn tàu nước ngoài ở Biển Đông.
 

Trung Quốc công bố Luật hải cảnh, Mỹ lập tức gửi thông điệp mạnh mẽ
Báo Anh Express dẫn thông điệp của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington lo ngại luật có thể được sử dụng để "đe dọa các nước láng giềng hàng hải của Trung Quốc".
Trung Quoc cong bo Luat hai canh, My lap tuc gui thong diep manh me
 Một tàu hải cảnh của Trung Quốc.
Tháng trước, Trung Quốc đã thông qua luật mới, lần đầu tiên cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc nổ súng bắn tàu nước ngoài.
Hôm 19/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói: "Mỹ cùng với Philippines, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản và các nước khác bày tỏ quan ngại về luật hải cảnh mới ban hành của Trung Quốc. Việc cho phép hải cảnh phá hủy các cấu trúc kinh tế của các nước khác và sử dụng vũ lực để bảo vệ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở các khu vực tranh chấp, ngụ ý mạnh mẽ rằng luật này có thể được sử dụng để đe dọa các nước láng giềng trên biển của Trung Quốc".
Theo giới phân tích, sự chỉ trích của Washington cho thấy căng thẳng Mỹ - Trung không có dấu hiệu dịu bớt sau khi ông Biden lên làm Tổng thống.
Mới đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cũng tuyên bố, Tokyo "thực sự lo lắng" về luật mới của Bắc Kinh vì các tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên tiến đến quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông (Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này và gọi là Điếu Ngư). Chỉ huy tuần duyên Nhật Bản Takahiro Okushima cho hay, ông sẽ không loại trừ sử dụng vũ khí trong quyền hạn của mình.
Chính sách mạnh mẽ về Biển Đông
Bình luận về tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 19/12, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng, ngoài việc bày tỏ quan ngại về đạo luật hải cảnh mới của Trung Quốc, Ned Price còn nhấn mạnh nhiều điểm rất căn bản và quan trọng.
Thứ nhất, Mỹ nêu rõ tên và khẳng định đứng cùng với Philippines, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản và các nước khác, khi bày tỏ quan ngại về đạo luật trên của Trung Quốc.
Thứ hai, Mỹ dùng từ “yêu sách biển trái luật” để chỉ các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc (trái với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế 7/2016 và Công ước Luật biển LHQ 1982).
Thứ ba, Mỹ tái khẳng định lập trường đã được nêu trong tuyên bố ngày 13/7/2020 (tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo). Đây là điều hết sức đáng chú ý, cho thấy sự thừa kế chính sách về Biển Đông mạnh mẽ từ thời chính quyền Tổng thống Trump. Ngoài ra, Mỹ cũng tái khẳng định cam kết đồng minh với Nhật Bản và Philippines.
Nước Mỹ thời Tổng thống Biden vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông, ngay trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, trong đó có việc điều hai tàu sân bay cùng lúc hoạt động ở đây.

Đâm chìm tàu cá Việt Nam: Không phải lần đầu... Trung Quốc ngang ngược, phi pháp

(Kiến Thức) - Hành động phi pháp của tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi (Việt Nam) tại khu vực đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Việt Nam và quốc tế kịch liệt lên án. Tuy nhiên, không phải lần đầu... Trung Quốc ngang ngược, phi pháp.

Đâm chìm tàu cá Việt Nam: Không phải lần đầu... Trung Quốc ngang ngược, phi pháp
Kịch liệt lên án hành vi vô nhân đạo của tàu Trung Quốc khi đâm chìm tàu cá Việt Nam
Mới đây, Hội Nghề cá Việt Nam đã có Công văn số 20/HNC-VP gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương về việc phản đối Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi.

Hải cảnh Trung Quốc hoạt động 111 ngày quanh Senkaku/Điếu Ngư: Nhật Bản đứng nhìn?

(Kiến Thức) - Nhóm 4 tàu Hải cảnh Trung Quốc vừa kết thúc quá trình hoạt động liên tục 111 ngày tại khu vực gần Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản. Nguyên nhân có thể là do tránh cơn bão Hagupit.

Hải cảnh Trung Quốc hoạt động 111 ngày quanh Senkaku/Điếu Ngư: Nhật Bản đứng nhìn?
Hai canh Trung Quoc hoat dong 111 ngay quanh Senkaku/Dieu Ngu: Nhat Ban dung nhin?

Theo Kyodo News của Nhật Bản cho biết, vào ngày 3/8, các tàu Hải cảnh Trung Quốc đã không còn hiện diện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản trên biển Hoa Đông sau 111 ngày liên tục di chuyển tại khu vực này. Nguyên nhân có thể là do nhóm tàu này kết thúc chuyến hải hành của mình để tránh cơn bão Hagupit.

Ảnh: Tàu Hải cảnh Trung Quốc hoạt động trên biển Hoa Đông.

Việt Nam nói về việc TQ có thể cho phép hải cảnh bắn tàu nước ngoài

Theo dự luật cảnh sát biển sửa đổi, Trung Quốc sẽ cho phép lực lượng hải cảnh nước này sử dụng vũ khí khi các tàu nước ngoài hoạt động trái phép trong vùng biển mà Bắc Kinh kiểm soát mà không chấp hành yêu cầu.

Việt Nam nói về việc TQ có thể cho phép hải cảnh bắn tàu nước ngoài
Viet Nam noi ve viec TQ co the cho phep hai canh ban tau nuoc ngoai
 Một tàu hải cảnh Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Dương Hoài Nam tái khẳng định rằng Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.