Trung Quốc chuẩn bị kéo giàn khoan lớn nhất thế giới ra Biển Đông

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, giàn khoan "Biển sâu số 1" nặng hơn 100.000 tấn sẽ được kéo ra Biển Đông để khai thác khí tự nhiên ngay trong tháng 6 này.

Trung Quốc chuẩn bị kéo giàn khoan lớn nhất thế giới ra Biển Đông

Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn thông báo từ Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hôm 29/5 cho biết, giàn khoan "Biển Sâu số 1" do công ty tự sản xuất đã hoàn tất các công đoạn lắp đặt thiết bị, và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 này.

Cũng theo CNOOC, "Biển Sâu Số 1" là giàn khoan đầu tiên trên thế giới nặng tới hơn 100.000 tấn và sẽ được kéo ra khu vực khí Lăng Thủy ngoài khơi đảo Hải Nam trong nửa đầu tháng 6. Giàn khoan này bắt đầu công đoạn khai thác trong cùng tháng. Ước tính mỗi năm, giàn khoan "Biển Sâu số 1" có thể khai thác 3 tỉ mét khối khí tự nhiên.

Trung Quốc chuẩn bị kéo giàn khoan lớn nhất thế giới ra Biển Đông ảnh 1

Giàn khoan "Biển Sâu số 1" sắp được Trung Quốc đưa vào hoạt động trên Biển Đông. Ảnh: CFP.

Khu vực Lăng Thủy gồm các lô dầu khí Lăng Thủy 17-2, Lăng Thủy 25-1, Lăng Thủy 18-1 và Lăng Thủy 18-2, nằm cách đảo Hải Nam khoảng 150km. Từ tháng 6/2020, CNOOC đã tiến hành khoan giếng khai thác đầu tiên trong tổng số 11 giếng cần khoan tại lô Lăng Thủy 17-2. Công ty này ước tính, sau khi đi vào hoạt động, lô Lăng Thủy 17-2 sẽ cung cấp 1/4 khí đốt hàng năm cho vùng Vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong - Macau, và sẽ trở thành một trung tâm năng lượng mới ở khu vực Biển Đông.

Trung Quốc đã liên tục triển khai nhiều giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông. Không ít lần các giàn khoan và tàu khảo sát địa chất đã được nước này sử dụng như công cụ thúc đẩy những yêu sách hàng hải phi pháp trong khu vực. 

CNOOC cũng đồng thời là chủ sở hữu giàn khoan HD-981 từng xâm phạm vùng biển Việt Nam năm 2014. So sánh về kích thước, giàn "Biển sâu số 1" lớn gấp 3 lần giàn HD-981 (chỉ nặng 30.000 tấn). Điều này cho thấy công ty đã không ngừng phát triển các giàn khoan, thiết bị mới của mình sau sự kiện năm 2014.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, CNOOC và các tập đoàn dầu khí, công ty thăm dò địa chất của Trung Quốc từng bị Mỹ đặt vào tầm ngắm vì hỗ trợ những yêu sách phi pháp của Bắc Kinh trên vùng Biển Đông. Chính phủ Mỹ khi đó nhấn mạnh, nhiều phương tiện và giàn khoan thuộc sở hữu CNOOC đã được sử dụng như công cụ "quấy rối" và "đe dọa" các nước trong khu vực.

Ngày 14/1/2021, chỉ 6 ngày trước khi rời nhiệm sở, Bộ Thương mại Mỹ thuộc chính quyền Tổng thống Trump đã quyết định áp lệnh trừng phạt lên CNOOC, cáo buộc công ty này "nhiều lần quấy rối và đe dọa hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí" của các nước khác ở Biển Đông.

Azerbaijan: Cháy giàn khoan dầu trên biển, 32 công nhân thiệt mạng

Vụ cháy giàn khoan dầu trên biển Caspian đã khiến 32 công nhân thiệt mạng.

Azerbaijan: Cháy giàn khoan dầu trên biển, 32 công nhân thiệt mạng
Theo hãng tin Reuters, 32 công nhân đã thiệt mạng trong vụ cháy giàn khoan dầu trên biển. Được biết, giàn khoan dầu do Công ty năng lượng quốc gia Azerbaijan SOCAR điều hành trên biển Caspian bị cháy ngày 4/12.
Một mỏ dầu của Azerbaijan.
Một mỏ dầu của Azerbaijan. 

Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 982 ở Biển Đông

Ủy Ban Chính Pháp Trung ương Trung Quốc thông báo triển khai giàn khoan lớn với khả năng khai thác sâu tới 5.000 mét nhưng hiện chưa rõ chính xác vị trí triển khai giàn khoan.

Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 982 ở Biển Đông
Giàn khoan dầu Hải Dương 982 (Haiyang Shiyou 982) bắt đầu hoạt động từ hôm 21/9 tại vùng biển sâu đến 3.000 m, theo một bài viết trên Trường An Kiếm (Chang An Jian), tài khoản mạng của Ủy Ban Chính Pháp Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Phản ứng của Việt Nam việc Mỹ và Australia tập trận ở Biển Đông

Chiều 23/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã lên tiếng về việc Mỹ và Australia điều tàu tới tập trận ở Biển Đông.
 

Phản ứng của Việt Nam việc Mỹ và Australia tập trận ở Biển Đông
“Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ở khu vực Biển Đông được xác lập tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Hoạt động của các nước cần đóng góp vào mục tiêu chung này”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Phan ung cua Viet Nam viec My va Australia tap tran o Bien Dong
 Tàu chiến Mỹ hoạt động trên Biển Đông ngày 19/4. Ảnh: Hải quân Mỹ
Trước đó, hãng ABC của Australia dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết, tàu khu trục lớp ANZAC vừa có cuộc tập trận với 3 tàu chiến của Mỹ ở Biển Đông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.