Trung Quốc chơi “canh bạc Hy Lạp” để “thâu tóm” Châu Âu

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Nga, can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đầy rẫy rủi ro, nhưng là một canh bạc để Trung Quốc "thâu tóm" các thị trường Châu Âu.

Trung Quốc chơi “canh bạc Hy Lạp” để “thâu tóm” Châu Âu
Mọi con mắt đổ dồn vào Trung Quốc và khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ của nước này, sau khi cử tri Hy Lạp “nói không” với các điều kiện của gói cứu trợ quốc tế mới trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 làm bùng lên những đồn đoán rằng Hy Lạp sẽ buộc phải rời khỏi Khu vực đồng euro (Eurozone).
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp tại Brussels hôm 7/7, kêu gọi Hy Lạp đề xuất những "đề nghị nghiêm túc và đáng tin cậy" để giải cứu nền kinh tế nếu nước này có ý định ở Eurozone.
Trung Quoc choi “canh bac Hy Lap” de “thau tom” Chau Au
Thủ tướng Lý Khắc Cường trấn an các quan chức EU hàng đầu về việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp. 
Trong một cuộc họp báo hôm 6/7, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cheng Guoping khẳng định rằng Trung Quốc đang tham gia vào việc tìm kiếm một giải pháp cho tình hình Hy Lạp và rằng Bắc Kinh đã thảo luận với cả Athens và Brussels.
Thứ trưởng Cheng Guoping bày tỏ lạc quan rằng cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ được "giải quyết một cách thỏa đáng" và nền kinh tế Hy Lạp sẽ phục hồi với sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Ông Cheng lưu ý rằng bất cứ điều gì xảy ra đều có "tác động nghiêm trọng" không chỉ đối với Hy Lạp mà còn đối với toàn bộ thế giới.
Theo các chuyên gia Nga, việc can thiệp vào cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là đầy rẫy rủi ro, nhưng Trung Quốc chơi canh bạc Hy Lạp để "thâu tóm" các thị trường Châu Âu.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Nga Sputnik,  ông Yakov Berger - một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IFES) - cho biết Trung Quốc không cho phép quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất là Châu Âu “bị đóng băng” do cuộc khủng hoảng Hy Lạp.
Chuyên gia Alexander Larin của IFES nhận định mối quan hệ  giữa Hy Lạp với EU sẽ diễn biến phức tạp hơn và phải được giải quyết dứt điểm. Cả Hy Lạp lẫn EU đều hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc, nước đã ngỏ ý muốn giúp đỡ.
Đối với Trung Quốc, Hy Lạp là một cửa ngõ quan trọng để tiếp tục xâm nhập thị trường Châu Âu. Trung Quốc vốn là một nhà đầu tư lớn vào nền kinh tế Hy Lạp kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Trung Quốc đã mua lại nhiều tài sản công và tăng thị phần tại cảng Pireaus - cảng biển thương mại lớn nhất Hy Lạp -  kiểm soát một số cầu tàu container để đảm bảo dòng chảy ngày càng ồ ạt các sản phẩm của Trung Quốc vào Châu Âu.
Trung Quốc cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến việc kết nối cảng Pireaus với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của nước này tại khu vực Balkan và các quốc gia ven sông Danube. Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận với các nước Châu Âu về nhiều dự án phát triển đường cao tốc, đường sắt và đường thủy.
Hãng truyền thông Sputnik nhận định do cuộc khủng hoảng  Hy Lạp, đây là một canh bạc có mức độ rủi ro rất cao, khi xét đến những thiệt hại trước đó của các công ty Trung Quốc ở Iraq, Libya, Sudan và Ai Cập.
Tuy nhiên, hai chuyên gia Berger và Larin lại cho rằng Trung Quốc sẽ không bị lỗ vốn trong canh bạc này. Thậm chí, ông  Alexander Salitsky - một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Kinh tế và Quan hệ Quốc tế Thế giới  Moscow – còn cho rằng một “Trung Quốc trường vốn” sẽ lợi dụng cuộc khủng hoảng Hy Lạp để "kiểm soát" Châu Âu.
Chuyên gia Salitsky nói Bắc Kinh chắc chắn sẽ tham gia kế hoạch giải cứu Hy Lạp và lưu ý rằng Trung Quốc có đủ nguồn lực để làm điều này. Trung Quốc có thể di chuyển một số ngành công nghiệp chế biến sang Hy Lạp hoặc có thể dùng Hy Lạp làm nơi trung chuyển dầu khí quan trọng từ Nga sang Châu Âu.
Fan Mingtao, Vụ trưởng Vụ Tài chính định lượng tại Viện Định lượng và Kỹ thuật kinh tế  Trung Quốc  nói với Sputnik rằng  có hai cách mà Trung Quốc cung cấp viện trợ cho Hy Lạp.
Ông Fan Mingtao nói: "Thứ nhất , (Trung Quốc có thể viện trợ)  trong khuôn khổ viện trợ quốc tế thông qua các nước EU. Thứ hai, Trung Quốc có thể hỗ trợ Hy Lạp trực tiếp. Thông qua chương trình ‘Hành lang kinh tế Con đường tơ lụa’ và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, Trung Quốc có khả năng này”.
Đáng chú ý là Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, do Trung Quốc lãnh đạo, có sự tham gia của hàng chục nước Châu Âu.  

Hy Lạp vỡ nợ phải rời khỏi cả Eurozone lẫn EU?

Hy Lạp vỡ nợ có thể phải ra khỏi Eurozone và thậm chí là cả EU nếu không đạt được thỏa thuận tài chính với các chủ nợ quốc tế.

Hy Lạp vỡ nợ phải rời khỏi cả Eurozone lẫn EU?
Ngày 17/6, Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cảnh báo: "Việc không đạt được một thỏa thuận sẽ... đánh dấu sự bắt đầu của một chuỗi gian nan, ban đầu dẫn tới việc Hy Lạp vỡ nợ và cuối cùng là ra khỏi Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cũng như nhiều khả năng là cả Liên minh Châu Âu (EU)”.
Hy Lap vo no phai roi khoi ca Eurozone lan EU?
Hy Lạp có nguy cơ sẽ phải rời khỏi cả Eurozone lẫn EU. 
Trong báo cáo thường niên, Ngân hàng Trung ương Hy Lạp cũng cho rằng việc Hy Lạp rời Eurozone sẽ dẫn tới tình trạng suy thoái sâu sắc, thu nhập giảm nghiêm trọng và tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh.

Hy Lạp bước một chân ra khỏi Eurozone

Việc bị IMF tuyên bố vỡ nợ đồng nghĩa với việc Hy Lạp bước một chân ra khỏi Eurozone, với tương lai vô cùng u ám và bất định.

Hy Lạp bước một chân ra khỏi Eurozone
Toàn bộ hệ thống ngân hàng của Hy Lạp đã phải đóng cửa để ngăn dân chúng rút sạch tiền trong các tài khoản, thị trường chứng khoán tê liệt, nhiều nhà đầu tư rút chạy... Đó chính là khi Hy Lạp bước một chân ra khỏi Eurozone.  Hình ảnh hoảng loạn này đã từng xảy ra cách đây 15 năm về trước tại Argentina khi quốc gia Nam Mỹ này bị phá sản.
Hy Lap buoc mot chan ra khoi Eurozone
Hy Lạp: "Gót chân Achilles" của Khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone).
Vỡ nợ luôn là thời kỳ rất đau đớn với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt nếu việc này ngoài dự đoán và không theo trật tự. Người gửi tiền và nhà đầu tư trong nước lo ngại sẽ đổ xô rút tiền ra khỏi ngân hàng và chuyển chúng ra nước ngoài. Để ngăn chặn tình trạng này, chính phủ sẽ đóng cửa ngân hàng và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Như trong trường hợp mới nhất của Hy Lạp, từ đầu tuần qua, nước này đã quyết định đóng cửa thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng trong một tuần, đồng thời hạn chế lượng tiền mặt rút ra mỗi ngày và các giao dịch thanh toán với nước ngoài.

Hy Lạp nhấn chìm “giấc mộng gia nhập EU” của Ukraine

Khủng hoảng nợ Hy Lạp nhấn chìm giấc mộng gia nhập EU của Ukraine, khi khối này ngày càng khó chịu với đòi hỏi “cứu trợ” từ phía Kiev.

Hy Lạp nhấn chìm “giấc mộng gia nhập EU” của Ukraine
Ukraine đã yêu cầu các chủ nợ quốc tế chấp nhận giảm 40% số nợ hoặc cắt bớt đi 23 tỷ USD trong tổng số nợ hơn 50 tỷ USD, nhưng không được các chủ nợ chấp thuận. Trong khi đó, khủng hoảng nợ Hy Lạp có nguy cơ nhấn chìm giấc mộng gia nhập EU của Ukraine, khi khối này ngày càng khó chịu với đòi hỏi “cứu trợ” ngày càng nhiều từ phía Kiev.
Hy Lap nhan chim “giac mong gia nhap EU” cua Ukraine
"Giấc mộng gia nhập EU" ngày càng trở nên xa vời đối với Ukraine.
Nếu không có tiến triển gì tại cuộc đàm phán này, Ukraine có thể tuyên bố tạm ngừng hoạt động trả nợ, tiến tới việc “vỡ nợ” một cách toàn diện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, những người nắm giữ trái phiếu của Ukraine có quyền yêu cầu trả lại toàn bộ số tiền ngay lập tức.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.