Trung Quốc "chịu chơi: Đem UAV chiến đấu tới "sân sau" Mỹ

Trung Quốc "chịu chơi: Đem UAV chiến đấu tới "sân sau" Mỹ

(Kiến Thức) - Trung Quốc mới đây bất ngờ đưa các máy bay không người lái tối tân tới tận Mexico - nơi được coi là "sân sau" của Mỹ.

Triển lãm Hàng không Quân dụng 2017 vừa mới được tổ chức tại Mexico bắt đầu từ hôm mùng 2/5 vừa qua có sự góp mặt của rất nhiều quốc gia với nhiều loại máy bay quân dụng hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.
Triển lãm Hàng không Quân dụng 2017 vừa mới được tổ chức tại Mexico bắt đầu từ hôm mùng 2/5 vừa qua có sự góp mặt của rất nhiều quốc gia với nhiều loại máy bay quân dụng hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.
Tham gia cuộc triển lãm ở xứ lạ, Trung Quốc rất chịu chơi khi có mang tới một loạt các  máy bay không người lái các loại. Các loại UAV do Trung Quốc tự sản xuất có khả năng chiến đấu (theo như quảng cáo) còn nổi bật hơn so với các UAV đang được phía Mỹ sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.
Tham gia cuộc triển lãm ở xứ lạ, Trung Quốc rất chịu chơi khi có mang tới một loạt các máy bay không người lái các loại. Các loại UAV do Trung Quốc tự sản xuất có khả năng chiến đấu (theo như quảng cáo) còn nổi bật hơn so với các UAV đang được phía Mỹ sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.
Các chuyên gia quân sự cho biết, nếu xét về hình dáng bên ngoài thì các máy bay không người lái của Trung Quốc có cấu tạo khí động học không khác gì so với những chiếc Predator MQ-1 hay Global Hawk của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Các chuyên gia quân sự cho biết, nếu xét về hình dáng bên ngoài thì các máy bay không người lái của Trung Quốc có cấu tạo khí động học không khác gì so với những chiếc Predator MQ-1 hay Global Hawk của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài kiểu dáng và thiết kế hiện đại, các máy bay của Trung Quốc cũng được cho là có trang bị tốt hơn do ra đời muộn hơn các máy bay không người lái của Mỹ. Điển hình là mẫu máy bay không người lái Wing Loong II của Trung Quốc được nước này sản xuất từ năm 2008 và vừa mới được chính thức xuất khẩu từ năm 2011 cho tới nay. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài kiểu dáng và thiết kế hiện đại, các máy bay của Trung Quốc cũng được cho là có trang bị tốt hơn do ra đời muộn hơn các máy bay không người lái của Mỹ. Điển hình là mẫu máy bay không người lái Wing Loong II của Trung Quốc được nước này sản xuất từ năm 2008 và vừa mới được chính thức xuất khẩu từ năm 2011 cho tới nay. Nguồn ảnh: Sina.
Một trong những điểm ăn tiền của những chiếc máy bay không người lái Trung Quốc đó là chúng có khoang lái rất nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển và sửa chữa với cấu tạo theo dạng mô-đun hiện đại. Dù có diện tích nhỏ nhưng hệ thống khoang lái của Trung Quốc cũng tỏ ra không hề thua kém so với các hệ thống khoang lái máy bay không người lái của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Một trong những điểm ăn tiền của những chiếc máy bay không người lái Trung Quốc đó là chúng có khoang lái rất nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển và sửa chữa với cấu tạo theo dạng mô-đun hiện đại. Dù có diện tích nhỏ nhưng hệ thống khoang lái của Trung Quốc cũng tỏ ra không hề thua kém so với các hệ thống khoang lái máy bay không người lái của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Các loại máy bay không người lái làm nhiệm vụ do thám của Trung Quốc chỉ cần một phi công điều khiển từ xa, tuy nhiên với các nhiệm vụ tấn công thì vẫn cần tới hai phi công trong đó có một người chịu trách nhiệm điều khiển hỏa lực, người còn lại chịu trách nhiệm điều khiển máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Các loại máy bay không người lái làm nhiệm vụ do thám của Trung Quốc chỉ cần một phi công điều khiển từ xa, tuy nhiên với các nhiệm vụ tấn công thì vẫn cần tới hai phi công trong đó có một người chịu trách nhiệm điều khiển hỏa lực, người còn lại chịu trách nhiệm điều khiển máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Việc đưa các máy bay không người lái tới tham gia triển lãm hàng không quốc tế như một cách để quảng cáo sản phẩm và chào hàng được coi là một trong những cách hữu hiệu nhất để Trung Quốc có thể đưa các sản phẩm quân sự của mình tới các nước trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Việc đưa các máy bay không người lái tới tham gia triển lãm hàng không quốc tế như một cách để quảng cáo sản phẩm và chào hàng được coi là một trong những cách hữu hiệu nhất để Trung Quốc có thể đưa các sản phẩm quân sự của mình tới các nước trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, hai nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới vẫn là Nga và Mỹ, tuy nhiên thời gian gần đây Trung Quốc đã nổi lên như một thế lực mới với ưu thế về giá cả phải chăng và chất lượng tương đối ổn định. Thị trường tiêu thụ nhiều vũ khí Trung Quốc nhất tính tới thời điểm hiện tại là châu Phi và Trung Đông, rất có thể trong thời gian sắp tới Trung Quốc sẽ nhắm tới mở rộng thị trường vào các nước Nam Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, hai nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới vẫn là Nga và Mỹ, tuy nhiên thời gian gần đây Trung Quốc đã nổi lên như một thế lực mới với ưu thế về giá cả phải chăng và chất lượng tương đối ổn định. Thị trường tiêu thụ nhiều vũ khí Trung Quốc nhất tính tới thời điểm hiện tại là châu Phi và Trung Đông, rất có thể trong thời gian sắp tới Trung Quốc sẽ nhắm tới mở rộng thị trường vào các nước Nam Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.

GALLERY MỚI NHẤT