Trung Quốc “bật đèn xanh”để ngư dân khai thác gần Senkaku/Điếu Ngư?

(Kiến Thức) - Các quan chức Nhật Bản lo ngại, Trung Quốc không còn mấy thiết tha với việc ngăn cản ngư dân nước mình đưa tàu bè tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư.

Trung Quốc “bật đèn xanh”để ngư dân khai thác gần Senkaku/Điếu Ngư?
Tờ tạp chí The Diplomat đã đăng tải bài báo do chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Thomas Vien phân tích về sự “ghé thăm đột ngột” của các tàu tuần tra biển Trung Quốc trong khu vực Quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. 
Hai chuyên gia trên lập luận rằng, với việc làm đó, Bắc Kinh đang phát đi một tín hiệu tới chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe. Cụ thể, Trung Quốc ngầm ám chỉ, việc tàu của họ lui tới vùng này một cách thường xuyên là hoàn toàn có thế nếu Thủ tướng Abe công nhận thực tế là quần đảo này là khu vực tranh chấp của cả hai.
Một đoàn tàu đánh bắt cá của các ngư dân Trung Quốc đang thẳng tiến tới vùng Hoa Đông. (Ảnh minh họa)
Một đoàn tàu đánh bắt cá của các ngư dân Trung Quốc đang thẳng tiến tới vùng Hoa Đông. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, một bài báo đăng trên tờ Nikkei Asian Reviews lại đưa ra một quan điểm phản bác điều trên. Theo đó, tuy các tàu tuần tra quân sự và bán quân sự của Trung Quốc ít xuất hiện ở Senkaku/Điếu Ngư, nhưng các tàu cá của nước này vẫn xâm nhập vùng trên với tần suất chóng mặt.
“Từ tháng 1 tới tháng 9, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản thống kê rằng, các tàu đánh bắt cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Nhật Bản ở quanh quần đảo tranh chấp này là 208 trường hợp, gấp 26 lần so với năm 2011”, trích một đoạn bài báo trên.
Các quan chức Nhật lo ngại, việc tăng đột ngột đó cũng ám chỉ một điều rằng, Bắc Kinh không còn mấy thiết tha với việc ngăn cản ngư dân nước mình đưa tàu bè tới khu vực tranh chấp đó. Ngoài ra, số lượng gia tăng các vụ đụng độ giữa tàu tuần tra biển của hai nước cũng khiến mối quan hệ ngoại giao lâm vào bế tắc giống năm 2010 khi mà Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng đánh cá Trung Quốc với cáo buộc đâm vào tàu hải quân nước họ.
Khi xem xét kĩ hơn tới các nhân tố khiến ngư dân Trung Quốc làm vậy, ông Zhang Hongzhou nhận thấy rằng, mục tiêu lợi nhuận là một trong những nguyên nhân chính.

Tàu Trung Quốc xâm nhập đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư

(Kiến Thức) - Nhật Bản ngày 5/7 thông báo, 2 tàu Trung Quốc xâm nhập vào lãnh hải nước này gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Tàu Trung Quốc xâm nhập đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
Theo như thông báo, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết: “Hai tàu của phía Cảnh sát biển Trung Quốc đi vào vùng biển trên vào 10h sáng nay và di chuyển quanh khu vực đó trong khoảng 2 giờ trước khi rời đi”.
Tàu của lực lượng quân đội Trung Quốc.
Tàu của lực lượng quân đội Trung Quốc.
Chính quyền Tokyo thống kê rằng, đây là vụ xâm nhập lần thứ 16 của Bắc Kinh trong năm nay sau sự cố gần đây nhất ngày 30/6.

Nhật Bản lập đơn vị chuyên trách bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư

(Kiến Thức) - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) quyết định lập một đơn vị bảo vệ đảo Senkaku/Điếu Ngư trong cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc.

Nhật Bản lập đơn vị chuyên trách bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư
Theo đó, hãng thông tấn Kyodo News đã đăng tải thông tin trên trang của mình. Sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa các đảo vào hồi tháng 9/2012, các máy bay và tàu của Trung Quốc thực hiện các chuyến tuần tra thường xuyên quanh khu vực các hòn đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông. Giữa tháng 1 và tháng 8, tàu Trung Quốc đã tiến vào vùng biển tranh chấp 54 lần, ít hơn so với số lần xâm nhập trái phép hồi nửa cuối năm 2013.
Tàu cảnh sát biển Nhật Bản bắn vòi rồng về phía tàu nước ngoài xâm phạm vùng lãnh hải. (Ảnh minh họa)
Tàu cảnh sát biển Nhật Bản bắn vòi rồng về phía tàu nước ngoài xâm phạm vùng lãnh hải. (Ảnh minh họa)
Kyodo News ghi nhận sự tăng cường tuần tra vào hồi tháng 8. Tuy nhiên, để đáp trả, JCG đã quyết định thành lập một đơn vị lực lượng của họ với 600 người và hai tàu tuần tra biển cỡ lớn, đảm trách công tác giữ gìn an ninh ở vùng tranh chấp.

Phu nhân Tổng thống Ukraine ra chiến trường phát hàng cứu trợ

(Kiến Thức) -  Trong chuyến thăm tới một đơn vị quân đội ở miền đông, phu nhân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phân phát hàng cứu trợ cho các binh sĩ nơi đây.

Phu nhân Tổng thống Ukraine ra chiến trường phát hàng cứu trợ
Vào ngày 15/10, với sự tháp tùng của các binh sĩ thuộc đơn vị Alpha, Đệ nhất phu nhân Tổng thống Ukraine, bà Marina Poroshenko đã tới trung tâm sở chỉ huy chiến dịch chống khủng bố ở miền đông Ukraine. Trong ảnh, bà chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể binh sĩ đóng quân ở vùng ATO (vùng chiến dịch quân sự).
 Vào ngày 15/10, với sự tháp tùng của các binh sĩ thuộc đơn vị Alpha, Đệ nhất phu nhân Tổng thống Ukraine, bà Marina Poroshenko đã tới trung tâm sở chỉ huy chiến dịch chống khủng bố ở miền đông Ukraine. Trong ảnh, bà chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể binh sĩ đóng quân ở vùng ATO (vùng chiến dịch quân sự).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.