Trừng phạt Iran sẽ khiến Mỹ tiếp tục sa lầy ở Afghanistan?

Theo Reuters, việc Mỹ tăng cường các lệnh trừng phạt Iran có thể khiến nước này tiếp tục sa lầy ở Afghanistan khi Iran từ bỏ kế hoạch tái thiết tại quốc gia trung Á này.

Trừng phạt Iran sẽ khiến Mỹ tiếp tục sa lầy ở Afghanistan?
Theo Reuters, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tái áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran có nguy cơ làm chệch hướng dự án xây dựng nền kinh tế của Afghanistan, cũng như đe dọa mục tiêu chủ chốt trong chiến lược của Mỹ nhằm chấm dứt cuộc chiến lâu dài nhất của cường quốc hàng đầu thế giới.
Trong khuôn khổ hành lang vận tải mới dành cho Afghanistan, Iran đang phát triển tổ hợp cảng Chabahar. Tuyến đường mới này có thể giúp mở đường cho hàng triệu USD đầu tư thương mại đổ vào Afghanistan cũng như giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào Pakistan.
Việc xây dựng nền kinh tế Afghanistan cũng sẽ giảm bớt sự phụ thuộc của Kabul vào viện trợ nước ngoài, cũng như giảm đáng kể hoạt động buôn bán thuốc phiện trái phép vốn là nguồn doanh thu chính của Taliban.
Quang cảnh cảng Chabahar trong lễ khánh thành giai đoạn 1 tháng 12/2017. Ảnh: THX/TTXVN.
Quang cảnh cảng Chabahar trong lễ khánh thành giai đoạn 1 tháng 12/2017. Ảnh: THX/TTXVN.
Tuy nhiên, quyết định của Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt chống Iran và các tổ chức tài chính làm ăn với Tehran đang phủ bóng đen lên khả năng tồn tại của cụm cảng Chabahar do các ngân hàng sẽ ngừng cấp vốn vì lo sợ phải hứng chịu các đòn trừng phạt.
Một nguồn thạo tin cho biết ít nhất ba hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng tại cảng biển này hiện đã bị trì hoãn, trong khi các chủ ngân hàng mong muốn Washington làm rõ quan điểm trước khi chấp thuận bảo lãnh.
Thêm vào đó, các thương nhân Afghanistan, đang kỳ vọng về một cảng biển khác thay thế cho cảng Karachi của Pakistan, giờ đây phải đối mặt với khả năng bị cắt giảm nguồn tài trợ và buộc phải phụ thuộc vào hệ thống chuyển tiền hawala truyền thống, vốn không đủ khả năng để chuyển đổi một nền kinh tế.
Ông Barnett Rubin, chuyên gia thuộc Trung tâm Hợp tác Quốc tế của trường Đại học New York kiêm một cựu cố vấn của Bộ Ngoại giao Mỹ và Liên hợp quốc, cho biết: "Cách duy nhất để Ấn Độ tham gia nhiều hơn" vào sự phát triển kinh tế của Afghanistan là "thông qua Chabahar" và "chính sách Iran của chúng tôi đang hướng tới thất bại trong chính sách về Afghanistan."
Ông Thomas Lynch, chuyên gia ở trường Đại học Quốc phòng Quốc gia và cựu sỹ quan quân đội Mỹ, người đã cố vấn cho Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ về chính sách Nam Á, nhận xét: "Khía cạnh kinh tế thực sự quan trọng để có được một chút hy vọng về việc Afghanistan thoát khỏi một nền kinh tế bị đất liền bao quanh và dựa vào thuốc phiện."
Bằng cách ngăn cản sự phát triển của cảng Chabahar, Mỹ sẽ khiến Afghanistan phụ thuộc vào Pakistan, một đối tác thương mại chính và cửa ngõ ra thế giới của nước này. Điều này sẽ làm suy yếu một mục tiêu khác của ông Trump là gây sức ép vơi Islamabad để đóng cửa những nơi ẩn náu của các phiến quân Afghanistan tại khu vực giáp ranh biên giới và buộc các phiến quân tham gia hòa đàm.
Các quan chức Afghanistan đã vất vả vận động hành lang để những công ty của nước này đang hoạt động qua Chabahar được miễn trừng phạt và đang đợi câu trả lời rõ ràng từ phía Washington.

Bầu cử Iran: Phe cải cách thắng tuyệt đối ở Tehran

Trong cuộc bầu cử Iran, các ứng cử viên theo đường lối cải cách đã giành toàn bộ 30/30 ghế trong Quốc hội dành cho khu vực thủ đô Tehran.

Bầu cử Iran: Phe cải cách thắng tuyệt đối ở Tehran
Trong cuộc bầu cử Iran, thủ lĩnh phe bảo thủ, Cựu chủ tịch Quốc hội Gholamali Haddad Adel đã không giành nổi một ghế trong Quốc hội ở thủ đô Tehran.
Bau cu Iran: Phe cai cach thang tuyet doi o Tehran
 Giới chức bầu cử Iran thực hiện việc kiểm phiếu. Ảnh Reuters

Sửng sốt cuộc sống hiện đại ở quốc gia Hồi giáo Iran

(Kiến Thức) - Bạn sẽ ngạc nhiên trước một cuộc sống hiện đại, mang hơi hướng phương Tây ở quốc gia Hồi giáo Iran vốn nổi tiếng với những luật lệ hà khắc.

Sửng sốt cuộc sống hiện đại ở quốc gia Hồi giáo Iran
Sung sot cuoc song hien dai o quoc gia Hoi giao Iran
 Hai bạn trẻ đạp xe đạp ở Nhà thờ Hồi giáo Shah, Quảng trường Naqsh-e-jahan, thành phố Esfahan. 

Đội hình tàu chiến hùng hậu của hải quân Iran

Hải quân Iran sở hữu hạm đội tàu chiến đông đảo với khoảng 398 chiếc, trong đó chủ yếu là tàu tên lửa cao tốc cùng một số tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Đội hình tàu chiến hùng hậu của hải quân Iran
Doi hinh tau chien hung hau cua hai quan Iran
Hải quân Iran vừa điều động nhóm tàu chiến đến Oman, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar chưa kết thúc. Một trong những nguyên nhân của khủng hoảng là việc Qatar có quan hệ gần gũi với Tehran, đối thủ chính trị lớn nhất của Saudi Arabia tại Vùng Vịnh. Ảnh: AP. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.