Trung Nam Hải thay đổi chiến tranh Triều Tiên thế nào?

Những cuộc họp bí mật, những bức điện đàm liên tục xuất phát từ Trung Nam Hải đã góp phần quyết định đến cục diện chiến tranh Triều Tiên.

Trung Nam Hải thay đổi chiến tranh Triều Tiên thế nào?
Những năm 50 của thế kỷ trước, chiến tranh liên Triều nổ ra với lợi thế ban đầu thuộc về liên quân Mỹ - Hàn. Nhưng một cuộc họp bên trong Trung Nam Hải đã góp phần mở ra cục diện bán đảo Triều Tiên ngày nay.
"Huyết tẩy" sông Áp Lục
Tháng 7 vừa qua, Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng loạt bài về cuộc họp bí mật được tổ chức tại Trung Nam Hải trong thời điểm mang tính quyết định của chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Từ sau thời điểm bán đảo Triều Tiên bắt đầu có chiến tranh, đèn đuốc ở Trung Nam Hải gần như không lúc nào tắt.
Chí nguyện quân Trung Quốc hành quân sang Triều Tiên.
Chí nguyện quân Trung Quốc hành quân sang Triều Tiên.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai đều đặc biệt quan tâm diễn biến cuộc chiến.
Theo các tài liệu của tình báo Trung Quốc, Tổng thống Mỹ khi đó là Hary Truman hỏi chỉ huy quân Mỹ tại Triều Tiên Mac Athur: “Liệu Trung Quốc có đưa quân đội tham chiến?”.
Mac Athur đáp không chút do dự: “Bắc Kinh sẽ không điều động quân đội bởi không quân của họ quá yếu. Nếu Bắc Kinh tham chiến, không quân Mỹ sẽ khiến nước sông Áp Lục nhuộm đỏ bằng máu binh lính Trung Quốc”.
Nhưng điều bất ngờ với người Mỹ là Trung Quốc đưa Chí nguyện quân tham chiến, lính Trung Quốc mau chóng vượt sông Áp Lục – con sông phân định biên giới Trung – Triều để chống lại sức mạnh của liên quân Mỹ. Không quân Mỹ khi đó được coi là bất khả chiến bại, sức mạnh vượt trội so với các nước, ngoại trừ không quân Liên Xô có đủ sức kháng cự.
Những chiếc Mig huyền thoại của Liên Xô được không quân Trung Quốc sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên.
Những chiếc Mig huyền thoại của Liên Xô được không quân Trung Quốc sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên.
Lúc này, trên chiến trường Triều Tiên, tình thế đặc biệt không có lợi cho Chí nguyện quân Trung Quốc và quân đội của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành. Mao Trạch Đông và các lãnh đạo họp bàn tại Trung Nam Hải về việc nên hay không nên đưa không quân Trung Quốc tham chiến.
Chủ tịch Mao Trạch Đông nói với các tướng lĩnh: “Chí nguyện quân chủ yếu là bộ binh cùng một lượng nhỏ pháo binh, xe tăng phải đối mặt lực lượng hùng hậu của Mỹ với đầy đủ hải, lục, không quân. Nguyên soái Bành Đức Hoài cực kỳ lo lắng việc bộ binh không được sự yểm trợ của không quân”.
Chủ tịch Mao nói thêm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành gửi thư nói quân đội Triều Tiên đang chịu thiệt thòi lớn trước sức mạnh áp đảo của không quân Mỹ. Sau cuộc họp kín tại Trung Nam Hải, Trung Quốc quyết định lần đầu tiên đưa lực lượng không quân tham chiến ngoài biên giới Trung Quốc.
Lệnh được ban ra từ Trung Nam Hải: “Không quân nhất định phải thắng, không được phép thua”. Sau đó, Chu Ân Lai tiếp tục chỉ đạo không quân Trung Quốc: “Vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, lấy ít thắng nhiều, đi sau đến trước, ra quân là thắng”.
Không chiến
Ngày 30/11/1950, trong lễ xuất quân tại Đại lễ đường nhân dân Trung Quốc, những phi công tinh nhuệ nhất của Trung Quốc tuyên thệ: “Chiến thắng không quân Mỹ, chiến thắng chủ nghĩa đế quốc”.
Nguyên soái Chu Đức sau này kể lại, bất chấp thời tiết lạnh giá âm 20 độ C, các phi công Trung Quốc bay biểu diễn thành thục trước sự quan sát chăm chú của lãnh đạo Đảng, lãnh đạo quân đội.
Từ sau thời điểm bán đảo Triều Tiên bắt đầu có chiến tranh, đèn đuốc ở Trung Nam Hải gần như không lúc nào tắt.
Đội phi công trẻ của Trung Quốc ngày đó được trang bị máy bay tiêm kích Mig lừng danh của không quân Liên Xô. Ít ai biết rằng họ chỉ có gần 20 giờ bay trên những chiếc Mig trước ngày bay thử nghiệm sau lễ xuất quân.
Tháng 1/1951, không quân Trung Quốc có cuộc chiến đấu đầu tiên với không quân Mỹ. Trong cuộc giao chiến này, Trung Quốc bắn hạ một máy bay, bắn bị thương hai máy bay khác trong khi không bị tổn thất một chiếc Mig nào.
Tin từ chiến trường lập tức được báo về Trung Nam Hải cho Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Theo Nhân dân nhật báo, lúc biết tin chiến thắng, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói: “Trận đầu thắng lợi của không quân là bước tiến quan trọng, mang ý nghĩa chính trị to lớn hơn cả ý nghĩa quân sự”.
Không quân Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên.
 Không quân Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên.
Sau đó, Chu Ân Lai chỉ thị không quân Trung Quốc: “Bất minh tắc dĩ, nhất minh kinh nhân” – câu ngạn ngữ nổi tiếng của Trung Quốc với hàm ý: không làm thì thôi, đã làm thì khiến tất cả phải kinh ngạc.
Những tài liệu sau này được Nhân dân nhật báo giải mật cho biết, cuộc không chiến đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ được cho là bước ngoặt trong chiến tranh liên Triều – khiến Mỹ không còn giữ được ưu thế quân sự tuyệt đối.
Lệnh được ban ra từ Trung Nam Hải: “Không quân nhất định phải thắng, không được phép thua”.
Chu Ân Lai được giao nhiệm vụ lãnh đạo cuộc chiến “kháng Mỹ viện Triều” lịch sử. Nhân dân nhật báo cho biết, ông Chu đã có hàng chục cuộc hội đàm, gửi hàng chục công hàm cho phía Liên Xô để đàm phán mua thêm chiến đấu cơ Mig cho không quân.
Ông Chu cũng được nói là người có công đầu trong việc chỉ đạo không quân Trung Quốc trong việc thiết lập căn cứ quân sự, đào tạo phi công, điều động vũ khí, đạn dược.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong cuộc chiến “kháng Mỹ viện Triều”, ông Chu Ân Lai đã có hàng trăm văn kiện chỉ thị lực lượng không quân Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc mô tả Chu Ân Lai là “vị chỉ huy anh minh của lực lượng không quân”.
Theo Nhân dân nhật báo, ông Chu Ân Lai cũng chính là người được Mao Trạch Đông và nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành chấp thuận cho làm chỉ huy toàn bộ quân đội Triều Tiên, Liên Xô, Trung Quốc trong cuộc chiến với liên quân Mỹ.
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ.

Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25/6/1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân Quốc (Nam Triều Tiên). Quy mô cuộc chiến trở nên lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp.

Chiến tranh Triều Tiên kết thúc khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27/7/1953. Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí.

Đại Hàn Dân Quốc được lực lượng Liên hiệp quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ, hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên.

46 hình ảnh cực sốc về cuộc chiến Triều Tiên (2)

46 hình ảnh cực sốc về cuộc chiến Triều Tiên (2)
Cảnh cây cối trên ngọn đồi 931 - một cao điểm quan trọng trên lãnh thổ Nam Triều Tiên bị pháo binh và máy bay ném bom của lực lượng Liêp Hiệp Quốc – Mỹ hủy diệt, ngày 22/10/1950. Có thể nhìn thấy các hệ thống hầm hào phức tạp của quân đội miền Bắc trên cao điểm này. Ảnh: AP / GS.
Cảnh cây cối trên ngọn đồi 931 - một cao điểm quan trọng trên lãnh thổ Nam Triều Tiên bị pháo binh và máy bay ném bom của lực lượng Liêp Hiệp Quốc – Mỹ hủy diệt, ngày 22/10/1950. Có thể nhìn thấy các hệ thống hầm hào phức tạp của quân đội miền Bắc trên cao điểm này. Ảnh: AP / GS. 

Thi thể của hơn 60 người Triều Tiên bị đánh đập đến chết được tìm thấy trong một hầm mỏ tại Kum Bong San, ngày 19/10/1950. Trước đó, họ đã bị giam giữ tại một nhà tù ở Chinnampo. Ảnh: AP.
Thi thể của hơn 60 người Triều Tiên bị đánh đập đến chết được tìm thấy trong một hầm mỏ tại Kum Bong San, ngày 19/10/1950. Trước đó, họ đã bị giam giữ tại một nhà tù ở Chinnampo. Ảnh: AP.

Quân Anh và Australia lục soát các ngôi ngà ở Hwangju ngày 17/10/1950 trong chiến dịch truy quét trên đường tiến về Bình Nhưỡng, thủ đô của miền Bắc Triều Tiên. Ảnh: AP / Max Desfor.
Quân Anh và Australia lục soát các ngôi ngà ở Hwangju ngày 17/10/1950 trong chiến dịch truy quét trên đường tiến về Bình Nhưỡng, thủ đô của miền Bắc Triều Tiên. Ảnh: AP / Max Desfor.

Tàu đổ bộ chở binh lính Mỹ băng qua vùng nước ô nhiễm vì quặng khoáng sản tại cảng Wonsan để tiến về phía bờ biển phía Đông của lãnh thổ Bắc Triều Tiên, ngày 26/10/1950. Khoảng 50.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển để củng cố lực lượng liên quân trong quá trình tiến quân về biên giới Triều Tiên – Trung Quốc. Ảnh: AP / Gene Herrick.
Tàu đổ bộ chở binh lính Mỹ băng qua vùng nước ô nhiễm vì quặng khoáng sản tại cảng Wonsan để tiến về phía bờ biển phía Đông của lãnh thổ Bắc Triều Tiên, ngày 26/10/1950. Khoảng 50.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển để củng cố lực lượng liên quân trong quá trình tiến quân về biên giới Triều Tiên – Trung Quốc. Ảnh: AP / Gene Herrick. 

Các cư dân Bình Nhưỡng và người tị nạn từ các khu vực khác mạo hiểm vượt cây cầu đã hư hỏng của thành phố để chạy về phía Nam sông Taedong khi quân đội Trung Quốc đang tiến vào lãnh thổ miền Bắc, ngày 4/12/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Các cư dân Bình Nhưỡng và người tị nạn từ các khu vực khác mạo hiểm vượt cây cầu đã hư hỏng của thành phố để chạy về phía Nam sông Taedong khi quân đội Trung Quốc đang tiến vào lãnh thổ miền Bắc, ngày 4/12/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.

Một nhóm quân Trung Quốc đầu hàng Đại đội Charley, Sư đoàn thủy quân lục chiến số 7 tại phía Nam Koto-ri, ngày 9/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Một nhóm quân Trung Quốc đầu hàng Đại đội Charley, Sư đoàn thủy quân lục chiến số 7 tại phía Nam Koto-ri, ngày 9/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Thủy quân lục chiến Mỹ tiến về phía trước sau khi nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của không quân trong cuộc đối đầu với quân Trung Quốc tại Triều Tiên, 26/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thủy quân lục chiến Mỹ tiến về phía trước sau khi nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của không quân trong cuộc đối đầu với quân Trung Quốc tại Triều Tiên, 26/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Thi thể của lính thủy quân lục chiến Mỹ, thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh và lính Cộng hòa Hàn Quốc được tập trung để chờ chôn cất tại Koto-ri, 8/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thi thể của lính thủy quân lục chiến Mỹ, thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh và lính Cộng hòa Hàn Quốc được tập trung để chờ chôn cất tại Koto-ri, 8/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Một chiếc máy bay phản lực F86 Sabre tiến hành cuộc oanh kích vào một vị trí đóng quân của lực lượng miền Bắc tại ngôi làng phủ đầy tuyết ở Triều Tiên, ngày 28/5/1951. Ảnh: AP.
Một chiếc máy bay phản lực F86 Sabre tiến hành cuộc oanh kích vào một vị trí đóng quân của lực lượng miền Bắc tại ngôi làng phủ đầy tuyết ở Triều Tiên, ngày 28/5/1951. Ảnh: AP.

Bàn tay bị trói của một người Triều Tiên bị hành quyết ở Yangji hiện ra dưới tuyết, ngày 27/1/1951. Ảnh: AP / Max Desfor.
Bàn tay bị trói của một người Triều Tiên bị hành quyết ở Yangji hiện ra dưới tuyết, ngày 27/1/1951. Ảnh: AP / Max Desfor.

Bộ binh Canada tranh thủ đọc tin tức về quê nhà trong khi chờ đợi lệnh hành quân để chiến đấu với các lực lượng Trung Quốc đang chờ đợi ở phía trước, ngày 29/2/1951. Ảnh: AP.
Bộ binh Canada tranh thủ đọc tin tức về quê nhà trong khi chờ đợi lệnh hành quân để chiến đấu với các lực lượng Trung Quốc đang chờ đợi ở phía trước, ngày 29/2/1951. Ảnh: AP.

Bom hạng nặng từ máy bay ném bom B-26 Invader phá hủy nhà kho tại cảng Wonsan của miền Bắc Triều Tiên, năm 1951. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bom hạng nặng từ máy bay ném bom B-26 Invader phá hủy nhà kho tại cảng Wonsan của miền Bắc Triều Tiên, năm 1951. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Xe tăng của Sư đoàn bộ binh 25 Mỹ phun lửa vào vị trí của đối thủ tại một sườn đồi gần mặt trận sông Han, ngày 30/3/1951. Ảnh: AP.
Xe tăng của Sư đoàn bộ binh 25 Mỹ phun lửa vào vị trí của đối thủ tại một sườn đồi gần mặt trận sông Han, ngày 30/3/1951. Ảnh: AP.

Biệt kích đường biển Hoàng gia Anh được tàu hải quân Mỹ đưa vào sâu trong trung tâm của lãnh thổ Bắc Triều Tiên, đang đặt thuốc nổ để phá hủy đường sắt của đối phương gần Songjin trong một chiến dịch táo bạo giữa ngày, ngày 13/ 4/1951. Khoảng 100m của tuyến đường sắt có vai trò quan trọng với quân Trung Quốc đã bị phá hủy. Ảnh: AP.
Biệt kích đường biển Hoàng gia Anh được tàu hải quân Mỹ đưa vào sâu trong trung tâm của lãnh thổ Bắc Triều Tiên, đang đặt thuốc nổ để phá hủy đường sắt của đối phương gần Songjin trong một chiến dịch táo bạo giữa ngày, ngày 13/ 4/1951. Khoảng 100m của tuyến đường sắt có vai trò quan trọng với quân Trung Quốc đã bị phá hủy. Ảnh: AP.

Những ngôi nhà tranh bị nhấn chìm trong biển lửa sau khi máy bay B-26 của Mỹ thả bom napalm tại một ngôi làng gần Hanchon, Bắc Triều Tiên vào ngày 10/5/1951. Ảnh: AP.
Những ngôi nhà tranh bị nhấn chìm trong biển lửa sau khi máy bay B-26 của Mỹ thả bom napalm tại một ngôi làng gần Hanchon, Bắc Triều Tiên vào ngày 10/5/1951. Ảnh: AP.

Giữa đống đổ nát của Uijongbu ngày 5/5/1951, một lính Thổ Nhĩ Kỳ trong lực lượng Liêp hợp quốc ngồi trên con la chiếm được trong một cuộc phục kích quân Trung Quốc. Ảnh: AP / Robert Schutz.
Giữa đống đổ nát của Uijongbu ngày 5/5/1951, một lính Thổ Nhĩ Kỳ trong lực lượng Liêp hợp quốc ngồi trên con la chiếm được trong một cuộc phục kích quân Trung Quốc. Ảnh: AP / Robert Schutz.

Ba người Bắc Triều Tiên trên một thuyền đánh cá bị tàu sân bay USS Manchestercủa Mỹ bắt giữ ngoài khơi, ngày 10/5/1951. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Ba người Bắc Triều Tiên trên một thuyền đánh cá bị tàu sân bay USS Manchestercủa Mỹ bắt giữ ngoài khơi, ngày 10/5/1951. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Bộ quân phục vẫn còn bốc khói trên thi thể của một binh sĩ Trung Quốc, nằm trong điểm thu gom xác gần Chunchon vào ngày 17/5/1951, sau khi lực lượng liên quân thực hiện các cuộc tấn công lớn nhằm vào kẻ thù ở mặt trận miền Trung của Triều Tiên. Ảnh: AP.
Bộ quân phục vẫn còn bốc khói trên thi thể của một binh sĩ Trung Quốc, nằm trong điểm thu gom xác gần Chunchon vào ngày 17/5/1951, sau khi lực lượng liên quân thực hiện các cuộc tấn công lớn nhằm vào kẻ thù ở mặt trận miền Trung của Triều Tiên. Ảnh: AP.

Những cột ánh sáng xuyên qua bầu trời đêm khi tên lửa phóng từ tàu chiến của Mỹ khai hỏa về phía các mục tiêu của đối thủ ở thành phố cảng Wonsan, miền Bắc Triều Tiên vào ngày 1/7/1951. Ảnh: AP / Bộ Quốc phòng Mỹ.
Những cột ánh sáng xuyên qua bầu trời đêm khi tên lửa phóng từ tàu chiến của Mỹ khai hỏa về phía các mục tiêu của đối thủ ở thành phố cảng Wonsan, miền Bắc Triều Tiên vào ngày 1/7/1951. Ảnh: AP / Bộ Quốc phòng Mỹ.

Một lính thủy quân lục chiến Mỹ tạp người xuống trong hầm của mình trên một sườn núi ở phía đông Hàn Quốc khi một quả đạn cối 82 mm nã xuống, ngày 8/4/1952. Ảnh: AP / Edward A. McDade / Hải quân Mỹ.
Một lính thủy quân lục chiến Mỹ tạp người xuống trong hầm của mình trên một sườn núi ở phía đông Hàn Quốc khi một quả đạn cối 82 mm nã xuống, ngày 8/4/1952. Ảnh: AP / Edward A. McDade / Hải quân Mỹ.

Khối vỏ đạn pháo và cối khổng lồ của lính Mỹ và Hàn Quốc bắn về đối phương trong 4 ngày được thu gom tại đồn Harry, ngày 18/6/1953. Ảnh: AP / Gene Smith.
Khối vỏ đạn pháo và cối khổng lồ của lính Mỹ và Hàn Quốc bắn về đối phương trong 4 ngày được thu gom tại đồn Harry, ngày 18/6/1953. Ảnh: AP / Gene Smith. 

Tướng William K. Harrison của Mỹ (trái) và Tướng Nam Il của Bắc Triều Tiên (phải) ký thỏa thuận đình chiến tại Bàn Môn Điếm ngày 27/7/1953, kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: AP.
Tướng William K. Harrison của Mỹ (trái) và Tướng Nam Il của Bắc Triều Tiên (phải) ký thỏa thuận đình chiến tại Bàn Môn Điếm ngày 27/7/1953, kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: AP.

Thủy quân lục chiến Mỹ trên mặt trận phía Tây bán đảo Triều Tiên đọc tin tức tốt lành trong bản tin chính thức về việc hiệp ước đình chiến sắp được ký kết, ngày 26/71953. Ảnh: AP / George Sweers.
Thủy quân lục chiến Mỹ trên mặt trận phía Tây bán đảo Triều Tiên đọc tin tức tốt lành trong bản tin chính thức về việc hiệp ước đình chiến sắp được ký kết, ngày 26/71953. Ảnh: AP / George Sweers. 

Bí ẩn khó giải: Hết bệnh nhờ… "vong nhập"?

(Kiến Thức) - Chuyện Lurancy Vennum khỏi chứng điên dại nhờ bị "vong nhập" từng gây rúng động nước Mỹ. Đó là sự thực hay chỉ là trò bịp bợm của gia đình cô?

Bí ẩn khó giải: Hết bệnh nhờ… "vong nhập"?
Lurancy Vennum sinh ngày 16/4/1864 tại thị trấn Milford cách Watseka (Mỹ) 7 dặm về phía Nam. Sau nhiều lần chuyển nhà, gia đình cô quyết định dừng chân ở Watseka năm 1871. Kể từ đây, những chuyện ly kỳ bắt đầu xuất hiện.
Lurancy Vennum sinh ngày 16/4/1864 tại thị trấn Milford cách Watseka (Mỹ) 7 dặm về phía Nam. Sau nhiều lần chuyển nhà, gia đình cô quyết định dừng chân ở Watseka năm 1871. Kể từ đây, những chuyện ly kỳ bắt đầu xuất hiện. 

Ảnh “để đời” về nhan sắc Nam Phương Hoàng hậu

(Kiến Thức) - Trước khi lấy vua Bảo Đại năm 19 tuổi, Hoàng hậu Nam Phương từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương.

Ảnh “để đời” về nhan sắc Nam Phương Hoàng hậu
Hoàng hậu Nam Phương (1914 - 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh thời, bà là người phụ nữ nức tiếng xứ An Nam về lòng nhân từ và nhan sắc. Ảnh: Hoàng hậu Nam Phương mặc hoàng phục, bức ảnh được biết đến nhiều nhất của bà.
 Hoàng hậu Nam Phương (1914 - 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, là vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Lúc sinh thời, bà là người phụ nữ nức tiếng xứ An Nam về lòng nhân từ và nhan sắc. Ảnh: Hoàng hậu Nam Phương mặc hoàng phục, bức ảnh được biết đến nhiều nhất của bà.
Từ bé, Nguyễn Hữu Thị Lan đã có nhan sắc vượt trội, cao lớn và xinh đẹp hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Không chỉ đẹp, bà còn xuất thân từ gia đình quý tộc giàu có và là một người nết na, thùy mị, học thức cao. Năm 18 tuổi, bà đỗ tú tài toàn phần tại trường Couvent des Oiseaux - Pháp.
 Từ bé, Nguyễn Hữu Thị Lan đã có nhan sắc vượt trội, cao lớn và xinh đẹp hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Không chỉ đẹp, bà còn xuất thân từ gia đình quý tộc giàu có và là một người nết na, thùy mị, học thức cao. Năm 18 tuổi, bà đỗ tú tài toàn phần tại trường Couvent des Oiseaux - Pháp.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới