Trung-Mỹ chuẩn bị chiến tranh

Trung-Mỹ  chuẩn bị chiến tranh
Bất chấp cử chỉ và nụ cười thân thiện của 2 nhà lãnh đạo Tổng thống Obama (phải) và Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) trong hội nghị thượng đỉnh California tháng trước, Trung-Mỹ được cho là luôn ngấm ngầm nghi kỵ lẫn nhau.
Bất chấp cử chỉ và nụ cười thân thiện của 2 nhà lãnh đạo Tổng thống Obama (phải) và Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) trong hội nghị thượng đỉnh California tháng trước, Trung-Mỹ được cho là luôn ngấm ngầm nghi kỵ lẫn nhau.

Trong một bài bình luận mới đây, tác giả Doug Saunders nhận định, Lầu Năm góc và Quân giải phòng nhân dân Trung Quốc không những đua nhau âm thầm chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh mà còn theo đuổi các chiến lược tổng thể quy mô và tốn kém chứng tỏ một cuộc chiến như vậy sẽ xảy ra.
Thực vậy, quan hệ Trung-Mỹ chưa từng thể hiện sự chân thành thực sự vì luôn nghi kỵ lẫn nhau. Dù tuần này, sau các cuộc đàm phán cấp cao, Trung-Mỹ đạt được thỏa thuận bước ngoặt về cắt giảm khí thải thể hiện nguyện vọng chung để chống lại tình trạng biến đổi khí hậu. Hay trong Hội nghị thượng đỉnh tháng trước tại Califorina, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối cùng làm đẹp lòng nhau bằng sự đồng thuận về cách tiếp cận đối với Bình Nhưỡng khi tuyên bố không chấp nhận một nhà nước hạt nhân Triều Tiên. Chưa hết, Bắc Kinh cũng chấp nhận tăng giá trị đồng nhân dân tệ để giảm nguy cơ mất cân băng toàn cầu. Trong khi Washington nhiều lần khẳng định chính sách không can thiệp, đứng ngoài các tranh chấp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông có liên quan đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngược lại so với những tuyên bố ngoài mặt như trên, quân đội 2 nước vẫn không ngừng âm thầm chuẩn bị chiến tranh.
Về phía Mỹ, Lầu Năm góc có vẻ đã hành động mà không cần có sự ủy quyền hoặc chấp thuận của Nhà Trắng hoặc Quốc hội. Lầu Năm Góc đang thực hiện chiến lược toàn cầu dựa trên kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết được gọi bằng khái niệm Chiến tranh Không-Biển. Theo đó, Lục quân và Không quân Mỹ tăng cường sự sẵn sàng của 320.000 binh sĩ hiện diện trong khu vực để tấn công toàn diện từ trên không hoặc trên mặt đất nhắm vào Trung Quốc trong những trường hợp cần thiết.  
Trong một bài phân tích chi tiết về vấn đề này, Tạp chí chuyên đề về các vấn đề quốc tế Yale chuyên gia quân sự - chính trị nổi tiếng Amitai Etzioni đặt câu hỏi: “Những chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc được ai ủy quyền, cho phép?”. Và ông thẳng thắn trả lời: Tổng thống Obama từng nhiều lần tuyên bố về cái được gọi là “trục châu Á” về cả mặt chính trị lẫn quân sự không mang bất cứ mục tiêu nào để đối đầu và ngăn chặn Trung Quốc. Nhưng thực tế, các bước đi của Mỹ trên cả lĩnh vực chính trị lẫn ngoại giao lại đều chứng tỏ điều ngược lại.
"Nước Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, một quyết định hệ trọng mà cho đến nay vẫn chưa được Nhà Trắng và Quốc hội cân nhắc kỹ lương và cụ thể", Giáo sư Etzioni nhấn mạnh.
“Trong phạm vi công cộng, cũng không có các cuộc tranh luận từ cả các chuyên gia cố vấn lẫn công chúng về vấn đề này. Những vấn đề nóng đang được bàn cãi là liệu có nên sử dụng lựa chọn quân sự để ngăn chặn chương trình hạt nhân Iran hay không hoặc kế hoạch rút quân ở chiến trường Afghanistan”, ông Etzioni cho biết thêm.
Theo chỉ thị của Lầu Năm góc, các lực lượng Mỹ âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh sống còn với Trung Quốc.
Theo chỉ thị của Lầu Năm góc, các lực lượng Mỹ âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh sống còn với Trung Quốc.

Theo nhà phân tích, kế hoạch Chiến tranh Không-Biển bao hàm nhiều nguy hiểm và tốn kém. "Kết quả tưởng tượng của Chiến tranh Không-Biển là khả năng kết thúc xung đột với Trung Quốc tương tự như cách Mỹ chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ 2: Quân đội Mỹ đánh bại Trung Quốc và ra các điều kiện đầu hàng". Đây là thay đổi mạnh mẽ so với các cách tiếp cận Chiến tranh Lạnh khi xung đột hạt nhân quy mô được ưu tiên né tránh. Kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc của Lầu Năm góc đã được nhiều nhân vật quân sự có tiếng xác nhận và cảnh báo.
“Chiến tranh Không-Biển nhắm vào Trung Quốc. Điều này không mang lại lợi ích cho bất cứ ai”, James Cartwright, cựu Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cảnh báo.
Trong một báo cáo đánh giá của Thủy quân lục chiến Mỹ cũng nhấn mạnh, chiến lược này là “quá đắt đỏ và tối kém một cách phi lý trong thời bình”. Đồng thời theo báo cáo đánh giá, nếu kế hoạch trên được hiện thực hóa, “sẽ gây ra hậu quả không lường về kinh tế lẫn con người”.
Trung Quốc, đương nhiên phản ứng theo bản năng một cách kiên quyết với tuyên bố chắc nịch: “Nếu quân đội Mỹ phát triển Chiến tranh Không-Biển để đối phó với (Quân giải phóng nhân dân), PLA buộc phải xây dựng chiến lược chống lại nó”, Đại tá Gauyue Fan cảnh báo.

Đáp lại, quân đội Trung Quốc cũng gấp rút chuẩn bị các khả năng sẵn sàng "chiến đấu và chiến thắng".
 Đáp lại, quân đội Trung Quốc cũng gấp rút chuẩn bị các khả năng sẵn sàng "chiến đấu và chiến thắng".

Và rõ ràng, không có gì phải nghi ngờ, Trung Quốc đang làm đúng như những gì họ tuyên bố. Ngay sau khi nắm quyền lãnh đạo đất nước năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình bỏ rơi cam kết của các lãnh đạo tiền nhiệm với chính sách “trỗi dậy hòa bình” và nắm quyền chỉ huy trực tiếp Quân ủy Trung ương. Đồng thời, ông Tập ra lệnh cho quân đội phải tập chung vào việc củng cố và tăng cường “khả năng chiến đấu thực sự” cũng như chuẩn bị sẵn sàng “chiến đấu và chiến thắng”. Được hậu thuẫn bởi chỉ thị trên, quân đội Trung Quốc ra sức hiện đại hóa quân đội và tăng cường các khả năng chiến đấu.
Theo chuyên gia Jeremy Page của Wall Street Journal, Chủ tịch Trung Quốc cũng phục chức cho một nhóm các tướng cũng như các cố vấn quân sự “siêu hiếu chiến”. Đó là nhóm người ủng hộ mạnh mẽ cho chiến lược quân sự dựa trên sự chuẩn bị để đối đầu trực tiếp với Mỹ. Ông Tập còn đặc biệt ủng hộ quan điểm của Đại tá Liu Mingfu, người chủ trương hô hào cạnh tranh quân sự Trung-Mỹ trực diện. Bắc Kinh thậm chí còn cho lưu hành rộng rãi cuốn sách của Đại tá Dai Xu, theo Reuters, trong đó nhấn mạnh một ý rằng: “Các láng giềng châu Á của Trung Quốc đang theo đuôi Mỹ. Chúng ta chỉ cần giết một trong số đó, ngay lập tức những kẻ khác cũng sẽ phải quỳ xuống gót chân chúng ta mà xin tha”.
Từ tất cả những lập luận trên, theo nhà phân tích Doug Saunders, Trung-Mỹ đang đứng trước ngưỡng cửa mà bất cứ tính toán sai lầm nào cũng có khả năng dẫn cả thế giới tới vực thẳm chiến tranh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.